Sử dụng bộ lọc photoshop

Thảo luận trong 'Bài hướng dẫn' bắt đầu bởi tomato, 16/10/10.

  1. tomato

    tomato New Member

    Tham gia:
    22/9/10
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    321
    Như đã nói, không tính đến những bộ lọc "bên thứ ba", bản thân photoshop có đến 98 bộ lọc riêng, xếp thành 13 hạng mục: Artistic, Blur, Brush, Strokes, Distort, Noise, Pixelate, Render, Sharpen, Sketch, Stylize, Texture, Video và Others gồm những bộ lọc không có cùng đặc điểm - truy cập từ menu Filter. Phần này sẽ lần lượt giới thiệu từng bộ lọc theo từng nhóm, có kèm theo thông tin hướng dẫn sử dụng.

    Kiểu bộ lọc:

    Có ba kiểu bộ lọc chính

    -- Bộ lọc một bước ( one Step Filter ) --
    Áp dụng bộ lọc không có sự điều khiển của người dùng. Ví dụ bộ lọc Blur, làm nhoè các điểm ảnh trong hình ảnh để màu trong mỗi điểm ảnh trở nên hơi gần hơn với màu của các điểm ảnh gần nó nhất. Bạn không thể định rõ mức độ nhoè bạn muốn có cho điểm ảnh đó. Bạn chọn tên bộ lọc từ menu, bộ lọc thực hiện công việc của nó, và thế là xong. Bạn có thể áp dụng bộ lọc đó nhiều lần nhưng kết quả lọc lần đầu so với lần sau đều như nhau và bạn không thể thay đổi. Có thể tìm thấy bộ lọc loại này trong menu Filter do chúng không có các dấu ( ... ) theo sau tên.

    -- Bộ lọc tham số ( Parameter Filter ) --
    Cho bạn các lựa chọn. Bạn cần cài đặt các con trượt hoặc công cụ điều khiển để định rõ công việc mà bộ lọc sẽ thực hiện. Hầu hết bộ lọc cài sẵn trong photoshop là thuộc kiểu này.

    -- Bộ lọc ứng dụng mini ( Mini-application Filter ) --
    Là bộ lọc cho phép người sử dụng lưu và gọi lại các xác lập, tạo ra môi trường riêng bên trong photoshop. Nhiều bộ lọc của bên thứ ba (tức bộ lọc không do Adobe chế tạo mà phải đặt mua riêng) là bộ lọc ứng dụng mini, còn bộ lọc gốc photoshop thì không thuộc loại này.

    Loại bộ lọc:

    Các bộ lọc có thể được phân chia thành nhiều loại chung. Hai loại cơ bản nhất là Production và Special Effects. Bộ lọc hướng dẫn sản xuất dùng để chỉnh màu hoặc hiệu chỉnh tiêu điểm giúp chuẩn bị hình ảnh để in. Bộ lọc hiệu ứng đặc biệt thay đổi hình ảnh theo cách thức không hiện thực. Loại này còn được chia nhỏ thành những loại sau :

    -- Pre-Press -- Bộ lọc giúp chuẩn bị hình ảnh để in ra
    -- Special Effects -- Mục đích là thay đổi hình ảnh theo chiều hướng nghệ thuật hơn là hiện thực
    -- Color Change -- Bộ lọc thay đổi các giá trị màu trong hình ảnh
    -- Deformation -- Bộ lọc thay đổi hình học của các hình ảnh bằng cách uốn, vặn, thu nhỏ ...
    -- Displacement -- Sử dụng hình ảnh khác hoặc một thuật toán cài sẵn làm ánh xạ để điều khiển sự biến dạng của ảnh gốc. Làm cho hình ảnh đó có dáng vẻ tựa như được chiếu qua kiểu bề mặt khác, chẳng hạn nước hoặc thuỷ tinh.
    -- Destructive -- Bộ lọc thay thế hình ảnh với hiệu ứng riêng: hình ảnh gốc không tác động đến kết quả lọc
    -- Distressed -- Hình ảnh gốc thay dổi hiệu ứng bộ lọ, nhưng hình ảnh được lọc không dễ nhận biết được
    -- Focus -- Bộ lọc thay đổi tiêu điểm của hình ảnh,làm cho ảnh sắc nét hoặc nhoè hơn.
    -- Stylizing -- Bộ lọc tạo hiệu ứng hơi trừu tượng và tạo phiên bản cách điệu hoá của ảnh gốc.
    -- Texture -- Bộ lọc tạo hoa văn bề mặt ( gọi là mẫu kết cấu )
    -- 3D -- Bộ lọc tạo chiều thứ ba trong hình ảnh
    Một số bọ lọc có thể thuộc nhiều loại."Special Effects" và Pre-Press là chủ đích hơn là kết quả. Chúng được dùng kết hợp với các loại khác trên biểu đồ.

    Chế độ màu được chấp nhận:

    Bộ lọc có thể làm việc trên chế độ RGB,Grayscale, CMYK, hoặc chế độ màu Lab - hoặc chỉ trên một vài chế độ trong số đó. Vị trí này trên biểu đồ cho bạn biết bộ lọc đang bàn có thể hoạt động trên chế độ màu nào. Hình ảnh trong chế độ Bitmap hoặc Indexed Color không thể lọc được.

    Kiểu xem trước:

    Sẽ luôn luôn hữu ích khi có khả năng xem xét hiệu ứng lọc trước khi quyết định áp dụng bộ lọc đó vào hình ảnh. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn dùng bộ lọc tham số, bởi lẽ nó giúp bạn lựa chọn các xác lập thích hợp và rút ngắn thời gian thi hành. Nhiều bộ lọc của Photoshop có khung xem trước - tức vùng trong hộp thoại của bộ lọc đang sử dụng cho phép bạn xem những gì xảy ra khi áp dụng bộ lọc đó. Các bộ lọc one-Step không có khung xem trước. Dưới đây là một số kiểu xem trước của bộ lọc:

    -- Không có ( none ) -- Bộ lọc không có khung xem trước
    -- Một phần ( Small Filter Preview ) -- Có một vùng nhỏ trong hộp thoại hiển thị một phần nhỏ của hình ảnh khi được áp dụng bộ lọc.
    -- Toàn phần ( Full Filter Preview ) -- Ngoài khung xem trước nhỏ,bạn có thể xem các kết quả ảnh trên ảnh gốc. Cả khung xem trước nhỏ và ảnh gốc đều được cập nhật khi bạn thay đổi các xác lập tham số.
    -- Khung dây ( Wireframe Preview ) -- Sơ đồ biểu thị đường dẫn biến dạng sẽ được dùng để lọc hình ảnh bạn không xem được màu hoặc dữ liệu hình ảnh.

    Phụ thuộc dữ liệu:

    Trên biễu đồ cột này có dạng "Có/không". Có nếu bộ lọc đó thuộc loại phụ thuộc dữ liệu và chỉ có thể hoạt động trong một hình ảnh khác với hình ảnh trang (Blank Image). Việc lọc một hình ảnh trống (có màu thuần) với bộ lọc phụ thuộc dữ liệu sẽ không gây thay đổi trên hình ảnh đó. Một bộ lọc độc lập với dữ liệu ("không") sẽ tạo ra một kết quả ngay cả nếu hình ảnh hoàn toàn trắng. Một số bộ lọc độc lập với dữ liệu chỉ làm việc nếu hình ảnh không phải màu trắng: bộ lọc Clouds là mộ lọc duy nhất tạo kết quả trên lớp hoàn toàn trong suốt. Những bộ lọc khác ít nhất phải có các điểm ảnh để làm việc trên đó (và bạn sẽ phạm lỗi nếu cố tình áp dụng loại bộ lọc này trên lớp trong suốt).

    Phụ thuộc màu

    Đây cũng là cột có dạng "Có/không" khác "không" có nghĩa là màu Blackground và màu Foreground đã chọn từ ToolBox là màu nào cũng được,không thành vấn đề. "Có" có nghĩa là bộ lọc sử dụng hoặc màu Foreground hoặc Background hoặc cả hai như một phần của hiệu.

    Giới thiệu cụ thể từng bộ lọc - Bộ lọc ARTISTIC

    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Nguồn vietbao.vn
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/10/10

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |