Tìm hiểu những sai lầm kinh điển khi thiết lập máy ảnh chụp chân dung

Thảo luận trong 'THIẾT BỊ – CÔNG NGHỆ' bắt đầu bởi hienhien12, 4/2/21.

  1. hienhien12

    hienhien12 Member

    Tham gia:
    18/8/20
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    9
    Giới tính:
    Nữ
    Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn những sai lầm kinh điển khi thiết lập máy ảnh chụp chân dung

    >>> Xem thêm: Vui lòng đăng nhập để thấy link hay Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Chụp tự động mà không biết cách sử dụng các điểm AF

    Mỗi chiếc máy ảnh đều có hệ thống lấy nét với các điểm lấy nét rất hoàn hảo, dù nhanh hay chậm. Nếu bạn điều khiển các điểm lấy nét ở đâu, nó sẽ nét đúng như vậy. Nhưng nhiều người cứ nghĩ rằng máy ảnh có sẵn hệ thống tự động và phó mặc cho nó, kết quả là trượt nét. Điểm lấy nét ở một bức ảnh chân dung là ở đôi mắt. Bạn hãy khóa nét vào đôi mắt nhân vật khi chụp, hoặc di chuyển các điểm lấy nét sao cho tương ứng với mắt khi chụp chân dung.


    [​IMG]


    Để tốc độ chậm

    Thường những bức ảnh chân dung là để làm nổi vật nhân vật, và phần tiền cảnh hoặc hậu cảnh đều bị làm mờ. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng hay sử dụng chế độ A (Ưu tiên khẩu độ) để làm mỏng trường ảnh (DOF) với việc mở khẩu cực lớn. Và do đó, tốc độ sẽ tăng lên để có những bức ảnh sắc nét làm cho nhân vật được chụp trở nên ấn tượng. Nhưng có nhiều người lại để tốc độ thật chậm để thu hút thêm ánh sáng. Và mỗi một rung động dù nhỏ nhất cũng làm trượt nét trong bức ảnh vốn đã có trường ảnh khá mỏng.

    Bạn nên nhớ rằng, chụp chân dung thì hãy để khẩu lớn, tốc độ màn trập luôn lớn hơn mức tiêu cự mà bạn đang sử dụng để chụp trong thời điểm hiện tại. Ví dụ, bạn để tiêu cự 85mm thì tốc độ của bạn phải là 1/85s hoặc nhanh hơn. Kinh nghiệm chụp chân dung của nhiều nhiếp ảnh gia là luôn để mức tốc độ cao gấp hai lần so với mức tiêu cự mà họ sử dụng.

    Không sử dụng chế độ chụp liên tục

    Nhiếp ảnh là cuộc chơi với ánh sáng, vậy nên mỗi một bức ảnh có khi lại cho ra cái hồn nhân vật có sự khác nhau. Ngoài ra, hệ thống lấy nét không hoàn toàn giống nhau sau mỗi lần chụp nên bạn có thể sử dụng chế độ chụp liên tục để chọn ra bức ảnh đã mắt nhất trong một loạt ảnh. Việc này cũng khiến cho thao tác nhanh hơn khi muốn chụp nhiều ảnh, đồng thời cũng giảm bớt độ rung máy ảnh khi muốn chụp tiếp bức ảnh thứ hai.

    Chụp Flash dưới trời nắng

    Có thể nói đây là thảm họa. Ngay cả những nhiếp ảnh gia lão làng cũng chưa dám chắc là mình đã sử dụng thành thạo đèn Flash máy ảnh trong mọi tình huống. Với ánh sáng ban ngày có trời nắng, nguồn sáng tự nhiên mạnh khiến bạn khó chịu khi chụp ngược nắng và sử dụng Flash để làm sáng nhân vật. Nhưng tốc độ màn trập sẽ bị giới hạn bởi khả năng đồng bộ với đèn Flash. Trong khi đó, ánh sáng tự nhiên quá gắt nên bạn phải sử dụng tốc độ cao để giảm bớt sự chói gắt dù nó có thể làm nhân vật trông hơi tối. Bạn có hai lựa chọn: sử dụng kính lọc để giảm bớt cái nắng gắt, hai là sử dụng tấm hắt sáng cho nhân vật trông được rõ hơn.

    Không sử dụng các chế độ cân bằng trắng (White Balance)

    Một trong những tính năng khá độc đáo của máy ảnh chính là các chế độ cân bằng trắng. Và nó cũng rất quan trọng khi cho phép bạn có được bức hình với độ cân bằng màu chuẩn nhất trong phạm vi có thể. Màu trời, màu da người, màu của bức ảnh đều có thể được bạn điều chỉnh thông qua các chế độ cân bằng trắng. Nhưng nhiều người lại để Auto nên làm cho việc chỉnh sửa hậu kỳ khá khó khăn với từng trường hợp chụp chân dung khác nhau: chụp trong nhà, chụp dưới tời âm u, chụp trong đêm tối…

    Nguồn: https:/kpnet.vn/nhung-sai-lam-kinh-dien-khi-thiet-lap-may-anh-chup-chan-dung.html


    Nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ, máy ảnh, ống kính,.. uy tín chất lượng


    Công ty cổ phần công nghệ Kyma



    Địa chỉ: 474 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh


    Vui lòng đăng nhập để thấy link
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |