[Tư liệu]Nghiên cứu về ánh sáng

kimdinhphoto

Già Làng
Tham gia
23/8/10
Bài viết
747
Được Like
3,105
Nơi ở
Thị Xã Quảng Trị
Tác giả: Richard Harris
Biên dịch: Hương Giang

Lời giới thiệu

Dường như các hoạ sĩ nắm rất ít thông tin chi tiết về chiêu bài dùng ánh sáng, thứ ánh sáng mà mỗi người chúng ta vẫn thường gặp hàng ngày. Chúng ta từng đọc vô số những cuốn sách về hội hoạ truyền thống hay kĩ thuật số nhưng các chủ đề về ánh sáng có vẻ ít người động tới. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo 1 bức tranh đảm bảo tính trung thực, bạn nên có kiến thức nền đầy đủ về ánh sáng, tìm hiểu xem trong thế giới thực tế, ánh sáng được thể hiện như thế nào.
Chính những cuốn sách tham khảo về 3D lại là kẻ thù tệ hại nhất của chúng ta. Các cuốn sách này lúc nào cũng chỉ lặp lại 1 điệp khúc buồn tẻ, cũ rích và giống hệt nhau về ánh sáng. Việc dạy này khiến những hoạ sĩ mới vào nghề có cái nhìn không được sắc nét, thấu đáo về cách sử dụng ánh sáng trong phông cảnh của họ sau này. Sau cùng dẫn đến kết cục nhiều hoạ sĩ kỹ thuật số có hiểu biết nông cạn về ánh sáng và sử dụng nghèo nàn trong mọi tác phẩm của họ. Những kiến thức về ánh sáng không chỉ cần cho giới nhiếp ảnh, hoạ sĩ mà còn là yếu tố chính trong bất kì một ngành nghệ thuật nào. Thiếu kiến thức nền về ánh sáng sẽ rất khó đạt được độ chân thực trong tác phẩm, chưa nói đến bầu không khí phông cảnh nói chung.
Vì trên mạng chưa từng tìm thấy 1 bài viết nào trình bày rõ ràng, chi tiết về vấn đề ánh sáng nên tôi quyết định viết bài viết này. Tất cả những gì tôi viết đều dựa trên những quan sát cá nhân. Nhiều người chúng ta hay có suy nghĩ “vấn đề đã quá rõ đến nỗi chúng không cần giải thích gì thêm” nhưng khi tôi quan sát tỉ mỉ cách chiếu sáng trong thế giới thực, tôi thấy câu nói này dường như không còn đúng với bản thân và thật cần thiết khi nắm chắc kiến thức về chiếu sáng trong từng ngữ cảnh

Phần 1: NỀN TẢNG CỦA ÁNH SÁNG

Trong suốt bài viết này, tôi sẽ dùng 1 ảnh với quả bóng trắng trên một bảng trắng để minh hoạ cho các tình huống chiếu sáng khác nhau trong ngày.
94529068.jpg

Đây là tranh minh hoạ ánh sáng mặt trời chiếu vào buổi chiều. Nguồn sáng chính ở đây từ mặt trời, trong khi đó bầu trời xanh lại cung cấp nguồn sáng thứ 2 với những đặc tính rất khác. Ánh sáng bật nẩy trong vùng giữa quả bóng với nền trắng.
Ánh sáng mạnh nhất là ánh sáng mặt trời. Nguồn sáng không lớn, màu trắng, nó gây nên bóng đổ sắc nét. Kế đến, 1 nguồn sáng rất rộng, bao trùm hầu hết phông cảnh đó là nguồn ánh sáng đến từ bầu trời xanh, nó cho bóng đổ rất mờ (hầu như trong bất kì trường hợp nào cũng bị ánh sáng mặt trời che khuất).
Tôi sẽ đi sâu vào chi tiết hơn trong phần sau (về nguồn sáng, cỡ bóng đổ) và có 1 điều cần nhấn mạnh rằng nguồn sáng càng nhỏ thì độ sắc của bóng đổ càng lớn


Ánh sáng phản chiếu từ bầu trời xanh có bóng màu đổ khá rộng, ảnh hưởng tới hầu như mọi thứ trong phông cảnh. Bóng đổ xuống quả bóng màu xanh vì nó được chiếu sáng bởi ánh sáng xanh của bầu trời và lấn át đi 1 phần ánh sáng trắng của mặt trời. Các phần của quả bóng không trực tiếp nhận ánh sáng mặt trời thường có một chút sắc xanh vì chúng ảnh hưởng bởi bầu trời xanh.

Cuối cùng ánh sáng phản xạ bật nẩy giữa quả bóng và nền trắng phần lớn có màu xanh (trong khi bản thân bóng và nền có màu trắng). Hiện tượng này do ánh sáng bầu trời màu xanh phản xạ bởi vật thể trắng. Các bề mặt có chiều hướng càng gần nhau thì càng nhận nhiều ánh sáng phản xạ hơn so với những bề mặt ởxa khác. Do vậy, phần dưới cùng của quả bóng ánh sáng nhẹ hơn so với vùng giữa (phần gần nền lót dưới có màu trắng hơn).
54828572.jpg

Khu vực tối nhất trong ảnh là phần bóng đổ xuống nền của quả bóng và phần biên ngăn cách khu vực nhận ánh sáng mặt trời và bóng của quả bóng (chúng ta gọi vùng này là terminator).
Chúng ta có thể nhận thấy phần bóng đổ nơi tiếp xúc giữa bóng và nền rất tối vì tại đây nó không hề nhận được ánh sáng mặt trời cũng như bị quả bóng che mất gần hết ánh sáng bầu trời và vùng sáng nẩy. Vành ngoài của bóng đổ có phần sáng hơn nhờ nhận được nhiều ánh sáng bầu trời và ảnh hưởng nguồn sáng nẩy.



Tại sao terminator lại là vùng tối nhất trên quả bóng?
Một phần do sự ảnh hưởng tương phản, vì quá sát với1 vùng quá sáng của quả bóng (vùng sáng do ánh sáng mặt trời tạo nên) mà nó bị tối hơn. Đồng thời nó cũng nhận được ít lượng ánh sáng nẩy hơn (ánh sáng tạo ra do phản xạ của nền trắng và ball). Chính vì thế, khu vực này không như các phần còn lại của quả bóng (các phần nhận được cả ánh sáng mặt trời lẫn ánh sáng phản xạ từ nền trắng


Tại sao ánh sáng từ bầu trời lại có mầu xanh?

Ánh sáng chúng ta nhìn thấy là gồm nhiều hạt sáng photon rất nhỏ, những hạt này có bước sóng phụ thuộc vào màu sắc: Ánh sáng xanh gồm các hạt có bước sóng ngắn trong khi đó ánh sáng đỏ là bước sóng dài hơn.
87769105.jpg

Ánh sáng trắng đến từ mặt trời tạo nên các dỉa phổ màu liên tục, thường phổ mày này được phân thành nhiều màu giống như trong 7 sắc cầu vồng (với các bước sóng ngắn dần hơn: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Sự hoà trộn của nhiều màu này tạo ra màu trắng.
Tuy nhiên, khi ánh sáng chu du, xuyên qua bầu khí quyển của trái đất thì các bước sóng ngắn hơn bị tán xạ. Bầu khí quyển chứa nhiều khí, phân tử và nguyên tử. Các hạt Photon này đi qua khí quyển và xảy ra va chạm vật lý giữa các hạt nguyên tử, làm cho chúng bị chuyển hướng. Các bước sóng ngắn hơn dễ bị lệch hướng hơn so với bước sóng dài vì vậy các hạt photon bị tán xạ đi mọi hướng. Chính những va chạm này làm cho màu xanh da trời trội hơn so với các màu khác
70363704.jpg

Vào ngày không mây, mọi thứ quanh ta bị ảnh hưởng bới ánh sáng màu xanh (ánh sáng tán xạ do bầu khí quyển)


Bước sóng dài (đỏ) có thể xuyên qua bầu khí quyển mà không hề bị tán xạ. Đó là lí do tại sao lúc mặt trời lặn lại có sắc đỏ: ánh sáng mặt trời đi qua lớp không khí dầy bị tán xạ 1 phần ánh sáng xanh và ánh sáng chủ đạo còn lại là màu đỏ.
32840843.jpg

Ánh sáng mặt trời đỏ vì bước sóng màu xanh ngắn hơn đã bị thất lạc trong quá trình tán sắc.


Tác động bật nẩy của các hạt photon xanh lên mọi hướng thực chất là do bầu khí quyển cũng đang chiều ánh sáng xanh, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Ánh sáng xanh này đủ mạnh để chiếu xuống các vùng không trực tiếp nhận ánh sáng mặt trời (điều này lí giải tại sao bạn vẫn có thể nhìn được khi đứng trong bóng râm).
32773480.jpg

Bóng cây trong bức ảnh chụp có màu xanh khá mạnh vì nó được chiếu bởi ánh sáng bầu trời xanh.




Ánh sáng bật nẩy

Khi ánh sáng tiếp cận 1 bề mặt, nó sẽ bật nẩy trở lại hoặc bị hấp thụ 1 phần, việc này phụ thuộc vào màu sắc của bề mặt bật nẩy. Vật thể màu trắng phản xạ lại tất cả các bước sóng trong khi đó vật thể đen lại hấp thụ tất cả. Khi ánh sáng trắng đập vào bề mặt đỏ, bước sóng xanh da trời và xanh lá cây bị hấp thụ và ánh sáng đỏ sẽ bị phản xạ. (tôi chỉ dùng mấy màu cơ bản chứ không dùng hết tất cả các màu trong quang phổ nói trên)
Vì vậy, nếu ánh sáng trắng đập vàp 1 bề mặt màu đỏ thì ánh sáng mà bề mặt naỳ phản xạ lại sẽ là màu đỏ. Khi các hạt photon đập vào bề mặt tiếp theo, nó sẽ bị ảnh hưởng lại chính ánh sáng đỏ phản xạ nói trên và cũng vì chính lý do này mà các màu sắc của những vật gần kề sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau
78041300.jpg

Ánh sáng phản chiếu trên cửa chớp lật đã hắt mầu của nan gỗ lên tường
28893579.jpg

Vành bụng của con ong này có sắc đỏ do màu phản xạ từ mầu hoa anh túc

Ánhh sáng rực rỡ thường mang lại hiệu ứng huyền ảo. Mắt thường có thể không nhìn thấy loại ánh sáng nhẹ và mờ này, tuy nhiên, trong ánh sáng chói như vậy, những vậy thể xung quanh có thể bị ảnh hưởng và thêm màu bổ sung 1 cách vô ý thức. Nếu ánh sáng đang phản xạ giữa các vật thể cùng màu sắc, ánh sáng này có thể tạo ra hiệu ứng bão hoà (như ánh sáng nẩy tăng cường thêm cho màu đang tồn tại trên bề mặt dưới, làm màu sắc sáng loá). Đôi khi bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng này xảy ra với ánh sáng ban ngày
38294679.jpg

Do ánh sáng nẩy xuất hiện giữa các tấm gỗ với nhau mà màu sắc của gỗ cũng bị ảnh hưởng, có phần đậm hơn. Hiện tượng này do ánh sáng cùng màu đang phản chiếu ngược lại chúng. Kết quả: hai thứ ánh sáng này hoà làm 1, tạo ra thứ ánh sáng rực rỡ và màu sắc hiện tại của các tấm gỗ bị bão hoà theo loại ánh sáng này.


High key và low key
Cách chúng ta thể hiện màu trong phông cảnh thường mang tính chủ quan và tuỳ theo kiến thức, tầm hiểu biết của mỗi người. Hầu hết các trường hợp đều đòi hỏi sự cân bằng giữa ánh sáng và vùng bóng râm. Nó sẽ giúp tạo ra tỉ lệ sắc xám trung tính. Tuy nhiên trong một vài tình huống, mọi thứ dường như có sự sắp đặt ngẫu nhiên, có xu hướng thiên về sắc tối: Như sương mù, tuyết hay ánh sáng vào đêm. Cuối cùng, 1 hoạ sĩ có thể gây ấn tượng cho tác phẩm của mình bằng cách đánh vào thị giác của người xem hay cố tình gây 1 cảm giác đặc biệt nào đó.


High key
Ảnh High key có màu chủ đạo trắng hoặc rất dịu. Ánh sáng dạng này thường (chứ không phải lúc nào cũng vậy) nhẹ nhàng, thanh thoát và độ sắc không cao. Ánh sáng High key tự nhiên có thể thấy trong sương mù, tuyết hay thậm chí trong các vùng bóng đổ (do ánh sáng phản xạ bật nẩy xung quanh) và thường độ chi tiết không cao.
84083006.jpg

Sự mộc mạc, giản dị của toàn bộ bức ảnh chụp này được tạo bằng cách hạn chế trong việc dùng bảng màu: Chỉ có trắng và chút sắc sám tối và đen.



Low key
Các ảnh dạng Low key thường mang màu tự nhiên và ít mang yếu tố ánh sáng trong đó. Đối lập hoàn toàn với High Key, nó thường mang ánh sáng mạnh, sắc. Ánh sáng Low key có thể tạo bầu không khí ảm đạm, thường dùng để tạo hiệu ứng. Loại ánh sáng này có thể thấy rõ nhất vào ban đêm, nhưng ta vẫn có thể thấy nó trong trường hợp khác như khi trời bão hay trong nội thất phòng.
17957537.jpg

Kịch tính của bức ảnh này nhấn mạnh trong cách sử dụng ánh sáng dạng low key



Sự cân xứng trong sắc trắng.
Hầu hết các nguồn sáng chúng ta bắt gặp hàng ngày đều có lẫn bóng đổ màu nhưng bộ não của chúng ta lại hoạt động khá tốt để có thể lọc ra đâu là ánh sáng chính và đâu là ánh sáng phụ. Thậm chí khi sự chiếu sáng rất mạnh, chúng ta vẫn có khả năng lọc thông tin bằng mắt và nhờ đó ta có cảm nhận cơ bản về màu sắc ánh sáng.
Cách rõ nhất diễn tả điều này là dùng 1 máy ảnh kĩ thuật số, cài đặt thông số cân bằng trắng là Daylight: đây là cách cài đặt khá trung lập, nó sẽ phản ảnh màu chân thực nhất.
Ví dụ như ảnh dưới đây: Tôi mở cửa sổ và coi đây như 1 nguồn sáng. Ánh sáng này không trực tiếp đến từ bầu trời ở phía ngoài và tương đối trung tính.
72157069.jpg

Trong hình tiếp theo, tôi đã đóng của sổ lại và dùng chuẩn ánh sáng đèn tròn 60 watt và nó cho tôi 1 nguồn sáng mới dưới đây:
90995625.jpg

Trong bức ảnh này, màu bóng đổ khá mạnh có thể gây ngạc nhiên cho bạn. Trong thực tế, có thể bạn cũng không cố tình tạo ra thứ ánh sáng có sắc vàng/ da cam như thế này. Nhưng máy ảnh đã ghi lại đúng những gì xảy ra trong trong thực tế. Bộ não của chúng ta ghi nhận hình ảnh đầu tiên, nhưng mầu thực tế của đồ vật lại được ghi nhận như trong bức ảnh thứ hai


Một thí nghiệm đơn giản để bạn chắc chắn lại hiện tượng là nhìn mọi thứ trong nhà qua cửa sổ từ phía ngoài vào: bạn hãy đứng bên ngoài nhà vào buổi tối và quan sát mọi thứ trong nhà qua khung cửa sổ, bạn sẽ thấy nội thất trong nhà có màu da cam  Khi chúng ta không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng, chúng ta có khả năng nhìn thấy màu thực của ánh sáng đó.
53076694.jpg

Nhìn ánh sáng bóng điện từ ngoài cửa sổ vào, bạn có thể thấy màu sắc thực của nó: màu da cam.


Đôi khi cũng xảy ra trường hợp tương tự: khi chúng ta đứng dưới 1 bóng râm, ta chỉ cảm nhận 1 màu trung lập nhưng ngay khi chúng ta lùi lại và tách mình khỏi vùng bóng râm đó (lúc này ta chịu tác động ánh sáng mặt trời) thì màu xanh càng dễ nhận ra hơn. Có rất nhiều tình huống mà ánh sáng có bóng đổ khá mạnh: ánh sáng đèn huỳnh quang thường xanh lá cây, ánh sáng đường phố thường có màu vàng đậm, ánh sáng lúc tối từ vàng nhạt sang đỏ,...
36518220.jpg

Từ vùng bóng đổ, chúng ta chỉ cảm nhận 1 màu trung tính nhưng chỉ cần tách mình khỏi vùng bóng râm đó, ta sẽ cảm nhận rõ nét hơn về màu xanh của bóng râm.


Ánh sáng 3 điểm và những điều cần bàn lại
Trong các sách viết về 3D thường miêu tả cách cài đặt chiếu sáng 3 chiều theo lối cổ điển và khuyến khích mọi người mới bắt đầu học áp dụng nó như 1 phương pháp hiệu quả để chiếu sáng cho phông cảnh của họ. Lúc đầu, cách chiếu sáng này được phát triển như cách chiếu sáng trong nhiếp ảnh và nó có 1 ưu điểm là dễ hiểu và dễ học. Nó gồm 1 ánh sáng chính, loá, mạnh chiếu thẳng từ 1 góc nào đó. 1 ánh sáng trái ngược hoàn toàn, mờ, nhẹ đến từ hướng đối diện với góc tới trên và ánh sáng thứ 3 là ánh sáng được chiếu từ sau vật thể . (Key light-Back light-Fill light)


Vấn đề lớn nhất gặp phải ở đây nằm trong khâu cài đặt. Loại ánh sáng này tạo cảm giác giả tạo và phản xạ không thật. Cách sử dụng ánh sáng hậu chỉ nên sử dụng khi bạn đang cần tìm 1 hiệu ứng đặc biệt, 1 hiệu ứng cần mang kịch tính. Ánh sáng chiếu hậu có thể khá hiệu quả chỉ khi chúng ta biết sử dụng nó 1 cách tinh tế. Ta không nên áp dụng bữa bãi trong mọi tinh huống. Loại ánh sáng 3 điểm này không hề tồn tại trong thiên nhiên nên trông nó giả tạo.
Trên thực tế có quá nhiều sách dạy cách tạo ánh sáng loại nhưng lại dựa trên mô hình rập khuôn, giống nhau. Điều này khiến cho nó trở nên buồn tẻ và chán ngắt khi học.


Nếu bạn đang tìm kiếm thứ ánh sáng nào đó để chiếu sáng cho tác phẩm của mình thì tốt hơn hết hãy cố gắng mò mẫm làm theo sáng tạo riêng của bản thân bạn. Hãy nghiên cứu thực sự nghiêm túc xem ngoài đời thực nó thế nào và rồi hãy nghĩ ra giải pháp giải quyết tiếp theo.


Mọi người thường bị phụ thuộc nhiều vào cách chiếu sáng mang tính công thức. Hầu như nhiếp ảnh gia nào cũng khai thác những góc chụp giống hệt nhau. Kết quả là tấm ảnh nào cũng buồn tẻ và thiếu đi cái hồn, không thể hiện được cái nhìn về cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Nếu bạn thực sự muốn có 1 tác phẩm nghệ thuật riêng cho mình bạn cần tránh giáo điều và không nên quá máy móc, phụ thuộc nhiều vào những gì các sách hướng dẫn nói! Hãy nghĩ theo cách của chính các bạn.

Phần 2: Hướng ánh sáng

Hướng ánh sáng đến từ 1 nguồn sáng ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta cảm nhận cũng như trong cách thể hiện của vật thể trong phông cảnh. Việc chọn đúng hướng cho luồng sáng chủ đạo là 1 trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất, quyết định thành công cho phông cảnh và biểu đạt được cái hồn trong từng bức hình.

Chiếu sáng trực diện - Front lighting:
36132054.jpg

Chúng ta đang ở góc nhìn có thể thấy nguồn sáng chiếu trực diện vào vật thể, đến từ ngay sau lưng người xem. Đây là góc nhìn thường thấy trong nhiếp ảnh cổ điển, nó không làm lộ quá rõ vùng sáng khi có nguồn sáng mạnh, sắc chiếu vào. Tuy nhiên, cũng có 1 vài trường hợp ngoại lệ, người ta lại chiếu thẳng luồng ánh sáng dịu vào và cũng thu được nhiều bức ảnh khá đẹp và hấp dẫn
Với cách chiếu sáng này, bóng đổ phần lớn không có nên ít làm lộ hình dáng hay kết cấu của vật thể. Kết quả mọi thứ thành như bề mặt phẳng. Tuy nhiên, nếu ta dùng nguồn sáng nhẹ, lan rộng thì lại có thể khắc phục 1 số lỗi: che nếp nhăn, vêt nhơ. Do vậy, người ta rất hay dùng thủ pháp chiếu sáng này trong ảnh chân dung hay nhiếp ảnh.
80127774.jpg

Loại ánh sáng mạnh, chiếu trực diện mà các tay săn ảnh hay dùng thường thô và không hấp dẫn.
50629660.jpg

Chiếu trực diện với ánh sáng nhẹ làm chiếc lá trông mượt hơn.
97719330.jpg

Chiếu sáng trực diện tạo cảm giác bức hình phẳng trong mắt nhìn vì nó không làm lộ rõ hình dáng hay màu sắc(texture) vật thể toàn phông cảnh.



Chiếu sáng cạnh bên - Side Lighting:
34400256.jpg

Chiếu sáng cạnh bên là lựa chọn rất tốt khi chúng ta muốn thể hiện hình dáng, bố cục không gian 3 chiều của vật thể. Bóng đổ ở đây thường rất rõ và có sự tương phản cao. Loại chiếu sáng này có thể dùng để tạo bóng đổ kịch tính lên các bề mặt như tường hay tạo không khí cho toàn phông cảnh. Nhìn chung cách chiếu sáng này rất hấp dẫn, thường sử dụng tạo hiệu ứng lớn. Nó chính là ánh sáng chúng ta thường thấy khi bắt đầu 1 ngày mới và kết thúc lúc chiệu muộn. Nó cũng có trong các bộ phim, nhiếp ảnh.
Mặt hạn chế của cách chiếu sáng này là 1 phần bức ảnh có thể bị mất bóng đổ, nó có thể làm lộ 1 số nhược điểm như các vết nhăn. Trong nhiếp ảnh truyền thần, cách chiếu sáng này thường đa phần dành cho nam giới vì nó tạo cảm giác nam tính khi có sự thô ráp trong tấm hình, đặc biệt bóng đổ ở đây không có các cạnh mềm.
66255202.jpg

Chiếu sáng cạnh bên có thể đem lại hiệu ứng cao, làm lộ rõ hình dáng, màu sắc (texture) bức hình
85157312.jpg

Ánh sáng chiều tối của mặt trời chạy qua làm bức tường lộ rõ màu
68719013.jpg

Bóng đổ dài chạy ngang trong bức hình trên tạo cho chúng ta cảm giác có chiều sâu.

Chiếu sáng mặt sau - Back lighting:
89571933.jpg

Chiếu sáng mặt sau là khi chúng ta đang nhìn thẳng vào nguồn sáng và các mặt của vật thể sẽ hiện lên, đối diện với chúng ta, làm lộ cả phần bóng lẫn phần tối của bức hình. Thường người ta dùng cách chiếu sáng này để tạo sự tương phản trong tình huống, nhìn rất kịch tính. Nếu nguồn sáng đến từ 1 góc nhỏ (so với điểm nhìn của chúng ta) thì vật thể sẽ có đường viền ánh sáng quanh 1 hay nhiều góc cạnh của vật thể. Ánh sáng càng mạnh thì các đường viền ánh sáng càng nhiều.

Phông cảnh sử dụng loại chiếu sáng từ phía sau này thường có nhiều bóng đổ (trừ khi nguồn sáng chúng ta dùng quá nhẹ). Bức ảnh hầu hết đều có màu tối đen với những dải ánh sáng đầy kịch tính. Trong tình huống chiếu sáng này, cách chiếu sáng làm xuất hiện đường viền ánh sáng quanh vật thể có thể khá hữu ích cho chúng ta định rõ hình dáng của vật thể trong vùng bóng đổ. Một đặc điểm khác của loại ánh sáng này là làm vật thể trở nên trong suốt, mờ mờ, lộ rõ độ chi tiết nghệ thuật hay màu sắc dọc theo các góc có đường viền ánh sáng bao quanh. Loại ánh sáng này rất hiệu quả trong việc mang lại kịch tính cho bức hình.
44229064.jpg

Chiếu sáng từ phía sau thậm chí có thể làm lộ rõ những vật thể ít được để ý nhất
30571396.jpg

Một cách hiệu quả trong tạo độ mờ
43238259.jpg

Silhouette (bóng đổ trực tiếp lên màn ảnh) là một trong những tính năng thông dụng của cảnh chiếu sáng sau.


Chiếu sáng từ đỉnh - Lighting from above:
60594456.jpg

Chiếu sáng từ đỉnh ít dùng mặc dù nó xuất hiện khá thường xuyên vào ban ngày. Chúng ta có thể bắt gặp cách chiếu sáng này vào giữa trưa nắng, tại 1 số vùng và các tình huống khác như trên sân khấu. Với ánh sáng nhẹ, đây là 1 cách hữu hiệu làm lộ hình dáng vật thể. Dưới ánh sáng mạnh, nó có thể tạo không khí huyền bí nhờ vào bóng đổ khá kịch tính dưới từng vật thể: Ví dụ khi ta dùng ánh sáng mạnh chiếu từ trên đầu người xuống, chỗ mắt người sẽ tạo thành hõm đen (do nằm trong vùng bóng đổ hoàn toàn).
Các hoạ sĩ ít dùng cách chiếu sáng này tuy nhiên không hẳn là không nên dùng nó. Vào ngày nắng, cách chiếu sáng này rất chân thực, toàn bộ bầu trời như 1 nguồn sáng khổng lồ. Loại ánh sáng này cũng ít khi dùng trong các tình huống tạo bầu không khí cho toàn phông cảnh.
16176943.jpg

Ánh sáng nhẹ chiếu từ trên xuống là đặc điểm nhận thấy khi thời tiết u ám.
65531658.jpg

Chiếu sáng trực tiếp từ trên xuống có thể tạo cảm giác hăm doạ, lầm lì. Nó nhấn mạnh trong cấu trúc xương và độ sâu của hõm mắt



Chiếu sáng từ dưới - Lighting from below:
52040540.jpg

So với cách chiếu sáng từ trên xuống thì cách chiếu sáng này có vẻ thường thấy hơn. Trong bối cảnh tự nhiên, ta có thể thấy cách chiếu sáng này với người đứng cạnh 1 đống lửa hay trên tay họ cầm bó đuốc. Ánh sáng phản xạ có thể từ dưới lên (như bề mặt nước). Với cách chiếu sáng này, mọi vật trong vùng chiếu sáng và bóng đổ thường bị đảo ngược, từ vẻ bề ngoài thân quen nhất đến lập dị (thử tưởng tượng 1 người với ánh sáng ngọn đuốc chiếu từ dưới mặt lên: bóng đổ sẽ đi từ trên xuống).

Một lần nữa, người ta rất ít khi áp dụng cách chiếu sáng này để tạo hiệu ứng. Dường như chúng ta đã sai lầm khi phân biệt mọi viêc rạch ròi. Cách chiếu sáng này có thể sử dụng tạo những tâm trạng đặc biệt nhờ vào thao tác chuyển đổi cách chiếu sáng để biểu đạt tình cảm.
48263954.jpg

Chiếu sáng từ dưới ít khi dùng nhưng có thể tạo nên những bức hình mới lạ .
91791294.jpg

Chiếu sáng từ dưới lên tạo cảm giác rợn và không thân thiện, thậm chí ánh mắt trông rất lập dị. Chúng ta hãy để ý đến góc ánh sáng tập trung trong từng vùng màu da trên khuôn mặt. So với tấm ảnh trên: cùng 1 gương mặt, chỉ khác hướng chiếu sáng nhưng lại trông khác nhau hoàn toàn
68142634.jpg
24335726.jpg
 
Bài này hay rất có ích với em cám ơn bác nhé. Cho em hỏi có ai có cách nào chỉnh ánh sáng chụp trong phòng không chỉ cho em với
 
Ánh sáng cơ bản cơ bản

Nói về nhiếp ảnh là người ta nói về ánh sáng, không có ánh sáng thì sẽ không có ảnh. Nhiếp ảnh luôn luôn liên quan đến các đặc tính quan trong khác nhau của ánh sáng như sau:

• Hướng của ánh sáng
• Số lượng của ánh sáng
• Chất lượng của ánh sáng
• Độ sâu của ánh sáng
• Màu của ánh sáng

Những nguyên tắc cơ bản cơ bản của ánh sáng sẽ không thay đổi bất kể nguồn sáng bạn đang dụng tự nhiên hay nhân tạo.

Ánh sáng có thể thay đổi trạng thái hoặc giữ nguyên, nó tác động trực tiếp đến đối tượng cần chụp của bạn. Vì thế chung ta cần hiểu rõ và biết cách kiểm soát nguồn ánh sáng để điều chỉnh, điều đó sẽ giúp bạn có những bước tiến lớn khi chụp ảnh.

1. Hướng của ánh sáng

Bạn sẽ xác định hướng sáng bằng cách vật thể và quan sát phần phản sáng và bóng của nó. Việc chọn đúng hướng sáng cho phép nhấn mạnh để làm nổi bật những tính năng quan trọng của đối tượng, trong bóng của nó nằm ẩn phía sau những yếu tố ít quan trọng hoặc làm sao lãng của đối tượng.

4402766359_7e880e4885_o_d.jpg

Hình 1: High 3/4 Lighting

4402766399_22a1ca8a85_o_d.jpg

Hình 2: Low Angle Light

4403532474_f69cc5e6b1_o_d.jpg

Hình 3: High Lighting

Chú ý rằng mặc dù có cùng chủ đề, cùng vị trí, và chổ đứng cầm máy, thay đổi hướng của ánh sáng sẽ cũng thay đổi mục đích của hình ảnh này, vùng nổi bật các khác nhau của chủ đề này, cũng như làm ẩn những vùng nào đó của các đối tượng bởi bóng của nó

Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng hàng ngày khi như mặt trời mọc lên và lặng xuống.
Trong buổi sáng và buổi chiều tối, mặt trời là ở vị trí thấp, gần đường chân trời, bóng từ chủ thể trông dài và lộ ra bên ngoài, trong khi vào buổi trưa, ánh nắng sẽ làm cho bóng của đối tượng bị giấu bên dưới chủ đề.

2. Số lượng của ánh sáng

Số lượng của ánh sáng một cách đơn giản được hiểu như độ sáng của nguồn sáng. Một cách tổng quát, với cùng một nguồn sáng, chúng ta vẫn thể điều tiết bằng cách giãm bớt số lượng ánh sáng đi vào chủ đề qua nhiều cách điều chỉnh khác nhau trên máy (tốc độ chụp, khẩu độ, ISO,..). Nhưng ngược lại, chúng ta không có cách nào để tăng lượng ánh sáng bằng cách làm chủ thể sáng hơn so với nguồn sáng đang có.

Trong hình 4 và 5, chúng ta có thể thấy rằng hai bức ảnh trông giống nhau, có độ sáng tương đương. Tuy nhiên, hình 4 đã được chụp với một nguồn ánh sáng mạnh và được chụp với một ISO thấp nhất(chất lượng tốt nhất) so với hình 5, nơi một nguồn ánh sáng yếu được sử dụng và người chụp đã phải bù sáng bằng cách thiết lập ISO cao hơn để có được được mức độ sáng tương tự.

Khi đọc đến đây chắc các bác thấy có gì mâu thuẫn với phát biểu ở trên phải không? Theo tôi thì không có gì sai cả, vấn đề tác giả đưa ra tình huống: ảnh 4 là trường hợp giảm sáng so với bình thường, còn hình 5 là lấy sáng tốt nhất có thể. Và 2 giá trị sáng (bên giảm bên tăng) làm chúng gần nhau nên trong 2 bức hình có độ sáng tương tự (nên nhớ là nguồn sáng cơ bản ở hai hình khác nhau) ví dụ này nói lên cách điều tiết số lượng ánh sáng đi vào chủ thể

4403532520_96f2983b2c_o_d.jpg


Thanh ở trên biểu thị cho nguồn sáng ở tấm 4 và thanh dưới biểu thi cho nguồn sáng ảnh 5. Cái ô vuôn nhỏ là giá trị số lượng sáng khi chụp

4403532562_3134eec482_o_d.jpg

Hình 4: Bright Light - 1 / 250 f/5.6 - ISO 100

4403532604_7c9ee68086_o_d.jpg

Hình 5: Thấp Độ sáng - 1 / 250, f/5.6 - ISO 1600

Số lượng ánh sáng đóng một vai trò quan trọng, nó liên quan đến việc phơi ánh sáng. Khi người chụp sử dụng bằng cách kết hợp tốc độ màn trập và khẩu độ. Với một của ánh sáng dồi dào, người chụp có thể sử dụng ISO thấp hơn (cho chất lượng tốt nhất), chỉnh tốc độ màn trập nhanh hơn (để giảm thiểu rung camera cũng như giảm thiểu độ nhòe của đối tượng ), và giảm kích thước khẩu độ nhỏ hơn. Nếu không có một nguồn ánh sáng đủ tốt, một nhiếp ảnh gia sẽ được yêu cầu sử dụng ISO cao hơn, tốc độ màn trập chậm hơn, và khẩu độ rộng hơn và có thể ảnh hưởng đến độ sâu của vùng ảnh rõ
 
3. Chất lượng của ánh sáng

Chất lượng của ánh sáng được hiểu là độ tương phản của ánh sáng. Một nguồn sáng có độ tương phản cao có một tia sáng hẹp tạo ra một độ sắc nét khi ánh sáng chuyển giữa hai phần sáng và bóng của chủ thể, trong khi độ tương phản yếu của một nguồn sáng có tia sáng rộng hoặc chùm sáng sẽ tạo bóng đổ nhẹ hơn. Độ tương phản sáng giữa sáng và bóng cũng khó nhận ra hơn.

Hard Light
Mượn một bóng đỗ làm ví dụ về hard light, bóng này được tạo ra bởi mặt trời lúc giữa trưa không có mây. Chúng ta sẽ thấy bóng của chủ thể có độ nét rất rõ và tối so với phần ánh sáng chiếu trên mặt đất. Thông thường mây trên trời hoạt động giống như một lớp khuếch tán ánh sáng, vì thế khi không có mây, mặt trời là một nguồn ánh sáng mạnh mẽ sẽ tạo ra bóng đỗ mạnh.

4402766641_b903926ca6_o_d.jpg

Hình 6: Hard Light

Khi nguồn sáng nhỏ và xa hơn từ chủ thể sẽ tạo ra độ sáng mạnh hơn. Ánh sáng mạnh hơn sẽ tạo bóng khắc nghiệt (harsh) và nổi bật hơn. Đó là lúc tốt nhất để cho thấy độ mịn và các góc độ của chủ thể.

Soft Light
Ngược lại, trong một ngày u ám, bóng đổ của chủ thể trông mềm hơn. Ánh sáng trược tiếp từ mặt trời bị che khuất một phần và bị khuếch tán bởi đám mây làm ánh nó dịu đi. Mảng sáng phản xạ xung quanh mây bề mặt đám mây trước khi tiếp cận đối tượng, vì thế ánh sáng bị phân tán tạo ra những chùm sáng

4402766689_eb590d1b21_o_d.jpg

Hình 7: Soft Light

Nguồn sáng rộng và hơn gần đến chủ thể sẽ tạo ra ánh sáng mềm hơn. Ánh sáng mềm là điều kiện rất tốt để chụp chân dung cũng như khi chúng ta muốn nổi bật hình ảnh ba chiều của chủ thể, đặc biệt là với hình trụ tròn hoặc chủ thể có hình tròn, cũng như làm mờ đi lỗ chân lông trên da và nhược điểm khác trên khuôn mặt của con người.

4. Độ sâu của ánh sáng và độ tương phản

Độ sâu của ánh sáng giúp nhận ra thế nào là một bóng đổ sáng hay tối, độ sâu nói chung được biết như là “khóa-key” trong nhiếp ảnh. Có ba “key” cơ bản của ánh sáng như sau: Hight key, mid key và low key

Tính tương phản của ánh sáng có quan hệ rất gần với key này trong một bức ành cũng như nó định nghĩa thế nào là độ chuyển sáng giữa hai vùng sáng tối của một bức ảnh.

4402766813_b673e67de3_o_d.jpg

Hình 8: High Contrast

4403532862_e32989a66b_o_d.jpg

Hình 9: Low Contrast

Chú ý rắng độ nét của bóng đổ và cường độ sáng đi vào chủ thể có mối liên hệ với nhau, nhưng bóng trong hình 8 là tối hơn rất nhiều so với các hình 9. Hình 8 do đó có độ tương phản cao hơn hình 9.

Để hình dung chiều sâu của ánh sáng, chúng ta nên tham khảo độ tiếp xúc ánh sáng dưới đây.

4403532900_e3afba94ca_o_d.jpg

Hình 9: Exposure Chart
Toàn bộ phía bên trái của biểu đồ thể hiện mức độ của bóng-shadow (màu đen tuyền) trong khi khu vực trung tâm thể hiện mức cho vùng sáng-highlight (màu trắng tinh khiết). Phía bên phải của biểu đồ thể hiện cho phần trung-midtone (màu xám). Đây được xem như vạch chuẩn của bức ảnh, là biểu đồ phơi sáng của khôi rubic bên dưới. Độ phơi sáng được dựa theo midtone- xám và được xem như là một bức ảnh midtone.

4402766933_05999a7d9d_o_d.jpg

Hình 10: Hình "bình thường"

4403533150_c18de664bd_o_d.jpg

Hình 10-A: Mid Key Histogram

High Key
Trước hết, những bức ảnh high key thì không nghĩa là với một hình ảnh có độ phơi sáng cao. High key đơn giản chỉ có nghĩa là độ phơi sáng lệch nhiều về phía vùng sáng và có độ tương phản thấp.

4403533200_494460e952_o_d.jpg

Hình 11-A: High Key Bias

4402767289_1e8eff74a6_o_d.jpg

Hình 11-B: High Key Histogram
Lưu ý rằng, biểu đồ histogram tập trung phía bên phải, với phần tối và các đỉnh phần xám di chuyển ra xa bên trái và phần sáng dựng thẳng với dữ liệu của nó. Hình 12 cho thấy một ví dụ về một bức hình high key

4403533318_340d2ee488_o_d.jpg

Hình 12: Ví dụ về một bức hình high key
Trong hầu hết trường hợp, hình ảnh có thể bị chi phối bởi tông màu sáng. Bức hình high key ảnh phím thường cho một cảm giác tươi sáng và thoáng.

Low Key
Low chính thì ngược lại, một hình low-key phần lớn là tốinhưng có độ tương phản cao. Phần phơi sáng phần tối bóng và thường tạo một cảm giác huyền bí và tối tăm.

4402767393_07ec37aaa6_o_d.jpg

Hình 13-A: Low Key Bias

4402767421_04535340cc_o_d.jpg

Hình 13-B: Low Key Histogram

4403533440_2d5b473507_o_d.jpg

Hình 14: Ví dụ của hình low-key

5. Color of Light
Những mảng sáng có nhiệt độ màu khác nhau và chúng ta có thể quan sát suốt trong ngày thông qua ánh mặt trời. Khi mặt trời thấp ở đường chân trời, ánh sáng mặt trời có màu ấm hơn với sắc màu vàng chuyển qua đỏ. Khi mặt trời di chuyển cao hơn, khoảng thờii gian trưa, màu sắc của ánh sáng mặt trời mát hơn với sắc xanh, đó là lý do tại sao trong quá trình thay đổi dần dần giữa trưa đến hoàng hôn, chúng ta có thể thấy một màu xanh chuyển sang đỏ.

Với ánh sáng nhân tạo cũng có những màu sắc riêng của nó, ví dụ đèn halogen thường có độ sáng ấm áp, trong khi đèn huỳnh quang có ánh sáng lạnh như ban ngày.

4402767553_b82d8eea43_o_d.jpg

Hình 15: Khác nhau về màu sắc

Màu sắc của ánh sáng có thể làm thay đổi tâm trạng của một bức ảnh và có thể cho thấy những tiềm ý tại thời điểm chụp hình ảnh. Như hình 15, sự khác biệt về màu sắc ánh sáng có thể thay đổi sự nhận thức của chúng ta khi bức ảnh được chụp. Những hình ảnh bên trái giả lập khung cảnh lúc trưa trong khi các hình ảnh trên bên phải truyền tải một buổi trà vào sáng sớm lúc ăn sáng.

Hiểu rõ làm thế nào để tận dụng độ sáng của ánh sáng, độ tương phản, độ sâu, và màu sắc cho phép người chụp miêu tả cảm xúc, khung cảnh, tâm trạng, địa điểm, và tiềm ý để có thể chuyển tải một điều thông thường, những chuyển biến hằng ngày đi vào trong bức ảnh tạo nên những tác động cao.

Về Tác giả
David Lee Tong
David là một nhà báo chuyên nghiệp cũng là một nhiếp ảnh gia tự do và là người giảng dạy bán thời.
http://www.howitookit.com/basics-of-lighting/
 
Color of Light

Cần bằng trắng (While Balance) là gì?

Cân bằng trắng về cơ bản là một thao tác điều chỉnh màu sắc trong bức ảnh để đảm bảo rằng những màu sắc của bức ảnh phản ánh trung thực nhất có thể. Điều đó có nghĩa là các vùng trắng phải thực sự trắng.

Về mặt kỹ thuật, khía cạnh quan trọng nhất của chỉnh cân bằng trắng là để đảm bảo các vùng tham chiếu đến trong một khung cảnh phải có màu sắc độc lập, nghĩa là nó không bị lẩn lộn (tôi hay nghe người nói là 'ám' ) bởi những màu sắc khác. Tóm lại, người ta có thể khử màu sai trong bức ảnh để kết xuất ra màu chính xác với thực tế hơn.

Mức độ cân bằng trắng dựa theo tỷ lệ nhiệt độ Kelvin. Việc hạ thấp giá trị K, sẽ làm quan cảnh ấm hoặc đỏ hơn, trong khi với độ Kelvin cao sẽ cho ra màu sắc "mát" hoặc xanh hơn

4403671336_a68c24fa68_o_d.jpg


Hình 1: Dãy màu nhiệt độ Kelvin

Ánh nến < 2000 K
Đèn sợi tóc - 2000-3000K
Bình minh hoặc hoàng hôn - 3000-4000K
Đèn huỳnh quang và đèn thủy ngân - 4000-5000 K
Studio và đèn flash máy ảnh - 5000-5500K
Ánh sáng ban ngày loại đèn huỳnh quang compact - 5500-6000K
Trời quang đãng, tươi sáng hay nắng chiều - 5000-6500 K
Bầu trời mây u ám - 6500-7500K
Bóng râm, có mây dày bầu trời -> 8500K


Dường như có vẻ khó nhớ các con số này để áp dụng mỗi khi chụp ảnh. Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy ảnh đã đưa vào bên trong một cảm biến đo cân bằng trắng vào máy ảnh. Khi để máy ở chế độ AutoWB, tính năng này hoạt động và tự chỉnh màu trắng gần đúng với thực tế mà chúng ta đang chụp. Hầu hết các máy ảnh được cài đặt trước các giá trị từ nhiệt "lạnh nhất" đến nhiệt "nóng nhất " theo từng nguồn sáng khác nhau

Các nhà sản xuất máy ảnh khác nhau có thể có cách cài đặt khác nhau, do đó, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng máy ảnh của bạn để biết các thông tin cụ thể hơn, trước khi đọc tiếp phần sau nhé.

Hãy nhớ rằng những cài đặt về cân bằng trắng trong máy ảnh để thích ứng với từng bối cảnh biết trước. Ví dụ nếu bạn chọn chế độ cân bằng trắng "Tungsten", máy khử sắc nóng trong bức ảnh để cho ra sắc màu mát. Ngược lại, nếu bạn đã chọn chế độ "Fluorescent", máy khử các tông màu lạnh trong ảnh bằng cách thêm sắc nóng vào. Ví dụ trong trường hợp trên máy sẽ thêm chút vàng và đỏ để trung hoà bớt ánh sáng lạnh
Nếu một vật gì đó có một màu khó xác định trong bất kể điều kiện ánh sáng, mắt con người không thể giải mã màu sắc nhưng bộ não có thể giúp chúng ta biết chúng theo bản năng. Ví dụ, nếu chúng ta chọn một mảnh giấy, chúng ta biết chắc rằng mảnh giấy đó trắng, dù chúng ta đang đứng dưới ánh mặt trời hoặc bên dưới một bóng đèn đường màu cam.

Tuy nhiên máy ảnh, không thông minh như con người. Nếu bạn đặt cùng một mảnh giấy trắng trong điều kiện ánh sáng khác nhau, nó sẽ thể hiện những sắc thái khác nhau của màu trắng. Chiếc máy ảnh không có khả năng nhận biết màu thật sự một cách tự động và chính xác trong mọi điều kiện ánh sáng.

Ánh sáng tự nhiên

Ở đây chúng ta có một bối cảnh màu sáng trắng, và một đối tượng màu trắng như trong hình 2. Một bóng trắng của máy tính đổ trên một tờ giấy trắng nằm trên sàn xi măng màu xám trung tính.

4402906699_df7b2137af_o_d.jpg

Hình 2: Shot với Auto WB

Sử dụng chế độ Auto WB trong máy ảnh, nó có thể chỉnh cân bằng trắng một cách hoàn hảo mà không cần đến những gợi ý từ màu của máy tính cũng như màu nền.

Những bức ảnh chụp bằng chế độ WB shade-bóng râm khoảng 3 giờ chiều sẽ có màu khá sáng và trắng về khía cạnh màu sắc. Hầu hết những ánh sáng ban ngày lí tưởng là ánh sáng sau vài giờ mặt trời mọc và trước vài giờ mặt trời lặn, lúc này chức năng tự động cân bằng trắng trong máy làm việc khá chính xác trong hầu hết trường hợp.

Chúng ta có thể dễ dàng giả lập ánh sáng của buổi chiều bằng cách chuyển sự cân bằng trắng sang chế độ "bóng râm-Shade" hay "mây-cloudy".

Thực tế nguồn sángtự nhiên là nguồn sáng nằm trong phạm vi mà đôi mắt của chúng ta vẫn còn thấy là "trắng", hay xẩm hơn một tí vẫn được chấp nhận.

4403671424_948c023f3e_o_d.jpg

Hình 3: Bức ảnh chụp bằng chế độ cần bằng trắng “Shade”

Ánh sáng nhân tạo

Đó chính là nguồn sáng phát ra từ đèn, loại sáng mà chúng ta thường gặp không phải ngoài trời, đặc biệt như là trong nhà hoặc ánh sáng ở nhà hàng nào đó.

4403671476_9f91d1a269_o_d.jpg

Hình 4: Tungsten Spot Light

Hình 4 cho chúng ta thấy một bóng đèn dây tóc. Trong máy ảnh, khi chế độ tự cân bằng trắng được cài ở chế độ daylight-ánh sáng ban ngày sẽ không thể sửa màu da cam bị ám bằng đèn vàng thành màu trắng nguyên thủy. Với cách cài đặt trên, kết quả bức ảnh sẽ mang một sắc màu đỏ như trong hình 5. Về mặt kỹ thuật, điều này có thể chấp nhận được, nếu bạn muốn tạo ra một bức ảnh có cảm giác ấm áp, nhưng nó không cho thấy được màu sắc thực sự của chủ đề.

4403671526_ecafea4062_o_d.jpg

Hình 5: Ảnh chụp dưới ánh đèn vàng với thiết lập AutoWB trên máy ảnh

Bây giờ là lúc ta phải trả lại màu sắc tự nhiện của bức ảnh bằng cách thiết lập cân bằng trắng trên máy ảnh, nghĩa là bạn giúp máy ảnh nhận biết màu thực tế trong bối cảnh đó. Ngược lại với màu đỏ là màu xanh, do đó, máy ảnh làm mát tấm hình trên bằng cách pha thêm hỗn hợp màu xanh lá cây và màu đỏ tía để trả lại màu thực tế. Bằng cách chuyển chế độ cân bằng trắng của máy ảnh sang "Tungsten-đèn vàng", máy ảnh loại bỏ tất cả màu bị ám đỏ trong hình ảnh và cho chúng ta có một bức ảnh có màu sắc tương đối chính xác (Hình 6).

4402906865_056206c0cd_o_d.jpg

Hình 6: Ảnh chụp dưới ánh đèn vàng với thiết lập WB "Tungsten" trên máy ảnh

Tâm trạng và cân bằng trắng

Bây giờ chúng ta đã biết cách sử dụng các chế độ cân bằng trắng trong máy, có điều chúng ta phải hiểu rằng việc "sửa" hay "làm cho màu chính xác" hơn, không có nghĩa bạn sẽ có trong tay bức ảnh có màu tốt nhất. Vấn đề là mục đích của bạn muốn diễn đạt hoặc bạn muốn thể hiện tâm trạng bức ảnh thông qua tông màu của bức ảnh như thế nào.

Với hình 7, tác giả muốn nhấn màu sắc của kẹo. Nếu chúng ta sử dụng cân bằng trắng một cách "chính xác", trong trường hợp này, máy ảnh được cài WB ở chế độ "Shade" (vì hình ảnh này được tác giả chụp trong khu vực bóng râm lúc chiều), màu sắc của kẹo không được nổi bật trong khay và chén đựng màu trắng, nơi mà nó gần như bị hầu hết ám sắc cam nhẹ.

4403671630_0f93f6b1fe_o_d.jpg

Hình 7:

Bằng cách thiết lập lại cân bằng trắng, trong trường hợp này "Daylight-Ánh nắng", chúng ta đã có thể lấy ra bớt màu nóng của bức ảnh và làm màu sắc của kẹo nổi bật lên từ khay trắng trong tổng thể của bức ảnh

Trong Hình 8 cho thấy điều ngược lại. Hình ảnh này được chụp tại khoảng 16:00, khoảng 3 giờ trước khi hoàng hôn. Việc chỉnh cân bằng trắng trong máy để có được bức ảnh trung thực, nghĩa là tách trà trắng sẽ có màu trắng và cửa kim loại màu xám bạc sẽ là màu xám bạc. Tuy nhiên, hình ảnh trông cũ và chẳng hấp dẫn tí nào cả. Bằng cách thay đổi cân bằng trắng trong máy sang chế độ "Shade", tấm ảnh bây giờ đã ấm hơn rất nhiều, nó làm cho bức ảnh có cảm giác tích cực hơn, như được thư giãn trong cảnh chiều, khi nhìn vào.

4402906943_b023950b71_o_d.jpg

Cảnh Hình 8:

Điều kiện ánh sáng phức tạp

Với những cảnh có ánh sáng phức tạp, máy ảnh sẽ khó khăn hơn để cân bằng trắng giữa các nhiệt độ màu khác nhau, do đó, người chụp, phải đưa ra quyết định sáng tạo để lựa chọn mảng màu sắc nào cần được trung hòa trong bối cảnh đó.

Hình 9 và 10 giống hệt nhau, tuy nhiên, hình 9 sử dụng Auto WB và camera đã chọn khoảng lớn của bầu trời xám và trắng (khu vực nằm trong vòng tròn đỏ) để cân bằng trắng. Lúc này màu vàng ấm áp của ánh đèn (góc trên bên phải) được phóng đại thêm.

4402906989_996c13a6cb_o_d.jpg

Hình 9:

Trong hình 10, chế độ cân bằng trắng được chỉnh bằng tay sang chế độ "Tungsten" Kết quả cho thấy rằng khu vực nằm trong elip đỏ đã được cân bằng và cho màu tự nhiên hơn. Tuy nhiên khu vực ngoài trời lúc này đã chuyển màu xanh lam.

Lý do là tác giả đã chuyển toàn bộ tông "mát" của hình để thích ứng với ánh sáng ấm áp của đèn vàng, do đó màu sắc khu vực ngoài trời bị kéo thành màu xanh lam.

4403671746_d799be3d5e_o_d.jpg

Hình 10:

Tóm lại, trong hầu hết các tình huống, chúng ta nên cố gắng để đạt được màu sắc chính xác mà ta muốn nhất có thể. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng có những bức ảnh có màu sắc hấp dẫn vẫn tốt hơn so với màu sắc thực tế của nó. Cũng giống như đo mức độ phơi sáng, cách cài đặt đúng sẽ là lý tưởng cho hầu hết các bức ảnh, nhưng việc điều chỉnh thêm từ các cài đặt sẳn có thể biến một bức ảnh thành một tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo
 
CÀI ĐẶT CÂN BẰNG TRẮNG TRÊN MÁY CANON

A. Cài đặt cân bằng trắng theo chế độ có sẳn trong máy

Mặc định White balance được cài ở chế độ tự động (AWB) bởi nhà sản xuất, muốn cài đặt cân bằng trắng theo chế độ có sẳn trong máy
1. Nhấn nút Menu trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu White Balance, tham khảo hình 1 bên dưới

4406195366_2176bcac04_o_d.jpg

Hình 1

2. Nhấn tiếp nút Set
3. Các chế độ while balance hiện ra như hình 2

4406195384_5a1a9fed67_o_d.jpg

Hình 2

4405430161_a6542532ba_o_d.jpg


4. Chọn các chế độ cân bằng trắng có sẳn trong máy (như chế độ chụp dưới ánh nắng, bóng râm, mây, đèn vàng, đèn neon và đèn flash) thích hợp với từng tình huống chụp
5. Nhấn nút Set để cài đạt và nút Menu để kết thúc

B. Cài đặt cân bằng trắng theo ý muốn

Cách này được hiểu nôn na là người chụp chỉ hay "dạy" cho máy ảnh cách nhận biết màu trắng, bằng cách cung cấp một tấm hình có phần nền “màu trắng” chụp tại thời điểm và bối cảnh đinh thiết lập cân bằng trắng, máy sẽ căn cứ thông tin này để cài đặt cân bằng trắng cho máy của bạn.

Sở dĩ, tôi nhấn mạnh rằng tấm hình trắng này cần được chụp ngay tại thời điểm và bối cảnh muốn thiết lập cân bằng trắng, là vì bạn cài đặt WB tại môi trường này nhưng dùng nó để chụp ở môi trường khác thì việc thiết lập WB chẳng có ý nghĩa gì cả

Vì vậy nếu bạn thay đổi nơi chụp hay môi trường sáng thay đổi sau khi thiết lập WB, bạn cần phải thiết lập WB lại. (để hiểu rõ việc cài đặt này, bạn tham khảo bài thực tập sẽ post trong bài sau)

1. Chụp hình một đối tượng màu trắng.
+ Chuyển chế độ đo sáng thành Spot metering

4405430183_9e777038fe_o_d.jpg


+ Đưa các đối tượng màu trắng cần chụp vào vòng tròn hiển thị trong ống ngắm để đo. Bạn có thể thay một đối tượng màu trắng bằng một thẻ màu xám 18% (Gray card) vẫn có thể tạo ra sự cân bằng trắng chính xác.
+ Focus bằng tay và thiết lập các tiêu chuẩn về độ phơi sáng cho đối tượng đó
+ Lúc này bạn không cần quan tâm đến chế độ cân bằng trắng nào đang cài trong máy.

2. Chọn [Custom WB].
+ Cài chế độ White Balance ở chế độ tùy chỉnh
+ Nhấn nút Menu trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu Custom WB như hình thứ 1 ở trên
+ Bấm nút set
+ Màn hình Set sẽ xuất hiện.
+ Quay đĩa xoay đến bức ảnh trắng vừa chụp ở bước 1, sau đó bấm <Set>.
+ Trên màn hình xuất hiện hộp thoại, chọn [OK]
+ Nhấn nút <Menu> để hoàn tất việc thiết lập WB

C. Cài chế độ cân bằng trắng theo nhiệt độ K

Bạn có thể thiết lập tinh chỉnh cho cân bằng trắng bằng cách thay đổi độ Kelvin. Thiết kế này dành cho người chuyên nghiệp hay có nhiều kinh nghiệm.

1 Nhấn nút [Menu] trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu [White balance] tham khảo hình thứ 1 ở trên
+ Bầm nút [set]

2 Đặt nhiệt độ màu.
+ Quay <đĩa xoay> để chọn “Tuy chỉnh nhiệt độ K” , xem hình 3 ở trên.
+ Quay <đĩa điều chỉnh> để thiết lập nhiệt độ màu, sau đó bấm <Set>.
+ Nhiệt độ màu có thể được thiết lập từ 2500K đến 10000K.

D. Cân chỉnh White Balance
Bạn có thể cân chỉnh các chế độ cân bằng trắng có sẳn trong máy. Điều chỉnh này sẽ có tác dụng tương tự như cách sử dụng một bộ lọc, gọi là bộ lọc màu nhiệt hay bộ lọc bù màu. Mỗi màu sắc có thể được sửa chữa theo chín cấp độ. Tuy nhiên chức năng này đỏi họi người dùng phải có nhiều kinh nghiệm quen với cách chuyển đổi nhiệt độ màu.

1 Chọn [WB SHIFT / BKT].
+ Nhấn nút [Menu] trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu [WB SHIFT / BKT] như hình 4 bên dưới
+ Sau đó bấm nút <set>.

4406195462_f72cd5d298_o_d.jpg

Hình 4

2 Cân chỉnh cân bằng trắng.
+ Sử dụng nút <định vị> để di chuyển "" đánh dấu đến vị trí mong muốn.
+ B là cho màu xanh, A là hổ phách, M là màu đỏ tươi, và G là màu xanh lá cây. Tùy theo vị trí của đánh dấu, màu sắc sẽ cũng sẽ bị sửa theo.

4405430207_7a3d44063e_o_d.jpg

Hình 5

+ Ở phía trên bên phải, "Shift" chỉ ra phương hướng để định vị con trỏ.
+ Bấm vào nút <BKT> sẽ hủy bỏ tất cả các [WB SHIFT / BKT] cài đặt.
+ Bấm nút <Set> để thoát khỏi cài đặt và trở về trình đơn
 
CÀI ĐẶT CÂN BẰNG TRẮNG TRÊN MÁY NIKON

A. Cài đặt cân bằng trắng theo chế độ có sẳn trong máy

Để cài đặt một chế độ cân bằng trắng trong máy, bấm vào nút WB và xoay nút [quay lệnh] cho đến các chế độ liệt kê trong hình 2 thông qua bảng điều khiển mà bạn muốn. WB cũng có thể được điều chỉnh từ menu chính của máy.

4406467252_14d08bb4c2_o_d.png

Hình 1

4406467212_85f02aef19_o_d.png

Hình 2

B. Tinh Chỉnh White Balance

Cân bằng trắng có thể được "tinh chỉnh" để bù lại sự thay đổi bên trong màu sắc của
nguồn sáng .

