nghesyngheo
Già Làng
Bài viết của bác Newbie_SG bên VNphoto.net
Do khác biệt ngôn ngữ Anh-Việt, nên đôi khi việc dịch nghĩa các từ đơn thuần bằng từ điển không được sát và rõ nghĩa đối với người mới học chụp ảnh, vì thế trong topic này em không có ý định dịch (translation), mà dùng cách "chuyển ngữ" theo kiểu giải thích nôm na.
Các bác đã thạo thì chắc không cần đọc topic này, tuy nhiên đám newbie tụi em sẽ rất biết ơn nếu các bác chỉ bảo thêm cho tụi em về các thuật ngữ được trình bày ở đây. Và cũng đừng chê tụi em mất thời gian post những thông tin rất cơ bản, ngờ nghệch, mà "ai cũng đã biết nó là cái gì."
Các thuật ngữ sẽ được tổ chức thành các phần có liên quan đến nhau
1. Phần Camera
2. Phần Phơi sáng
3. Phần Ảnh số
4. Phần Quang học
I. Các thông số kỹ thuật của máy chụp hình
1. Sensor (bộ cảm biến ảnh)
Là một ma trận các điểm thu nhận tín hiệu ánh sáng đi qua ống kính, nó biến đổi tín hiệu tương tự (analog) của cuộc sống thực, thành các giá trị số (digital) để rồi được xử lý, lưu trữ, và tái tạo lại để chúng ta xem. Số lượng các điểm cảm biến trên một sensor thường được ghi bằng đơn vị Mega-Pixel (số triệu điểm thu nhận). Ví dụ 5.1 MP, 7.2 MP. 12.4MP.
1a. Cảm biến CCD (charge-coupled device) là loại cảm biến rất phổ biến, trước đây được coi là ưu việt nhất trong chế tạo máy ảnh số, thường được trang bị trong các máy du lịch, chuyên nghiệp, bán chuyên. Được phát minh năm 1969 tại phòng thí nghiệm 1969 AT&T Bell Labs bởi Willard Boyle and George E. Smith.
1b. Cảm biến CMOS (complementary metal oxide semiconductor) là một loại cảm biến khác. Thế hệ đầu của nó rất thua kém so với CCD về nhiều mặt, nên nó được áp dụng vào các camera giá rẻ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, CMOS thế hệ kế tiếp đã có nhiều ưu điểm kỹ thuật, vì vậy nó đã được áp dụng cho các camera cao cấp. (hầu hết các camera bán chuyên và chuyên nghiệp của Canon đều dùng CMOS)
CCD và CMOS khác nhau cơ bản về cách truyền tín hiệu.
Mỗi tế bào CCD nhận tín hiệu ánh sáng, rồi vài hoặc nhiều tế bào CCD truyền tín hiệu đó về một node, từ đó các tín hiệu mới được số hoá (digitalized).
Ngược lại, mỗi tế bào CMOS tự nó chuyển tín hiệu từ analog sang digital, ngoài ra mỗi tế bào CMOS còn được trang bị thêm phần khuyếch đại tín hiệu, phần xử lý nhiễu (noise)...
CCD hay CMOS ưu việt hơn? Đó là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên gần đây nhiều camera của Nikon đã chuyển sang dùng CMOS thay vì CCD.
2. Kích thước Sensor
Do nhiếp ảnh có một lịch sử lâu đời với nhiều kích cỡ film khác nhau, trong đó có lẽ phổ biến nhất là film 35mm (mỗi ô phim có kích thước 35x24mm). Sau này, khi chế tạo cảm biến máy ảnh KTS, người ta cũng căn cứ vào kích thước đó.
2a. Cảm biến đúng kích thước (full-frame)
Sensor có kích thước xấp xỉ đúng 35x24mm
2b. Cảm biến cỡ nhỏ (cropped sensor)
Sensor có kích thước nhỏ hơn full-frame, theo một tỷ lệ nào đó, ví dụ 1/1.5, 1/1.6
Lợi ích của các kích thước cảm biến là khác nhau tuỳ thuộc mục đích chế tạo máy ảnh. Về so sánh Full-Frame (FF) và cropped đã có bài trên diễn đàn, mời các bác chịu khó đọc tham khảo.
Từ đây, phát sinh vấn đề FOV (field of view) và crop factor (hệ số kích thước) hoặc còn được gọi là hệ số nhân tiêu cự - Focal Lenght Multiplier (FLM).
Một ống kính có tiêu cự 28-90mm lắp trên thân máy full-frame sẽ cho một trường nhìn đúng với tiêu cự mà nhà sản xuất ống kính nhắm tới, nhưng lắp trên một thân máy có sensor cỡ nhỏ hơn sẽ cho trường nhìn khác, nó bằng
hệ số crop x tiêu cự ống kính
VD: OK 28-90mm lắp trên máy crop 1.5x sẽ cho trường nhìn là 42-135mm
Hình minh hoạ
3. Các chế độ chụp hình của camera.
Để giúp người chụp giảm nhẹ các thao tác khó khăn, các camera đời mới thường có sẵn các chế độ được lập trình, để vận dụng trong các tình huống khác nhau.
3a. Full-Auto - Chế độ tự động hoàn toàn - có thể ký hiệu bằng chữ A
Ở mode này, camera sẽ tự động điều chỉnh mọi thông số liên quan để cho ra bức ảnh tạm được. Người chụp chỉ cần thao tác chọn bố cục, lấy nét, bấm và chụp (gần như là Point-and-Shoot, viết tắt là PnS)
3b. Programmed Mode - Chế độ lập trình - thường ký hiệu là P
Ở mode này, máy cũng sẽ tự động chọn các thông số, tuy nhiên, nó chừa lại một số thông số khác cho nguừơi chụp tự chỉnh
3c. Portrait Mode - chế độ chụp chân dung
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất (theo tình huống và tính toán của nó) để ra hình chân dung đẹp, ví dụ nó sẽ ưu tiên mở khẩu lớn để xoá phông nền chẳng hạn
3d. Landscape mode - Chế độ chụp phong cảnh
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất để chụp phong cảnh, ví dụ như đóng khẩu nhỏ để đạt độ nét sâu nhất
3e. Sport mode - chế độ chụp thể thao
Máy sẽ hiệu chỉnh để chụp các hoạt động nhanh, ví dụ tự chuyển sang chế độ chụp liên tiếp nhiều hình để bắt các khoảnh khắc đẹp, tự đặt chế độ lấy nét tự động toàn thời gian để luôn giữ đối tượng được lấy nét đúng
3f. Night Portrait mode - chế độ chụp chân dung đêm
Máy sẽ tự chỉnh để có ảnh chân dung đêm đẹp nhất theo tính toán của nó, ví dụ mở màn trập trong thời gian dài để thu nhận cả ánh sáng của hậu cảnh, của môi trường xung quanh
3g. Macro mode - chế độ chụp cận cảnh
Máy hiệu chỉnh để chụp cận cảnh: hoa lá, các đối tượng nhỏ
3h. Av - Aperture value - Chế độ ưu tiên khẩu - trên máy Nikon ký hiệu là A = Aperture
Ở chế độ này, người chụp tự điều chỉnh khẩu độ ống kính, máy sẽ cho ra thời gian chụp tốt nhất. Mode này thường được sử dụng để kiểm soát độ sâu trường ảnh (Depth of Field-DOF) hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, cần ưu tiên khẩu to để thu được nhiều ánh sáng hơn
Khái niệm f-stop: giá trị khẩu mở
3i. Tv - Time value - Chế độ ưu tiên tốc độ - trên máy Nikon ký hiệu là S = Shutter Speed
Người chụp chọn thời gian mở màn trập, máy tự chọn giá trị khẩu để phối hợp. Mode này dùng để kiểm soát thời gian bấm máy, trong trường hợp thời gian bấm máy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
VD nếu để thời gian quá dài, ảnh sẽ nhoè do run tay chẳng hạn, hoặc ngược lại, cần phơi sáng lâu để thu nhận ánh sáng của khung cảnh xung quanh trong trường hợp chụp phong cảnh thành phố về đêm.
Các giá trị Tv tuỳ theo máy, có thể từ 1/8000 giây đến 30 hoặc 60 giây
3j. Chế độ Manual - Chỉnh tay hoàn toàn - M
Người chụp tự thiết đặt mọi thông số để phục vụ nhu cầu chụp của mình. Thường dành cho các tay máy đã có chút ít kinh nghiệm.
3k. Chế độ A-DEP - Auto Depth of Field
Hình như chế độ này chỉ có trên thân máy Canon, nó nhằm mục đích tự điều khiển khẩu mở sao cho các đối tượng nằm trong vùng tiêu cự đều được lấy nét tốt.
Lúc này, camera dùng tất cả các điểm lấy nét mà nó có, mỗi điểm sẽ lấy nét tốt cho đối tượng mà nó bắt được(có cái thì ở gần, có cái thì ở xa), sau đó điều chỉnh khẩu mở sao cho các đối tượng cùng nét tốt.
3l. Chế độ B - Bulb
Ở chế độ này, màn trập sẽ mở suốt trong thời gian mà ngón tay còn giữ nút shutter, khi nào nhả tay màn trập mới đóng. Mode này dùng để chụp phơi sáng trong khoảng thời gian dài...
Chỉ có trên một số máy nhất định.
4. Focusing - Lấy nét
4a. Focus - points - Điểm lấy nét
Các máy đời mới thường có nhiều hơn 01 điểm lấy nét, và người dùng thoải mái lựa chọn một điểm bất kỳ làm tâm lấy nét cho khung hình.
Cái này tiện cho các bác nào lười lia ống kính để chọn bố cục, thì chọn luôn điểm lấy nét bên trái/phải, chĩa điểm đó vào đối tượng, lấy nét và chụp xong là có luôn bố cục 1/3 chính xác luôn nhé
4b. Flexi-Zone - Điểm lấy nét linh hoạt
Có một số máy cho phép ta dịch chuyển điểm lấy nét linh hoạt đến bất cứ chỗ nào của khung hình (như Canon G9 chẳng hạn)
4c. AF - Auto Focus - Lấy nét tự động
Camera tự điều chỉnh ống kính để lấy nét cho đối tượng. Thao tác của người chụp là chĩa điểm lấy nét vào đối tượng, rồi nhấn 1/2 nút chụp (shutter button) để máy lấy nét. Khi lấy được nét rồi, máy thường xác nhận bằng một tiếng bip nhỏ hoặc có đèn báo lấy nét chính xác.
4d. MF - Manual Focus - Lấy nét tay
Người chụp tự vặn vòng lấy nét trên ống kính
4e. One shot Focus - Lấy nét cho một cú chụp- Nikon ký hiệu bằng chữ S-Single Focus
Ở chế độ này, máy tự động lấy nét cho đối tượng chụp, nhưng người chụp phải lấy nét mỗi lần cho các cú bấm máy khác nhau.
4f. AI Servo focus - Lấy nét liên tục - Continuous focusing - Nikon ký hiệu bằng chữ C
Các máy được trang bị tính năng này, có thể phát hiện đối tượng chuyển động và liên tục điều chỉnh ống kính để bắt nét đối tượng
4g. AI Focus - Chế độ trung gian giữa lấy nét một lần và liên tục.
Nó tự điều chỉnh camera về One Shot focus nếu đối tượng đứng yên, và chuyển sang AI servo nếu nó phát hiện đối tượng chuyển động.
4h. Out of Focus - Đối tượng nằm ngoài vùng nét
4i. Soft Focus - Lấy nét đúng, nhưng đối tượng không nét căng mà hơi mờ ảo mềm mại hơn một tý
4j. AF assist - hỗ trợ lấy nét
Các máy có chức năng này thường có một đèn, chiếu tia sáng vào chủ thể được chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, để hỗ trợ ống kính lấy nét chính xác. Nó có thể là một đèn riêng, hoặc có máy dùng luôn đèn flash để hỗ trợ lấy nét.
5. WB - White balance - Cân bằng trắng.
Mục đích của cân bằng trắng là để có được màu sắc tốt nhất theo ý của người chụp (phản ánh trung thực màu cuộc sống, hay ám tông này tông khác tuỳ theo mục đích sáng tạo)
Khi chụp hình, tuỳ theo tình huống ánh sáng mà người ta chỉnh WB trên máy sao cho nó đáp ứng nhu cầu.
5a. Auto WB - cân bằng trắng tự động.
Máy sẽ tự phân tích ánh sáng mà nó thu được để chỉnh WB thích hợp
5b. Daylight - ánh sáng ban ngày ~ 5200oK
5c. Shade - bóng râm ~ 7500oK
5d. Cloudy - trời nhiều mây ~ 6000oK
5e. Lamp - đèn dây tóc ~ 3000oK
5f. Fluorescent - Đèn Neon ~ 4000oK
5g. Flash - đèn chớp ~ 5500oK
5h. Custom WB - cân bằng trắng tự chọn.
Chụp một tấm giấy trắng trong điều kiện ánh sáng cụ thể, rồi dùng nó làm căn cứ để đặt làm màu trắng tiêu chuẩn cho phiên chụp hình ở ánh sáng đó.
Cái này các bác quay phim rất cần, ta thường thấy, trước khi bấm máy, ông cameraman thường sai bảo ông camera assistant đưa một tờ giấy trắng để quay mẫu, đặt WB tiêu chuẩn cho điều kiện ánh sáng cụ thể.
5i. Temperature WB: cân bằng trắng theo nhiệt độ màu
Các máy có trang bị tính năng này có thể cho phép người chụp tự đặt WB theo nhiệt độ màu, thường thì từ 2.000oK đến 10.000oK, mỗi nấc chênh nhau 100oK
5j. WB SHIFT: dịch chuyển cân bằng trắng
Các máy có chế độ này, cho phép người dùng dịch chuyển điểm cân bằng trắng trên đồ thị màu có 2 trục, trục đứng là dịch chuyển Green-Magenta, còn trục ngang là Blue-Amber. Khi WB được dịch chuyển sang điểm khác, máy sẽ chụp ra các tấm hình có màu ám theo thông số đặt trước.
6. Drive mode - Số lần chụp.
6a. Single frame, single shot - một khuôn hình
Mỗi lần bấm máy, chụp một tấm hình
6b. Burst shots - continuous shots - chụp liên tục
Mỗi lần bấm máy, chụp liên tiếp nhiều hình tuỳ theo khả năng của máy
6c. Timer shots - chụp hẹn giờ
Máy sẽ chụp hình sau một khoảng thời gian hẹn trước: 10 giây, 20 giây, etc.
6d. Interval shots - chụp cách quãng - Intervalometer
Máy sẽ chụp hình ngắt quãng sau những khoảng thời gian định trước, VD cứ sau 30 phút lại nháy một tấm. Dùng để chụp theo dõi một bông hoa nở chẳng hạn
7. EV+, EV- Bù phơi sáng - Exposure Value Compensation
Khi chụp hình, có thể do lý do nào đó mà tấm hình không được đúng sáng như ý, ta có thể dùng chức năng này để tăng sáng hay giảm sáng cho cú bấm tiếp theo. Khi đó máy sẽ điều khiển tốc độ chụp, hoặc khẩu mở để tăng hoặc giảm sáng. Thường thì mỗi nấc tương đương với 1/3 EV step
8. BKT - Bracketing - Úp sọt
Các máy có chế độ này, giúp người chụp "úp sọt" đối tượng bằng 3 bức hình chụp cho một lần bấm máy. He he đây là chiến thuật "bắt nhầm còn hơn bỏ sót" đây ạ.
8a. AEB - Auto Exposure Bracketing- Úp sọt điểm phơi sáng
Máy chụp 3 cú, một cú ở chế độ giảm sáng -EV, một cú ở EV, và một cú ở +EV, các giá trị cộng trừ này tuỳ theo người đặt. Có thể là -1/3 --- 0 --- +1/3 etc
8b. WB BKT - White Balance Bracketing - Úp sọt điểm cân bằng trắng
Máy cũng chụp 3 cú, lần lượt ở -WB --- WB 0 --- WB +
Tuỳ theo người chụp đặt.
8c. AF BKT - Auto Focus Bracketing - úp sọt điểm lấy nét
Tương tự như 2 kiểu BKT trên, nhưng lần này là BTK focus point.
Kết quả của việc chụp Bracket là để có các tấm hình được chụp ở 3 chế độ khác nhau, rồi sau đó người chụp lựa tấm ổn nhất cho mình.
9. Metering - Đo sáng
Các phương pháp mà máy dùng để đo sáng, rồi tính toán bộ kết quả Av, Tv, ISO phù hợp để cho tấm hình được phơi sáng đúng
9a. Evaluative Metering - Đo sáng tương đối cho toàn khung hình
9b. Partial Metering - đo sáng phần
Máy đo sáng cho khoảng 12-15% khung hình, xung quanh điểm đo sáng
9c. Center-Weighted Average Metering - đo sáng trung bình ưu tiên vùng trung tâm
9d. Spot Metering - đo sáng điểm
Máy đo sáng khoảng 3-5% khung hình, quanh điểm đo
9d. TTL - Through The Lens Metering - Đo sáng thông qua ống kính
Máy dùng thông tin thu được qua ống kính để đo sáng, đặc biệt quan trọng trong trường hợp dùng đèn flash gắn ngoài. Công nghệ TTL này đảm bảo đèn Flash đánh đúng công suất cần thiết để hình được phơi sáng đúng.
10. Sensitivity- Độ nhạy sáng - ISO Speed
Trong kỷ nguyên của máy phim, người ta phải dùng các cuộn phim có độ nhạy sáng khác nhau để chụp trong những điều kiện ánh sáng khác nhau, độ nhạy cao thì phim càng dễ bắt sáng.
Khi chuyển qua máy KTS, sensor có thể được hiệu chỉnh các mức nhạy sáng khác nhau để mô phỏng độ nhạy của phim.
Chúng ta sẽ thấy có các chế độ ISO Auto, ISO 100-200-400-800-1600-3200-6400 etc.
Ánh sáng càng yếu thì ta càng cần ISO cao, để tăng nhạy sáng, đồng nghĩa với việc có thể rút ngắn thời gian chụp.
Tuy nhiên, độ nhạy càng cao thì càng tăng nguy cơ bị nhiễu ảnh (noise)
11. Noise - Nhiễu ảnh
Các hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, ISO cao, thường xuất hiện các đốm màu loang lổ không mong muốn, như ví dụ dưới đây
11a. NR - Noise Reduction - Giảm nhiễu
Các máy ảnh có thể được trang bị công nghệ giảm nhiễu để tránh noise
12. Công nghệ ổn định hình ảnh
Các phó nhòm thường xuyên cầm máy bằng tay (handheld shoot), vì thế tình trạng run tay là không tránh khỏi, nhất là những cú phơi sáng dài. Theo em biết thì dài hơn 1/60 giây là đã có nguy cơ run tay.
Vì thế, các hãng sản xuất đã cố gắng tìm ra cách để khắc phục tình trạng này. Do cách tiếp cận và giải pháp là rất khác nhau, nên mỗi hãng đặt tên một kiểu.
Canon -- Image Stabilizer -- IS, thiết kế trên ống kính. Cơ chế của nó là dịch chuyển thấu kính để bù ngược lại rung động của tay cầm máy
Nikon -- Vibration Reduction - VR, cũng thiết kế trên ống kính
Sony -- Steady Shot - thiết kế trên thân máy, cơ chế là dịch chuyển sensor để bù lại rung động
Olympus -- Image Stabilization - cũng thiết kế trên thân máy
Pentax - Shake Reduction - cũng trên thân máy
13. Orientation Sensor - Cảm biến phương hướng
Một số máy được trang bị cảm biến ghi nhận góc nghiêng của camera khi chụp hình. Thông tin này sẽ được ghi vào file ảnh, để khi về xử lý trên máy tính, hoặc đơn giản là xem lại trên màn hình nhỏ của máy chụp, hình ảnh sẽ được quay trở lại theo một góc tương ứng cho chúng ta dễ xem.
14. Buffer - Bộ nhớ đệm
Trong trường hợp chụp continuous shots, rất nhiều ảnh được ghi nhận trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng được lưu tạm vào bộ nhớ đệm, rồi sau đó mới được ghi lên thẻ nhớ.
Dung lượng của bộ nhớ đệm quyết định số hình ảnh tối đa mà máy chụp được trong 1 lần bấm. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào dung lượng mỗi ảnh nữa. Ví dụ máy chỉ chụp được tối đa 8 ảnh RAW (10MB/each), nhưng lại được 27 ảnh JPG (2.5 MB/each).
15. Firmware
Cái này em không biết dịch sao cho rõ nghĩa. Hardware là Phần cứng, Software là Phần mềm, thì Firmware là Phần sụn chăng?
Firmware là toàn bộ chức năng của máy ảnh, là bộ thông tin được ghi vào một chip trong máy, nó quyết định tất cả hoạt động của máy.
Firmware có thể được nâng cấp để cập nhật thêm chức năng cho máy, hoặc sửa lỗi cho các chức năng có sẵn.
Nâng cấp Firmware là không khó, tuy nhiên, phải hết sức cẩn thận khi làm việc này. Nó có thể làm máy ảnh không sử dụng được nữa, nếu như có lỗi trong quá trình nâng cấp.
Lợn lành thành lợn què, lợn què thành lợn chết, các newbie phải hết sức cẩn thận khi vọc chức năng này.
16. Clear Settings - Xoá bỏ mọi thiết đặt
Sau khi vọc vạch một hồi, có thể máy ảnh bị thiết lập sai, ảnh ọt chụp ra như rác rưởi. Chúng ta có thể dùng clear settings để xoá bỏ mọi thiết lập cá nhân, trả lại tình trạng thiết lập ngầm định của hãng SX
17. Flash - đèn chớp
Khi chụp hình trong điều kiện thiếu sáng, hoặc ngay cả ban ngày (khi chụp ngược sáng chẳng hạn), ta cần có một nguồn chiếu sáng cho đối tượng được chụp.
17a. Built-in flash - đèn flash gắn sẵn: hay có trên máy PnS
17b. Pop-Up flash - đèn flash gắn sẵn, mở lên: có trên nhiều loại máy
17c. External Flash - đèn gắn thêm Phải mua thêm, có công suất đánh lớn hơn nhiều so với đèn built-in hoặc đèn pop-up.
17d. TTL Flash - Through the Lens flash: Các đèn được trang bị công nghệ này, cũng căn cứ vào độ sáng đo được qua ống kính, để hiệu chỉnh công suất đánh cho phù hợp
17e. Flash Sync (Synchronize)- Đồng bộ thời điểm đánh đèn: Việc đánh đèn vào thời điểm nào: Đầu thời điểm (First Curtain Sync), hoặc cuối thời điểm phơi sáng (Second Curtain Sync) để đảm bảo bức hình được phơi sáng theo đúng mục đích.
17f. Flash Exposure Compensation - Bù trừ công suất đánh đèn Dùng để bù trừ, cho đúng mức sáng cần thiết
17g. Fill Flash - chả biết dịch thế nào-tạm gọi là "nháy bổ trợ" Kỹ thuật được sử dụng để làm sáng các vùng bóng tối quá tương phản khi chụp hình.
VD khi chụp chân dung ngược sáng, vùng hậu cảnh quá sáng, mặt người dễ bị tối, hoặc các vùng bóng đổ trên hốc mắt, mũi, sẽ đen thui, ta dùng flash đánh bổ trợ thêm để đảm bảo mặt người sáng tốt.
Fill flash rất có ích trong nhiều trường hợp. Trước đây em cứ tưởng là flash chỉ dùng ban đêm. Nay thì giữa trưa nắng 12h em cũng dùng fill-flash.
Ví dụ về tác dụng của fill flash đây ạ
17h. Flash Diffuser - chụp tản sáng cho đèn flash
Đôi khi, công suất của đèn flash đánh thừa, ta dùng một tấm vật liệu nào đó để làm giảm sáng, tản sáng flash ra xung quanh
Các nhà nhiếp ảnh dùng nhiều thứ làm diffuser, kể cả làm một cái cốc nhựa cũ, hay cái vỏ ống phim, hay tờ tiền giấy, rất vui
Flash diffuser đây ạ
************************* BỔ SUNG ************************
18. C.Fn: custom function - chức năng tự chọn
Ngoài những xác lập thông số phổ biến được đặt ngay trong các menu của máy, còn có những chức năng ít phổ biến hơn, tuỳ chọn theo ý thích cá nhân, được giấu trong menu tuỳ chỉnh. Khi cần thay đổi phải vào sâu trong các menu cấp dưới để hiệu chỉnh
Ngoài ra, nhân tiện đang nói về camera, em cũng xin nói thêm về mấy cái từ phần cứng liên quan đến máy và thiết bị
- Quick Control Dial button: là cái nút xoay tròn để chuyển chức năng của máy
- Multi controller (Joystick): là cái nút có thể nghiêng ngả 4 phương 8 hướng để chọn chức năng cho máy
- Eye-cup: là cái bộ phận nhựa có bọc cao su gắn phía sau view finder để áp mắt vào ngắm
- Battery grip: là cái bộ pin lắp thêm cho máy
- Hot shoe: là cái ngàm để gắn đèn Flash thêm vào máy
- Monopod: là cái chân máy chỉ có 1 giò
- Tripod: là cái chân máy có 3 giò
- Ball Head: là cái cục lắp ở trên đầu chân máy, có kiểu hòn bi, tay cầm để dễ dàng xoay máy theo các góc độ
Thôi đi ngủ nghen, 1h sáng òi, hẹn các bác lúc nào em rảnh thì lại ngồi lọ mọ tiếp.
Tiếp theo em sẽ trình bày các thuật ngữ tập trung vào phần Phơi sáng - Exposure. Các thuật ngữ liên quan Camera & Camera settings, nếu còn thiếu, sẽ được bổ sung bằng edit vào các post bên trên.
II. Exposure - Phơi sáng
1. Under-Exposure: phơi sáng thiếu, ảnh hơi tối
2. Over-Exposure: phơi sáng thừa, ảnh hơi cháy
Nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật, vì thế các tiêu chí đánh giá chỉ là tương đối, tuỳ theo cảm nhận của mỗi người.
Có người thích chụp theo phong cách Under, có người lại thích Over. Cũng lại tuỳ bức hình, tuỳ tình huống mà chọn Under hay Over.
Vì thế, khi hân hạnh cầm dao đâm tay máy, chúng ta nên suy nghĩ và cố gắng cảm nhận ý tưởng sáng tạo hoặc thông tin mà người chụp muốn truyền tải. Nên tránh việc đâm chém ào ào tào lao, vô nghĩa
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới phơi sáng, đó là
3a. Aperture: độ mở ống kính, hay còn gọi là khẩu
Trong ống kính có cơ cấu giống như con ngươi của mắt người, có thể điều chỉnh đường kính lỗ mở để cho ánh sáng đi qua. Lỗ mở càng to thì càng nhiều sáng.
Do các yếu tố về quang học, nên giá trị tuyệt đối của đường kính lỗ mở liên quan chặt chẽ đến chiều dài tiêu cự.
Ví dụ: một lỗ mở đường kính 25mm trên một ống kính tiêu cự 100mm có hiệu quả giống hệt như một lỗ mở đường kính 50mm trên ống kính tiêu cự 200mm. Cả 2 trường hợp, tỷ lệ giữa đường kính lỗ mở với chiều dài tiêu cự đều là 1/4. (hay f/4)
Cách tính này mang tính thực tế hơn đối với người chụp ảnh. Aperture còn được gọi theo cách khác là f-stop. Người chụp chả cần quan tâm đến diện tích hay đường kính tuyệt đối của lỗ mở làm gì.
{f-stop = 4} nghĩa là {đường kính lỗ mở = focal length / 4}
Vì giá trị khẩu mở là một phân số, dễ thấy, mẫu số càng bé thì khẩu mở càng lớn và ngược lại.
Mỗi bước mở kế tiếp, là giảm 1/2 hoặc tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi qua lỗ, hay chính là, giảm 1/2 hoặc tăng gấp đôi diện tích lỗ mở.
Các giá trị bước mở kế tiếp = {giá trị hiện thời} nhân với/chia cho {căn bậc 2 của 2 (~ 1.4142)}
(diện tích hình tròn là BÌNH PHƯƠNG BÁN KÍNH x π mà)
******bổ sung*********
Ngoài các giá trị tiêu chuẩn là 1 f-stop, còn có các vi chỉnh nhỏ hơn như bước nhảy 1/3 hoặc 1/2 stop. Ví dụ giữa khẩu 1.4 và khẩu 2 còn có 2 giá trị là 1.6 và 1.8 nữa. Dùng để hiệu chỉnh từng nấc nhỏ sao cho ảnh đúng sáng nhất theo ý đồ người chụp.
3b. Shutter Speed - Time value - Thời gian chụp
Xin xem lại ở post trên
3c. ISO speed - Độ nhạy sáng - Sensitivity
Xin xem lại post trên
3d. Tương quan giữa Av-Tv-ISO
3 yếu tố này tương quan với nhau trong mỗi cú bấm máy để đảm bảo một lượng ánh sáng nhất định đi lên sensor. Chúng tỷ lệ nghịch với nhau
Có thể mô tả nôm na lượng ánh sáng
L = Av x Tv x ISO (công thức này là để minh hoạ mà thôi)
Dễ thấy, với tích L không đổi, thì tăng Av, phải giảm Tv, hoặc ISO và so on.
Khi khẩu mở to, thu được nhiều ánh sáng lọt vô, nên ta có thể rút ngắn thời gian chụp. Từ hướng tiếp cận này, người ta nói các ống kính có độ mở lớn là ỐNG KÍNH NHANH - FAST LENS
VD: ống kính có Amax=f/1.2 thì nhanh hơn ống kính có Amax=f/3.5.
ỐNG KÍNH NHANH THÌ MẮC TIỀN HƠN ỐNG KÍNH CHẬM
Aperture ngoài việc ảnh hưởng đến LƯỢNG ÁNH SÁNG, còn ảnh hưởng mạnh tới ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH - DEPTH OF FIELD - DOF mà anh em n..hiếp ảnh chúng ta còn nói nôm na là ĐÓP.
Vấn đề DOF sẽ được nói kỹ hơn ở phần Thuật Ngữ Quang Học
III. Các thuật ngữ ảnh số - Digital Imaging
Em lại tiếp tục sang phần III này, các thiếu sót ở phần I, II sẽ tiếp tục được bổ sung bằng việc edit các posts cũ ở trên.
III.1. Artifacts - ảnh giả
Là các yếu tố ảnh tạo ra bởi sự sai lệch trong quá trình tiếp nhận, xử lý, tái tạo dữ liệu ánh sáng của sensor, ống kính, thuật toán v.v.
1a. Blooming - cháy lem
xảy ra khi một số tế bào của cảm biến nhận thừa quá nhiều ánh sáng cần thiết, kết quả là ảnh cháy, và cháy lây cả sang các vùng tối của ảnh
1b. Jaggies - răng cưa
Ảnh số được tạo nên bởi các điểm chấm màu, gọi là pixel = Picture Elements
Nó có hiện tượng răng cưa ở mép của các chi tiết, nhất là khi phóng lớn
1c. Mất mát dữ liệu khi nén - JPEG
JPEG là một định dạng ảnh số rất phổ biến: tương thích rộng với trình xử lý ảnh, trình duyệt, và có kích thước tương đối gọn nhẹ.
JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group
Nói nôm na thì JPEG chia thông tin ảnh số ra làm 2 phần: màu và chi tiết. Nó nén phần màu nhiều hơn so với phần chi tiết, bởi vì mắt người nhạy cảm với chi tiết hơn là với màu sắc. Ngoài ra, nó còn chia thông tin ảnh số ra thêm thành phần mịn mượt (fine) và phần thô (coarse). Nó sẽ ưu tiên nén nhiều phần fine, nén coarse ít hơn. Cũng vì lý do mắt người nhạy cảm hơn đối với vùng thô.
Khi biết nguyên tắc nén & mất dữ liệu của JPEG, khi xử lý ảnh, nhất là xử lý nhiều công đoạn, cần phải lưu giữ kết quả trung gian, người ta ưu tiên lưu KQTG thành dạng không nén (TIFF, RAW), chỉ xuất ra JPEG phần KẾT QUẢ CUỐI CÙNG MÀ THÔI.
Vì vậy, hãy ưu tiên chụp RAW nếu bạn có thể. Còn nếu bắt buộc phải chụp JPEG thì hãy ưu tiên JPEG FINE.
1d. Halo : quầng sáng
2a. Digital Zoom - Phóng lớn ảnh bằng kỹ thuật số.
Các Camera du lịch nhỏ (compact-PnS) do hạn chế về ống kính không thay đổi được, nên được trang bị công nghệ Digital Zoom để phóng lớn ảnh hơn mức mà ống kính của nó có thể thấy rõ.
Ví dụ: Trường nhìn của ống kính chỉ thu được một frame hình 1,600 x 1,200px, nhưng máy ảnh vẫn ghi lại một bức ảnh 2,560 x 1,920px nhờ Digital Zoom 1.6x
Digital Zoom sử dụng thuật toán để cho ra kết quả, các điểm thiếu được suy luận rồi thêm vào ảnh. Vì thế, nó không phản ánh trung thực hình ảnh cuộc sống. Nói chung ảnh được chụp với Digital Zoom là không đẹp, không chi tiết, nhưng lại có thể ghi lại hình ảnh tạm đủ để xem, mà nếu thiếu zoom thì nó quá bé.
2b - Optical Zoom - Zoom quang học
Sử dụng ống kính zoom, thay đổi tiêu cự của nó để phóng lớn hình. Optical zoom cho hình ảnh trung thực và sắc nét hơn so với digital zoom.
Newbie_SG
Member
Tham gia
26-08-2007
Location
HCM
Bài viết
2,819
3. Color Space - tạm dịch là Không gian màu sắc
Các hình ảnh trong cuộc sống thật được tạo nên bởi VÔ SỐ MÀU.
Mắt người nhạy cảm với một số lượng màu rất lớn, trong khi đó, các thiết bị thu nhận và tái tạo, cũng như các chương trình xử lý ảnh số phổ biến, chỉ làm việc với một số lượng màu ít hơn nhiều.
Trong hình minh hoạ dưới, ta sẽ thấy, mắt người có thể thu nhận (hoặc phân biệt) số lượng màu trong vùng LAB color, trong khi màn hình máy tính thì chỉ làm việc trong không gian sRGB, các máy in thì làm việc trong không gian CMYK, còn riêng Photoshop thì được thiết kế để làm việc với không gian màu Adobe RGB.
Vì thế, ta cần thiết đặt nhiều thứ về quản lý màu sắc, để có được kết quả cuối cùng như ý (Calibrate màn hình, máy in, photoshop, rồi khi kết xuất, cần lưu ý đến phương tiện tái tạo nó - máy in hay màn hình, etc)
JPEG là viết tắt các chữ cái đầu của tổ chức Joint Photographic Experts Group, thành lập năm 1986, đưa ra tiêu chuẩn lưu trữ hình ảnh số JPEG năm 1992
Thuật toán nén hình ảnh của JPEG là thuật toán "nén và mất dữ liệu". Nói nôm na thì JPEG chia thông tin hình ảnh ra làm 2 phần: chi tiết và màu sắc. Nó ưu tiên giữ lại phần chi tiết, trong khi bỏ qua rất nhiều thông tin màu sắc (vì mắt người nhạy cảm với chi tiết hơn là màu sắc)
Ngoài ra, trong phần chi tiết, JPEG ưu tiên giữ lại phần "chi tiết thô" (coarse) mà bỏ qua nhiều "chi tiết tinh" (fine) cũng là do mắt người nhạy cảm với "phần thô" hơn là "phần tinh"
JPEG có kích thước nhỏ gọn, tương thích rộng với các trình xử lý ảnh, trình duyệt web, v.v. và là định dạng ảnh phổ biến nhất trên Internet hiện nay.
Do bản chất của JPEG là "nén và mất dữ liệu", trong đó phần đã mất là KHÔNG THỂ PHỤC HỒI ĐƯỢC, người ta khuyến cáo không nên dùng JPEG để lưu giữ các KẾT QUẢ TRUNG GIAN HOẶC CÁC TIẾN TRÌNH DANG DỞ. Chỉ nên xuất ra dạng JPEG những kết quả cuối cùng mà thôi.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nhiếp ảnh chuyên nghiệp, các máy ảnh số cao cấp đều có khả năng lưu giữ file RAW, thay vì là JPEG.
Khi chụp và lưu ảnh ở dạng JPEG, chúng ta đã chấp nhận sự xử lý của máy ảnh, và đã mất mát khá nhiều thông tin về color, và phần fine của hình ảnh.
TIFF là một dạng thức lưu trữ hình ảnh khác với JPEG, nó có khả năng NÉN MÀ KHÔNG MẤT DỮ LIỆU. TIFF khác với RAW vì vốn là một chuẩn hình ảnh sử dụng cho chế bản văn phòng, cho in ấn, nó có thể chứa đựng những hình ảnh có nhiều layer, hoặc một file TIFF có thể chứa nhiều trang văn bản, nhiều hình ảnh.
Tuy nhiên, TIFF có dung lượng rất lớn và chất lượng ảnh cũng không tốt bằng RAW. Vì vậy, TIFF được dùng trên máy tính nhiều hơn là máy ảnh số.
Do khác biệt ngôn ngữ Anh-Việt, nên đôi khi việc dịch nghĩa các từ đơn thuần bằng từ điển không được sát và rõ nghĩa đối với người mới học chụp ảnh, vì thế trong topic này em không có ý định dịch (translation), mà dùng cách "chuyển ngữ" theo kiểu giải thích nôm na.
Các bác đã thạo thì chắc không cần đọc topic này, tuy nhiên đám newbie tụi em sẽ rất biết ơn nếu các bác chỉ bảo thêm cho tụi em về các thuật ngữ được trình bày ở đây. Và cũng đừng chê tụi em mất thời gian post những thông tin rất cơ bản, ngờ nghệch, mà "ai cũng đã biết nó là cái gì."
Các thuật ngữ sẽ được tổ chức thành các phần có liên quan đến nhau
1. Phần Camera
2. Phần Phơi sáng
3. Phần Ảnh số
4. Phần Quang học
I. Các thông số kỹ thuật của máy chụp hình
1. Sensor (bộ cảm biến ảnh)
Là một ma trận các điểm thu nhận tín hiệu ánh sáng đi qua ống kính, nó biến đổi tín hiệu tương tự (analog) của cuộc sống thực, thành các giá trị số (digital) để rồi được xử lý, lưu trữ, và tái tạo lại để chúng ta xem. Số lượng các điểm cảm biến trên một sensor thường được ghi bằng đơn vị Mega-Pixel (số triệu điểm thu nhận). Ví dụ 5.1 MP, 7.2 MP. 12.4MP.
1a. Cảm biến CCD (charge-coupled device) là loại cảm biến rất phổ biến, trước đây được coi là ưu việt nhất trong chế tạo máy ảnh số, thường được trang bị trong các máy du lịch, chuyên nghiệp, bán chuyên. Được phát minh năm 1969 tại phòng thí nghiệm 1969 AT&T Bell Labs bởi Willard Boyle and George E. Smith.
1b. Cảm biến CMOS (complementary metal oxide semiconductor) là một loại cảm biến khác. Thế hệ đầu của nó rất thua kém so với CCD về nhiều mặt, nên nó được áp dụng vào các camera giá rẻ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, CMOS thế hệ kế tiếp đã có nhiều ưu điểm kỹ thuật, vì vậy nó đã được áp dụng cho các camera cao cấp. (hầu hết các camera bán chuyên và chuyên nghiệp của Canon đều dùng CMOS)
CCD và CMOS khác nhau cơ bản về cách truyền tín hiệu.
Mỗi tế bào CCD nhận tín hiệu ánh sáng, rồi vài hoặc nhiều tế bào CCD truyền tín hiệu đó về một node, từ đó các tín hiệu mới được số hoá (digitalized).
Ngược lại, mỗi tế bào CMOS tự nó chuyển tín hiệu từ analog sang digital, ngoài ra mỗi tế bào CMOS còn được trang bị thêm phần khuyếch đại tín hiệu, phần xử lý nhiễu (noise)...
CCD hay CMOS ưu việt hơn? Đó là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên gần đây nhiều camera của Nikon đã chuyển sang dùng CMOS thay vì CCD.
2. Kích thước Sensor
Do nhiếp ảnh có một lịch sử lâu đời với nhiều kích cỡ film khác nhau, trong đó có lẽ phổ biến nhất là film 35mm (mỗi ô phim có kích thước 35x24mm). Sau này, khi chế tạo cảm biến máy ảnh KTS, người ta cũng căn cứ vào kích thước đó.
2a. Cảm biến đúng kích thước (full-frame)
Sensor có kích thước xấp xỉ đúng 35x24mm
2b. Cảm biến cỡ nhỏ (cropped sensor)
Sensor có kích thước nhỏ hơn full-frame, theo một tỷ lệ nào đó, ví dụ 1/1.5, 1/1.6
Lợi ích của các kích thước cảm biến là khác nhau tuỳ thuộc mục đích chế tạo máy ảnh. Về so sánh Full-Frame (FF) và cropped đã có bài trên diễn đàn, mời các bác chịu khó đọc tham khảo.
Từ đây, phát sinh vấn đề FOV (field of view) và crop factor (hệ số kích thước) hoặc còn được gọi là hệ số nhân tiêu cự - Focal Lenght Multiplier (FLM).
Một ống kính có tiêu cự 28-90mm lắp trên thân máy full-frame sẽ cho một trường nhìn đúng với tiêu cự mà nhà sản xuất ống kính nhắm tới, nhưng lắp trên một thân máy có sensor cỡ nhỏ hơn sẽ cho trường nhìn khác, nó bằng
hệ số crop x tiêu cự ống kính
VD: OK 28-90mm lắp trên máy crop 1.5x sẽ cho trường nhìn là 42-135mm
Hình minh hoạ
3. Các chế độ chụp hình của camera.
Để giúp người chụp giảm nhẹ các thao tác khó khăn, các camera đời mới thường có sẵn các chế độ được lập trình, để vận dụng trong các tình huống khác nhau.
3a. Full-Auto - Chế độ tự động hoàn toàn - có thể ký hiệu bằng chữ A
Ở mode này, camera sẽ tự động điều chỉnh mọi thông số liên quan để cho ra bức ảnh tạm được. Người chụp chỉ cần thao tác chọn bố cục, lấy nét, bấm và chụp (gần như là Point-and-Shoot, viết tắt là PnS)
3b. Programmed Mode - Chế độ lập trình - thường ký hiệu là P
Ở mode này, máy cũng sẽ tự động chọn các thông số, tuy nhiên, nó chừa lại một số thông số khác cho nguừơi chụp tự chỉnh
3c. Portrait Mode - chế độ chụp chân dung
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất (theo tình huống và tính toán của nó) để ra hình chân dung đẹp, ví dụ nó sẽ ưu tiên mở khẩu lớn để xoá phông nền chẳng hạn
3d. Landscape mode - Chế độ chụp phong cảnh
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất để chụp phong cảnh, ví dụ như đóng khẩu nhỏ để đạt độ nét sâu nhất
3e. Sport mode - chế độ chụp thể thao
Máy sẽ hiệu chỉnh để chụp các hoạt động nhanh, ví dụ tự chuyển sang chế độ chụp liên tiếp nhiều hình để bắt các khoảnh khắc đẹp, tự đặt chế độ lấy nét tự động toàn thời gian để luôn giữ đối tượng được lấy nét đúng
3f. Night Portrait mode - chế độ chụp chân dung đêm
Máy sẽ tự chỉnh để có ảnh chân dung đêm đẹp nhất theo tính toán của nó, ví dụ mở màn trập trong thời gian dài để thu nhận cả ánh sáng của hậu cảnh, của môi trường xung quanh
3g. Macro mode - chế độ chụp cận cảnh
Máy hiệu chỉnh để chụp cận cảnh: hoa lá, các đối tượng nhỏ
3h. Av - Aperture value - Chế độ ưu tiên khẩu - trên máy Nikon ký hiệu là A = Aperture
Ở chế độ này, người chụp tự điều chỉnh khẩu độ ống kính, máy sẽ cho ra thời gian chụp tốt nhất. Mode này thường được sử dụng để kiểm soát độ sâu trường ảnh (Depth of Field-DOF) hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, cần ưu tiên khẩu to để thu được nhiều ánh sáng hơn
Khái niệm f-stop: giá trị khẩu mở
3i. Tv - Time value - Chế độ ưu tiên tốc độ - trên máy Nikon ký hiệu là S = Shutter Speed
Người chụp chọn thời gian mở màn trập, máy tự chọn giá trị khẩu để phối hợp. Mode này dùng để kiểm soát thời gian bấm máy, trong trường hợp thời gian bấm máy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
VD nếu để thời gian quá dài, ảnh sẽ nhoè do run tay chẳng hạn, hoặc ngược lại, cần phơi sáng lâu để thu nhận ánh sáng của khung cảnh xung quanh trong trường hợp chụp phong cảnh thành phố về đêm.
Các giá trị Tv tuỳ theo máy, có thể từ 1/8000 giây đến 30 hoặc 60 giây
3j. Chế độ Manual - Chỉnh tay hoàn toàn - M
Người chụp tự thiết đặt mọi thông số để phục vụ nhu cầu chụp của mình. Thường dành cho các tay máy đã có chút ít kinh nghiệm.
3k. Chế độ A-DEP - Auto Depth of Field
Hình như chế độ này chỉ có trên thân máy Canon, nó nhằm mục đích tự điều khiển khẩu mở sao cho các đối tượng nằm trong vùng tiêu cự đều được lấy nét tốt.
Lúc này, camera dùng tất cả các điểm lấy nét mà nó có, mỗi điểm sẽ lấy nét tốt cho đối tượng mà nó bắt được(có cái thì ở gần, có cái thì ở xa), sau đó điều chỉnh khẩu mở sao cho các đối tượng cùng nét tốt.