1 Chọn một chế độ cân bằng trắng có sẳn.
Chọn [White Balance] trong shooting menu, sau đó chọn một chế độ bất kỳ (xem hình 2) và nhấn nút mũi tên phải

2. Các bước tinh chỉnh.
Sử dụng nút định vị để tinh chỉnh chế độ cân bằng trắng đã chọn ở trên. Cân bằng trắng có thể được điều chỉnh bằng cách kéo con trỏ về các hướng theo truc (B)-xanh dương (A)-Hổ phách và trục (M)-Đỏ tía G)-xanh lá cây. Trục tung (hổ phách-xanh dương) tương ứng với nhiệt độ màu, với mỗi lần tăng tương đương khoảng 5 mired. Trục hoành (màu xanh lá cây-màu đỏ tiá) có tác dụng như một bộ lọc bù màu

Mired, tính bằng cách nhân nghịch đảo của nhiệt độ màu với 10 lủy thừa 6
Ví dụ:
• 4000 K–3000 K (chên lệch 1000 K)=83mired
• 7000 K–6000 K (chên lệch 1000 K)=24mired

C. Cài đặt nhiệt độ màu

Để cài đặt nhiệt độ K cho máy, nhấn nút WB và xoay nút [lệnh phụ] cho đến khi giá trị mong muốn, được hiển thị trong bảng điều khiển

4406467080_61f50aa88f_o_d.png


D. Cài đặt WB bằng tay

Cài đặt WB bằng tay được dùng để ghi và lấy các thiết lập WB khi chụp trong môi trường có nhiều ánh sáng phức tạp hoặc bù cho nguồn sáng bằng những màu sắc mạnh hơn. Cả hai phương pháp này được thiết lập sẵn cho cài đặt cân bằng trắng trong máy:

- Đo trực tiếp- Đặt một đối tượng có màu trung tính (màu xám hay trắng) dưới ánh sáng sẽ được sử dụng để chụp. Máy ảnh sẽ tự dộng thiết lập WB từ đối tượng này.
- Sao chép từ cái có sẳn: WB được sao chép từ tấm ảnh từ thẻ nhớ

Tùy theo đời máy ảnh, máy có thể lưu trữ tối đa năm giá trị về cân bằng trắng cài sẵn trong bộ cài từ d-0 đến d-4. Chúng ta có thể thêm chú thích cho từng giá trị này (do..d4)

1. Do sáng một đối tượng cần tham khảo.
Đặt một đối tượng có màu trung tính (màu xám hay trắng) dưới ánh sáng sẽ được sử dụng để chụp. Trong studio, một màu xám chuẩn từ gray card có thể được sử dụng như một đối tượng tham chiếu.

2. Thiết lập cân bằng trắng đển PRE (Preset Manual).
Nhấn nút WB và xoay nút quay lệnh cho đến khi ký hiệu “PRE” được hiển thị trong bảng điều khiển.

3. Đo trực tiếp.
Nhả nút WB ra và sau đó bấm vào nút cho đến khi biểu tượng “PRE” trong bảng điều khiển bắt đầu nháy. Một chữ chớp tắt PRE sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển và Viewfinder. Mặc định màn hình sẽ nháy khoảng sáu giây. Để thoát ra bấm vào nút WB lại.

4. Đo WB
Trước khi các chỉ số ngừng nhấp nháy, đưa máy đến đối tượng cầm tham khảo (có màu trung tính trắng hay xám) phóng cho hình nó lấp đầy ống ngắm và bấm hết nút chụp (không phải bấm một nửa). Chiếc máy ảnh sẽ tiến hành đo giá trị WB và lưu nó trong d-0. Lúc này, không có bức ảnh được chụp cả; WB có thể được đo chính xác, mà không cần phải láy nét đối tượng

5. Kiểm tra kết quả
Nếu máy ảnh đo được giá trị của WB, chữ “GOOD” sẽ hiện lên và nháy trong bảng điều khiển, trong khi Viewfinder hiển thị GD. Mặc định màn hiển thị sẽ nháy trong khoảng sáu giây.

Ngược lại, nếu ánh sáng là quá tối hoặc quá sáng, máy ảnh có thể không đo được WB. Chữ “No GD” sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển và Viewfinder. Bấm nửa nút chụp để trở về Bước 4 và đo lại.

4406467018_7cf76f9e8a_o_d.png
 
Phần thực hành

Để hạ nhiệt phần lý thuyết, các bác thử làm một bài thực hành nhỏ về cân bằng trắng trong máy của mình, và sẽ thấy điều thú vị của nó. Bài thực hành này áp dụng cho phần "cân chỉnh WB bằng tay hay cân chỉnh theo ý muốn"

1. Chụp một vật bất kỳ dưới ánh đèn vàng với WB được cài đặt ở chế độ tự động (tham khảo hình 1)

2. Lấy một tờ giấy trắng (dỉ nhiên là tờ giấy trắng tinh) dựng lên tường (tham khảo hình 2)

3. Dùng máy ảnh phóng to tờ giấy lên hết màn hình và chụp (như hình 3)

4. Áp dụng phần lý thuyết cân chỉnh bằng tay (Nikon) hay theo y muốn (Canon) ở bài trên, để WB trong máy được thiết lập mới lại theo môi trường sáng này thông qua tờ giấy vừa chụp. Chú ý: Bất chấp tờ giấy khi chụp có màu gì đi nữa thì cũng đừng có lo, cứ đưa cho máy ảnh, bảo nó biết đó là màu trắng là ok (bảo thế nào thi đọc phần lý thuyết ở trên nhé)

5. Sau khi WB được thiết lập xong, chụp lại một bức ảnh khác, giống như ở bước 1 . Bác sẽ thấy màu của bức ảnh mới trung thực như thế nào (Xem hình 4)

4406517950_274bb2678f_o_d.jpg


Thử nghiệm: Thay tờ giấy trắng ở bước 2 bằng một màu khác làm lại các bước như trên để trãi nghiệm sự thú vị của WB. Chúc các bác thích thú
 
Quantity of light

Máy ảnh của bạn đo sáng như thế nào

Một trong những tiến bộ về thiết kế máy ảnh trong những đầu thập niên 80 là tính năng tự động đo sáng. Phát minh mới này cho phép máy đo được độ phản sáng của các vật thể, để tính toán chính xác độ phơi sáng cho cảm biến. Hầu như tất cả máy ảnh tận dụng tính năng "đo độ phản sáng", để đọc được ánh sáng phản xạ từ các vật đề.

Hình 1 mô tả một cảnh một vật thể được đo sáng bằng camera như thế nào. Lưu ý nguồn sáng là ánh sáng tới (ánh sáng thực tế đi vào chủ thể) và quả địa cầu phản xạ lại ánh sáng theo một cách nào đó đến nơi mà thiết bị đo sáng của máy ảnh, nó có thể cảm nhận cường độ ánh sáng để tính toán ra một giá trị phơi sáng thích hợp cho cảm biến.

4408295301_e69824de78_o_d.jpg


Hình 1: Máy ảnh đo sáng như thế nào

Trong hầu hết những tình huống, thiết bị đo độ phản sáng đều hoạt động tốt, đặc biệt khi lượng sáng trung bình có nhiều trong một khung cảnh. Thiết bị đo độ phản sáng được phân độ theo một tỷ lệ phần trăm nào đó của màu xám, thường là từ 12-18% màu xám. Xem thanh chỉ sắc độ trong hình 2, màu trung tính nằm ở khoảng giữa của màu đen và trắng, có giá trị chừng 127 trong phạm vi 0-255. Việc đo sáng trung tính là một điều cần thiết, để thiết bị đo tiếp cận tới những độ sáng khác trong dãy quang phổ.

4409061764_6d673b6b16_o_d.jpg

Hình 2: Midtone

Thường thì việc đo sáng của máy ảnh hoạt động tốt trong hầu hết những tình huống, nhưng đôi khi cũng lộ một vài vấn đề. Thật vậy, thiết bị này luôn xem những vùng mà bạn hướng vào khu vực đo của ống kính là có độ sáng trung bình. Nó không thể phân biệt khu vực nào đó là tối hay sáng, tất cả mọi thứ nằm trong vùng đo sáng của nó được hiểu là có độ sáng trung bình. Từ đó nó lấy độ sáng này làm chuẩn và cân chỉnh các phần sáng khác còn lại theo chuẩn đó.

Các ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ cách làm việc của thiết bị đo sáng
4408295371_a63fe5a9a7_o_d.jpg

Hình 3: Nền đen và trắng

Hình 3 là một cảnh, có một nền trắng và phần màu đen. Khu vực trắng là một tờ giấy lớn, trong khi khu vực đen là một vật liệu bằng vải màu đen. Nếu tôi chỉ chụp với hai thái cực đen và trắng như hình 4, chúng ta sẽ thấy rằng máy ảnh có thể bắt sáng một cách chính xác bức ảnh trên.

4408295411_0316c607cb_o_d.jpg

Hình 4: nền đen và trắng

4409061862_4498525ddb_o_d.jpg

Hình 5: Hình Histogram

Các biểu đồ trong hình 5 cho thấy máy ảnh đã có thể bắt được phần đen như màu đen và phần trắng như màu trắng, và gần như không có gì ở giữa. Một kết quả tuyệt vời.

Tuy nhiên, nếu chúng ta lấy nền đen ra khỏi khung cảnh và chỉ để lại một nền trắng và chụp. Kết quả bức ảnh trở nên màu xám (Hình 6), và các biểu đồ thể hiện cao điểm gần trung tâm (hình 7).

4408295463_150f257e53_o_d.jpg

Hình 6: Hình trắng

4409061990_892ac6aaac_o_d.jpg

Hình 7: Hình Trắng trong biểu đồ Histogram

Làm lại thí nghiệm trên, chúng tôi loại bỏ nền trắng và chỉ chụp phần đen. Và hình ảnh mới cho ra kết quả tương tự. Chúng tôi không có được một hình ảnh đen như mong muốn mà là một hình ảnh màu xám như trong hình 8 và 9.

4409061962_e5fb20a99a_o_d.jpg

Hình 8: Hình Đen

4409061990_892ac6aaac_o_d.jpg

Hình 9: Hình Đen trong Histogram

Điều gì đã xảy ra ở đây? Hãy nhớ là, phần cảnh mà bạn hướng thiết bị đo sáng của máy ảnh đến, mặc nhiên được hiểu có độ sáng trung bình. Mọi thứ khi đo sẽ được chuyển đổi ra như màu trung tính, đó là lý đo cả hai nền trắng và đen đều bị đưa về màu màu xám (trung tính), và đó cũng là thiếu sót chính của thiết bị này. Nếu khung cảnh của bạn phần lớn là sáng yếu hay sáng hơn độ sáng trung bình, thì thiết bị đo của máy ảnh sẽ không nhận ra rằng sự khác biệt và sẽ khiến mọi thứ trở thành màu trung tính

Bằng cách thêm một số yếu tố trước một nền màu trắng, như trong hình 10, lần này khi đo sáng, chiếc máy ảnh dễ dàng "bị đánh lừa" và nghĩ rằng phần nền trắng quá sáng nên buộc nó hạ đổi độ phơi sáng trong cảm biến để chuyển màu trắng về thành màu xám (trung tính). Kết quả những vật trong cùng tấm hình có màu tối màu nền trắng bị nó chuyển thành màu xậm hơn, đó cũng là lý do bức tường đã trở thành màu xám và các đối tượng thì trở nên đen hơn

4408295577_25714f30ba_o_d.jpg

Hình 10: Cảnh trên nền trắng

4408295599_e0f25451ff_o_d.jpg

Hình 11: Histogram của Hình 10

Hình 12 là hình mô tả màu sắc thực tế của khung cảnh mà ta thấy bằng mắt thường, để có thể so sánh với hình ở trên.

4409062092_7df3b13f3d_o_d.jpg

Hình 12:

Làm một điều tương tự, nhưng chụp bối cảnh đó với một nền đen, như trình bày trong Hình 14. Máy nghĩ rằng nó quá tối và cố gắng chuyển cảm biến sao cho màu đen thành màu trung tính (xám). Kết quả là nềm đen chuyển thành nền xám và các đối tượng tối thị lại sáng hơn. Bạn có thể xem biểu đồ trong Hình 15, phần đỉnh của biểu đồ không nằm ở gần cạnh trái nữa, nó gần như nằm ở giữa.

4408295739_1f9caee18d_o_d.jpg

Hình 14: Cảnh Trên Nền Đen

4408295769_5863b42f0a_o_d.jpg

Hình 15: Histogram của Hình 14

Hình 16 mô tả màu sắc thực tế của khung cảnh mà ta thấy bằng mắt thường, để có thể so sánh với hình ở trên.

4408295831_96c4d461dd_o_d.jpg

Hình 16:

Tất cả điều ở trên có nghĩa gì? Thật dễ hiễu, khi sử dụng máy ảnh của bạn để đo sáng một cảnh nào đó, máy ảnh căn cứ vùng ảnh nằm trong phần đo sáng là có độ sáng trung bình và dùng nó làm chuẩn để cân chỉnh các độ sáng còn lại. Do đó bạn phải học để xác định các khu vực sáng nhất và tối nhất của một khung cảnh bạn chụp và tìm ra khu vực nào có độ sáng trung bình và tiến hành cho máy ảnh đo sáng từ nó.

Rất may, những máy ảnh hiện đại sau này được thiết kế thông minh hơn, khắc phục được nhược điểm trên. Bằng cách phân nhỏ khung hình ra thành nhiều phần và tiến hành đo sáng trong từng phần đó, để tính toán chính xác độ phơi sáng của ảnh.

Hình 18 là một phiên bản đơn giản cho ta thấy cách đo sáng trong nhiều điểm như thế nào. Trong hình, khung cảnh được chia tách thành 12 khu vực khác nhau, máy sẽ đo từng phần và tính toán để cho ra kết quả tối ưu nhất. Điều này làm tăng độ chính xác trong hầu hết các trường hợp. Ngày nay máy ảnh hiện đại nhất có thể đo hơn 30 khu vực trong một khung cảnh

4409062362_8d97275f3a_o_d.jpg

Hình 18: Multi-Segment Metering

Tuy nhiên, trong những tình huống phức tạp, cảnh có quá nhiều phần sáng hay tối, việc đo sáng sẽ là một thách thức để cho ra một kết quả chính xác.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về các chế độ đo sáng của máy ảnh cũng như cách bù sáng để điều chỉnh máy ảnh khi thiết bị đo sáng không hoạt động đúng
 
Các chế độ đo sáng của máy ảnh

Trong bài trước, chúng ta đã học được cách đo sáng của máy ảnh dựa trên cơ sở độ phản sáng phản của các vật thể. Chúng ta đã biết những dòng mày DSLRs mới hơn có khả năng đo sáng một cách chính xác như thế nào. Những cảnh có độ tương phản cao mà độ sáng quá chênh lệch, có thể đánh lừa cảm biến của máy ảnh gây ra một hình ảnh quá sáng hay quá tối hơn bình thường.

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để bù sáng trong trường hợp thiết bị đo nhận diện sai độ sáng của một cảnh nào đó, bằng cách giúp máy ảnh xác định một cảnh nào đó tối hoặc sáng hơn để tạo một kết quả chính xác

1. Metering Patterns

Hầu hết các máy ảnh DSLR cung cấp ít nhất hai hoặc ba phương thức đo sáng. Phổ biến nhất là đo theo ma trận (Matrix Metter), đo tại đo trung tâm (Center weighted), và đo theo điểm chỉ định trên màn hình (Spot Metter). Chúng ta có thể tìm thấy một nút giống như trong hình 1 trên máy ảnh, để chọn lựa phương thức đo cho máy ảnh của bạn. Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết thêm chi tiết cụ thể về chức năng này nhé.

4411333046_4fa801c1c6_o_d.jpg

Hình 1: Chế độ đo sáng

Dưới đây là cảnh mà chúng ta sẽ sử dụng trong bài thực tập này. Hình ảnh được chụp vào một buổi chiều nắng sáng của một tòa nhà trong sân trường rộng lớn, nằm phía sau một bãi cỏ lớn. Tôi thu nhỏ bằng cách sử dụng ống kính tập trung và cắt nhỏ cảnh đó nằm trong hình vuông màu đỏ

4411333106_f7c2d845af_o_d.jpg

Hình 2: Mẫu Scene

Về tổng thể, bức cảnh này được chụp khá tốt về độ phơi sáng. Màu trung tính thật phong phú ở bãi cỏ, bầu trời mây, bóng của cây và tòa nhà, cho phép máy ảnh nhận rõ độ phản sáng của từng yếu tố bên trong khung cảnh này

Hãy nhìn vào cảnh bên trong khung màu đỏ để thấy rằng thiết bị đo của máy ảnh sẽ bị đánh lừa như thế nào bởi các khu vực nhiều phần sáng (trắng) này. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết vấn đề, cách nó đo trong từng chế độ của máy ảnh như bên dưới đây

A. Evaluative / Matrix Metering

Phương pháp đo bằng cách ước tính này, chia khung cảnh ra thành các khu vực khác nhau và tiến hành đo trong từng vùng. Sau đó ước tính tất cả các giá trị trong từng vùng để cho ra giá trị cuối cùng. Từ khung cảnh hoàn toàn trắng, bằng cách ước tính này, máy ảnh chỉnh giảm sáng khung cảnh, biến các bức tường màu trắng thành màu xám

4410565997_2ee440f3f9_o_d.jpg

Hình 3: Evaluative Metering Pattern

Xem biểu đồ bên dưới, đồ thị thể hiện đỉnh cao nhất ở gần khu trung tâm gần bên phải, nó có nghĩa rằng nhiều tông màu trong cảnh là màu xám. Chúng ta biết điều đó không đúng với thật tế khi dựa vào cảm nhận bằng mắt thường (như trong hình 2). Cách đo ước tính này đã bỏ qua một vài vùng, vì chúng gần như quá tối.

4410566567_633beeba36_o_d.jpg

Hình 4: Histogram của Evaluative Exposure

B. Center-weighted Average Metering

Đo sáng tại trung tâm hay còn gọi đo bình quân thì gần như tương tự với cách đo ước tính ở trên. Chỉ khác là nó tập trung đo sáng nhiều hơn ở phần trung tâm so với cách khu vực còn lại. Những máy ảnh khác nhau thì sẽ khách nhau về tỷ lệ đo giữa phần trung tâm và phần xung quanh của cảnh đó, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó dành khoảng 70% cho phần trung tâm và 30% cho phần còn lại. Chế độ đo này là một tiêu chuẩn khá phổ biến trong những máy ảnh được giới thiệu vào đầu những năm 70, nó rất tin cậy. Phương pháp này ép máy ảnh chú trọng nhiều vào những khu vực, nơi mà thường người chụp hay đặt các chủ thể vào đó. Hình 5 là một minh hoạ đơn giản cách đo sáng của phương pháp này và cách tính toán bằng cánh quân bình cho các phạm vi phản sáng của khung cảnh.
4410566079_3e6f8eb7dd_o_d.jpg

Hình 5: Center-Weighted Average Pattern

4410566519_fab6a7fedf_o_d.jpg

Hình 6: Histogram của Center-Weighted Average Exposure

Thật không may, với những cảnh có chứa chủ yếu màu trắng (hoặc tối) tại trung tâm, tính hiệu quả bị giảm. Biểu đồ ở hình 6 cho ta thấy rõ ràng giá trị phơi sáng của bức ảnh giống hệt như phương pháp đo ước tính

C. Spot Metering

Phương pháp này thu hẹp diện tích đo sáng đến dưới 10% của toàn bộ khung cảnh trong ống nhắm (Viewfinder). Đây là một cách rất cụ thể và chính xác cho các nhiếp ảnh gia, tuy nhiên, nó cũng là chế độ đo có thể gây ra sai số lớn nhất nếu dùng sai. Vì lý do đó, cách đo này thường bị bỏ qua trong các máy ảnh hiện đại, vì nó có thể dẫn đến những sai sót không thề đoán trước được với những người thiếu kinh nghiệm

Hình 7 cho thấy chỉ có một phần nhỏ hình ảnh được đo sáng mà thôi, mọi thứ bên ngoài vòng tròn màu đỏ bị bỏ qua khi đo

4411333352_62df6dd029_o_d.jpg

Hình 7: Spot Meter Pattern

4411333604_65e886616d_o_d.jpg

Hình 8: Histogram của Spot Metered Exposure

Các biểu đồ cho thấy khung cảnh dường như tối hơn so với hai cách đo trước đó. Do thực tế máy ảnh không xem xét độ phản sáng của mái hiên, cây cỏ gần đó. Khu vực duy nhất mà nó đo là chỗ ta thấy trong vòng tròn đỏ nhỏ mà thôi

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể sửa sai cho cả ba chế độ đo sáng này, khi nó không thể cho ra một bức ảnh có độ sáng chính xác.

Nếu chúng ta xem thanh "sắc điệu" bên dưới như hình 9, chúng ta có thể thấy rằng ba bức ảnh trên, bức tường có độ trắng gần bằng 127, có lẽ khoảng 127-150. Chúng ta biết rằng lẽ ra bức tường phải là màu trắng, do đó giá trị của nó ít nhất phải ở trong khoảng 200.

4411333554_274ff7b364_o_d.jpg

Hình 9:

Chúng tôi sẽ dùng cách bù sáng có trong máy ảnh để giải quyết vấn đề này. Chúng ta cần phải thêm độ phơi sáng vào cảnh ở trên đây để bức tường có màu xám thành màu trắng. Bạn nên xem hướng dẫn sử dụng của máy để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng chức năng bù sáng của máy ảnh.

Trong trường hợp này, tôi tăng 1,7 stop để làm cho nó chính xác hơn. Tổng giá trị bù sáng có thể không chính xác lắm vì chúng ta không có thiết bị nào khác ngoài một máy ảnh để đo, nhưng may thay thông qua biểu đồ histogram chúng ta có thể xem xét và ước tính cần phải bù sáng bao nhiêu để có được hình ảnh mà chúng ta muốn có.

4410566345_116ea362cc_o_d.jpg

Hình 10: Corrected Exposure

4410566413_5fc437802a_o_d.jpg

Hình 11: Đúng sáng

Bù sáng thì giống như là cho thêm ánh sáng hơn vào cảm biến, do đó, hoặc ta tăng kích thước của khẩu độ, giảm tốc độ màn trập xuống, hoặc tăng ISO, tùy thuộc vào chế độ chụp của bạn đã chọn (Theo thứ tự ưu tiên khẩu độ, tốc độ, hoặc theo program).

Giảm mức bù sáng bằng cách giảm kích thước khẩu độ, tăng tốc độ màn trập, hoặc giảm tiêu chuẩn ISO, một lần nữa, tùy thuộc vào chế độ chụp của bạn.

Phần kế tiếp của bài viết này chúng tôi sẽ thảo luận về cách làm thế nào khóa chức năng bù sáng tự động để cảnh có độ phơi sáng tốt
 
AE-Lock

Sau khi đã điều chỉnh bù sáng trong máy ảnh một cách hoàn hảo, chúng ta sẽ sử dụng chức năng khóa để lưu lại các thông số trên, điều này cho phép máy ảnh tiến hành chụp mà kg cần phải đo lại sáng. Chúng ta đã biết, máy ảnh luôn đo sáng trước khi chụp, điều này có thể khác với lần đo mà bạn đã hài lòng trước đó.

Tùy theo nhà thiết kế, trong máy ảnh Canon, nút khóa nằm ở vị trí góc trên bên phải ở mặt sau của máy ảnh, nút có hình dấu *. Trong khi máy Nikon dùng nút AE-L/AF-L ngay bên cạnh kính ngắm

4413420295_82b98078b2_o_d.jpg

Hình 1: Canon và Nikon AE-Lock

Không giống như chế độ bù sáng, nơi mà nó hoạt động bằng cho máy ảnh đo độ phơi sáng của một khung cảnh và điểu chỉnh sau đó. Chức năng khóa cho phép người chụp điều chỉnh bằng tay đến những nơi, mà người chụp muốn máy hiểu là nơi có màu trung tính. Dù chúng ta vẫn dựa vào phần đo sáng máy ảnh để có các thông số, nhưng khác là chúng ta có thể tùy chọn một khu vực nào đó để đo.

Trong trường hợp này tốt nhất là sử dụng một chức năng đo trên phương diệp hẹp hơn là dùng những chế độ khác. Dù chúng ta cũng đã biết rằng chức năng đo ở phạp vi hẹp dễ tạo ra những lỗi mà ta không kiểm soát trước được vì thế cần có nhiều kinh nghiệm để đạt được điều mình muốn. Những thí nghiệm sau cho thấy rõ điều này

Nếu máy ảnh của bạn không có chức năng đo bằng spot metering, bạn có thể phóng to phần cảnh cần đo bằng ống kính tele của bạn và chọn một chỗ để đo.

Hãy xem hình 2, chúng ta dùng một cảnh có độ tương phản cao, nơi chúng ta sẽ đo là thiết bị nhỏ màu xám trên cabin của xe. Tôi phóng to tại điểm đó bằng ống kính tele của tôi và ấn nút AE-lock tại khu vực đó, sau đó thu nhỏ ra như cũ để chụp.

4414188626_5740ef7cf6_o_d.jpg


Chúng ta có thể thấy được biểu đồ rằng độ tương phản trong hình rất cao nơi mà khu vực sáng và tối chi phối toàn bộ bức ảnh và màu trung tính thì rất ít. Khi chỉ đo thiết bị trên cabin, nó làm giảm khả năng lấy đầy đủ các thông tin chi tiết khác có trong hai vùng tối và sáng còn lại

Trong hình 4, tôi khóa tại khu vực vô lăng và nói với thiết bị đo chuyển màu đen của vô lăng thành màu xám (màu trung tính). Kết quả biểu đồ cho thấy rằng khu vực chúng tôi đo bây giờ là màu xám và tất cả các khu vực bên trong xe (trong hình 3) như lưng ghế, đồng hồ đo, vv đã thấy rõ hơn, trong khi các cảnh bên ngoài xe là hoàn toàn cháy sáng .

4413420685_cc8a1c1231_o_d.jpg


Nếu mục đích của bạn là chụp ảnh nội thất của chiếc xe, thì điểm đo sáng ở trên cho ra bức ảnh như mong muốn, nhưng nó hy sinh những phần sáng trong bức ảnh.

Trong trường hợp này, máy đỏi hỏi chụp với tốc độ chậm hơn để thấy rõ các chi tiết, điều này khiến máy ảnh có thể bị run.

Trong hình 6, chúng tôi chọn điểm đo là phần trời nằm bên ngoài xe. Máy ảnh chuyển màu của bầu trời thành màu trung tính và kết quả bức ảnh thấy rõ phần lớn các chi tiết trên bầu trời và tất cả các cảnh khác bên ngoài xe hơi nhưng bóng thì bị cắt bớt.

4413420801_b21485c08b_o_d.jpg


Nếu mục đích muốn thấy rõ phần cảnh bên ngoài xe một cách chính xác, đây là một tấm ảnh có thể chấp nhận được

Cuối cùng, tấm số 8 được tôi chọn như một tấm ảnh tốt nhất. Tôi khóa một điểm sáng hơn trên đồng hồ và kết quả những chi tiết của bức ảnh được thấy rõ cả phần nội thất và ngoại thất xe.

4413421029_bf06c6ea0f_o_d.jpg


Sử dụng AE-lock là một cách tốt để học cách sử dụng đo sáng bằng tay. Sử dụng AE-lock cho phép chụp nhanh hơn khi điều kiện sáng của khung cảnh gần như không thay đổi, vì chúng ta chỉ cần thay đổi khẩu độ hoặc tốc độ màn trập trong máy ảnh của chúng ta thay vì phải đo sáng lại từ đầu cho mỗi lần chụp sau.

Một cách đơn giản, chúng ta chỉ cần chọn khu vực cụ thể để đo, khóa nó lại và chụp nhiều tấm mà không cần thay đổi các thông số về độ phản sáng của khung cảnh cho đến khi cần đo lại.

Hãy tìm hiểu cách sử dụng AE-lock đúng đắn và phù hợp và chúng ta sẽ ít phụ thuộc hơn vào chế độ đo sáng tự động và nhận được những màu sắc và ánh sáng phù hợp mà ta mong muốn
 
Tìm hiểu về SYNC-SPEED

Sync speed là tốc độ nhanh nhất của màn trập có thể sử dụng với đèn flash

Khi chụp với đèn flash, bạn không thể cài đặt tốc độ màn trập nhanh hơn tốc độ Sync-speed. Nếu bạn thử điều này trên máy ảnh khoảng 20 trước đây, bạn sẽ chỉ nhận được một phần hình ảnh của một khung cảnh, tuy nhiên với máy ảnh hiện đại hơn nó ngăn cản bạn cài tốc độ màn trập cao hơn tốc độ sync-speed.

Hai lý do quan trọng về sync-speed

1.) Lý do đầu tiên và là điều hiển nhiên là sync-speed nhanh thì bắt tốt các chuyển động nhanh và hạn chế run. Tốc độ 1/250 không phải là điều chúng ta mong muốn và 1/125 thì không bàn đến. Chúng tôi cần chụp tại 1/500 hoặc nhanh hơn để hình ảnh không bị nhòe

2) Lý do thứ hai, khá trừu tượng, là với một sync-speed càng cao thi càng giúp máy nhận đủ năng lượng của đèn flash để cân bằng với ánh sáng mặt trời. Dùng flash khi chụp dưới ánh sáng mặt trời là điều rất quan trọng để nhận được một bức ảnh tốt. Đây là lý do tại sao bạn thường thấy đèn flash luôn nằm trên máy ảnh của dân chuyên nghiệp. Những nhiếp ảnh gia chụp thiên nhiên thường có một vấn đề lớn với điều này, bởi vì họ chụp ở khoảng cách rất xa đến những động vật nhỏ. Thật là khó để đèn flash vươn tới một con chim ở một khoảng cách 50 feet, chưa nói đến những ống kính dài nằm phía trước đèn flash.

sync-speed càng nhanh cho phép chúng ta chụp ở khầu độ lớn hơn không đòi hỏi đèn flash mạnh, cho phép đánh flash liên tục nhanh hơn, và cho chúng ta chụp được nhiều hình hơn trong một giây.

Ánh sáng trực tiếp từ mặt trời thường gắt nên ta cần sử dụng flash trong một vài tình huống.

Xem thông tin bên dưới đây

4420314198_ca8900c70c_o_d.jpg


Vùng phơi sáng ở ánh sáng xung quanh là vùng xám nằm ngan bên dưới đường cong

Muốn tăng độ sáng lên toàn bộ một vùng nào đó bạn muốn, thì cũng có nghĩa là bạn cần một khoảng thời gian nào đó để ánh sáng phủ hết, điều này cũng đòi hỏi màn trập mở lâu hơn hoặc bằng để có thể thấy hết vùng chiếu sáng.

Trong hình ở trên, chúng ta thấy cần 1/1000 giây để đèn flash chiếu sáng hết toàn vùng, vì vậy trong khoảng 1/1000 giây hoặc chậm hơn, thì vùng phơi sáng là không thay đồi (máy ảnh có đủ hoặc dư thời gian để quét hết vùng chiếu sáng)

Như vậy cùng công suất đèn flash, tốc độ màn trập bằng với sync-speech hay chậm hơn thì độ phơi sáng không đổi. Kết quả vẫn tương tự, nếu khẩu độ nhỏ hơn đòi hỏi thời gian màn trập mở lâu hơn để giữ nguyên giá trị phơi sáng như ở trên, nhưng cần nhiều năng lượng hơn để giữ flash.

Thật khó để đủ pin cho đèn flash luôn nạp đầy năng lượng để cân bằng được với ánh sáng gắt, tôi thường gặp vấn đề với ánh sáng ban ngày khi dùng máy ảnh có sync-speed chậm, hoặc đèn flash chỉ hoạt động khi được sạc đầy đủ năng lượng điều đó mất nhiều thời gian vì chờ đợi

a) Flash quét tức thời mà kéo dài chỉ khoảng 1/1000 của một giây. Bạn nhận được cùng độ phơi sáng từ flash bất kể tốc độ màn trập. Chỉ có khoảng cách, khẩu độ và ISO làm ảnh hưởng đến nó.

b) Tốc độ khác nhau của màn trập có thể ảnh hưởng đến độ phơi sáng được chiếu sáng bởi ánh sáng xung quanh. Khác nhau về ISO hoặc khẩu độ không thay đổi tỷ lệ giữa đèn flash và ánh sáng xung quanh.

c) Thay đổi khẩu độ hay tiêu chuẩn ISO không ảnh hưởng đến tỷ lệ giữa flash và ánh sáng xung quanh. Yếu tố làm thay đổi tỷ lệ này là khoảng cách, tốc độ màn trập và năng lượng đèn flash.

d) Nếu bạn có thể thay đổi đến một sync-speed cao hơn, bạn có thể sử dụng ISO cao hơn hoặc khẩu độ lớn hơn để giữ cùng độ phơi sáng trong khi tăng độ nhạy đèn flash.

Hầu hết pin cung cấp cho đèn làm việc rất nhiều để cạnh tranh với ánh sáng mặt trời, trừ khi ta chụp gần chủ thể. sync-speed cao hơn cho phép đèn đi xa hơn hay dùng điện ít hơn. Dùng ít năng lượng hơn sẽ tăng thời gian sử dụng pin

e) Đây là một sự khác biệt tinh tế rất nhiều người bỏ lỡ: sử dụng một ISO thấp hoặc thiết lập khẩu độ lớn chẳng giúp được gì, trừ khi bạn có một sysn-speed cao hơn để giữ độ phơi sáng trong môi trường sáng xung quanh không thay đổi.

Ví dụ một: Bạn không thể làm giảm đèn flash theo yêu cầu bằng cách tăng ISO. Bạn cần phải sử dụng một khẩu độ nhỏ hơn để giữ độ phơi sáng theo môi trường sáng xung quanh, bởi bạn không thể tăng tốc độ màn trập cao hơn tốc độ của sync-speed. Dù các khẩu độ nhỏ hơn và ISO cao hơn bạn vẫn cần nguốn sáng từ một đèn flash. Một ISO cao không làm làm tăng phạm vi của pin hoặc làm pin tốt hơn.

Ví dụ hai: Một ISO thấp hơn có thể cho phép bạn sử dụng khẩu độ lớn hơn khi chụp chân dung, nhưng nó sẽ không làm nhanh hơn thời gian phục hồi hoặc phạm vi sử dụng pin lên. Nếu bạn đặt ISO thấp hơn và sử dụng khẩu lớn hơn, bạn vẫn cần sức mạnh của đèn flash. Một sync-speed nhanh hơn sẽ cho bạn nhiều khả năng hơn và cần ít năng lượng từ đèn flash khi sử dụng khẩu độ lớn hơn.

Không có một bất lợi nào nếu sync-speed nhanh cả. Sync-speed nhanh hơn cho bạn nhiều chọn lựa khác nhau. Bạn luôn có thể sử dụng tốc độ chậm hơn với đèn flash.

Tại môi trường ánh sáng yếu, tốc độ màn trập chậm là cần thiết để lấy đủ sáng trong môi trường xung quanh. Tóm lại, sync-speed rất quan trọng dùng flash để dung hòa với sáng ban ngày để nhận được hình ảnh tốt nhất

Sync-speed không phải là một vấn đề liên quan đến ánh sáng mờ.
 
hay lắm ko học chụp ảnh nhưng mà tìm được tư liệu kiểu này thì phỉa công nhận là rất hay tìm tòi
hay lắm em ah
chắc nó sẽ giúp nhiều trong tương lai tới đây
HIHIHIHIIHII
 
Thật là một tài liệu tuyệt vời. Tôi chụp hình từ thời máy film và được học cơ bản. Sang máy số cũng đã được 10 năm, nhưng chưa bao giờ có được một tài liệu hoàn hảo về cân bằng trắng và đo sáng như tài liệu này. Chân thành cám ơn tác giả bài viết và diễn đàn Thuviencuoi.com!
 
mình làm theo hướng dẩn tư liệu ở trên ,cân bằng trắng WB preset .PRE .các bạn xem gơp ý dùm nha!
 
Back
Top