3l. Chế độ B - Bulb
Ở chế độ này, màn trập sẽ mở suốt trong thời gian mà ngón tay còn giữ nút shutter, khi nào nhả tay màn trập mới đóng. Mode này dùng để chụp phơi sáng trong khoảng thời gian dài...
Chỉ có trên một số máy nhất định.
4. Focusing - Lấy nét
4a. Focus - points - Điểm lấy nét
Các máy đời mới thường có nhiều hơn 01 điểm lấy nét, và người dùng thoải mái lựa chọn một điểm bất kỳ làm tâm lấy nét cho khung hình.
Cái này tiện cho các bác nào lười lia ống kính để chọn bố cục, thì chọn luôn điểm lấy nét bên trái/phải, chĩa điểm đó vào đối tượng, lấy nét và chụp xong là có luôn bố cục 1/3 chính xác luôn nhé
4b. Flexi-Zone - Điểm lấy nét linh hoạt
Có một số máy cho phép ta dịch chuyển điểm lấy nét linh hoạt đến bất cứ chỗ nào của khung hình (như Canon G9 chẳng hạn)
4c. AF - Auto Focus - Lấy nét tự động
Camera tự điều chỉnh ống kính để lấy nét cho đối tượng. Thao tác của người chụp là chĩa điểm lấy nét vào đối tượng, rồi nhấn 1/2 nút chụp (shutter button) để máy lấy nét. Khi lấy được nét rồi, máy thường xác nhận bằng một tiếng bip nhỏ hoặc có đèn báo lấy nét chính xác.
4d. MF - Manual Focus - Lấy nét tay
Người chụp tự vặn vòng lấy nét trên ống kính
4e. One shot Focus - Lấy nét cho một cú chụp- Nikon ký hiệu bằng chữ S-Single Focus
Ở chế độ này, máy tự động lấy nét cho đối tượng chụp, nhưng người chụp phải lấy nét mỗi lần cho các cú bấm máy khác nhau.
4f. AI Servo focus - Lấy nét liên tục - Continuous focusing - Nikon ký hiệu bằng chữ C
Các máy được trang bị tính năng này, có thể phát hiện đối tượng chuyển động và liên tục điều chỉnh ống kính để bắt nét đối tượng
4g. AI Focus - Chế độ trung gian giữa lấy nét một lần và liên tục.
Nó tự điều chỉnh camera về One Shot focus nếu đối tượng đứng yên, và chuyển sang AI servo nếu nó phát hiện đối tượng chuyển động.
4h. Out of Focus - Đối tượng nằm ngoài vùng nét
4i. Soft Focus - Lấy nét đúng, nhưng đối tượng không nét căng mà hơi mờ ảo mềm mại hơn một tý
4j. AF assist - hỗ trợ lấy nét
Các máy có chức năng này thường có một đèn, chiếu tia sáng vào chủ thể được chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, để hỗ trợ ống kính lấy nét chính xác. Nó có thể là một đèn riêng, hoặc có máy dùng luôn đèn flash để hỗ trợ lấy nét.
5. WB - White balance - Cân bằng trắng.
Mục đích của cân bằng trắng là để có được màu sắc tốt nhất theo ý của người chụp (phản ánh trung thực màu cuộc sống, hay ám tông này tông khác tuỳ theo mục đích sáng tạo)
Khi chụp hình, tuỳ theo tình huống ánh sáng mà người ta chỉnh WB trên máy sao cho nó đáp ứng nhu cầu.
5a. Auto WB - cân bằng trắng tự động.
Máy sẽ tự phân tích ánh sáng mà nó thu được để chỉnh WB thích hợp
5b. Daylight - ánh sáng ban ngày ~ 5200oK
5c. Shade - bóng râm ~ 7500oK
5d. Cloudy - trời nhiều mây ~ 6000oK
5e. Lamp - đèn dây tóc ~ 3000oK
5f. Fluorescent - Đèn Neon ~ 4000oK
5g. Flash - đèn chớp ~ 5500oK
5h. Custom WB - cân bằng trắng tự chọn.
Chụp một tấm giấy trắng trong điều kiện ánh sáng cụ thể, rồi dùng nó làm căn cứ để đặt làm màu trắng tiêu chuẩn cho phiên chụp hình ở ánh sáng đó.
Cái này các bác quay phim rất cần, ta thường thấy, trước khi bấm máy, ông cameraman thường sai bảo ông camera assistant đưa một tờ giấy trắng để quay mẫu, đặt WB tiêu chuẩn cho điều kiện ánh sáng cụ thể.
5i. Temperature WB: cân bằng trắng theo nhiệt độ màu
Các máy có trang bị tính năng này có thể cho phép người chụp tự đặt WB theo nhiệt độ màu, thường thì từ 2.000oK đến 10.000oK, mỗi nấc chênh nhau 100oK
5j. WB SHIFT: dịch chuyển cân bằng trắng
Các máy có chế độ này, cho phép người dùng dịch chuyển điểm cân bằng trắng trên đồ thị màu có 2 trục, trục đứng là dịch chuyển Green-Magenta, còn trục ngang là Blue-Amber. Khi WB được dịch chuyển sang điểm khác, máy sẽ chụp ra các tấm hình có màu ám theo thông số đặt trước.
6. Drive mode - Số lần chụp.
6a. Single frame, single shot - một khuôn hình
Mỗi lần bấm máy, chụp một tấm hình
6b. Burst shots - continuous shots - chụp liên tục
Mỗi lần bấm máy, chụp liên tiếp nhiều hình tuỳ theo khả năng của máy
6c. Timer shots - chụp hẹn giờ
Máy sẽ chụp hình sau một khoảng thời gian hẹn trước: 10 giây, 20 giây, etc.
6d. Interval shots - chụp cách quãng - Intervalometer
Máy sẽ chụp hình ngắt quãng sau những khoảng thời gian định trước, VD cứ sau 30 phút lại nháy một tấm. Dùng để chụp theo dõi một bông hoa nở chẳng hạn
7. EV+, EV- Bù phơi sáng - Exposure Value Compensation
Khi chụp hình, có thể do lý do nào đó mà tấm hình không được đúng sáng như ý, ta có thể dùng chức năng này để tăng sáng hay giảm sáng cho cú bấm tiếp theo. Khi đó máy sẽ điều khiển tốc độ chụp, hoặc khẩu mở để tăng hoặc giảm sáng. Thường thì mỗi nấc tương đương với 1/3 EV step
8. BKT - Bracketing - Úp sọt
Các máy có chế độ này, giúp người chụp "úp sọt" đối tượng bằng 3 bức hình chụp cho một lần bấm máy. He he đây là chiến thuật "bắt nhầm còn hơn bỏ sót" đây ạ.
8a. AEB - Auto Exposure Bracketing- Úp sọt điểm phơi sáng
Máy chụp 3 cú, một cú ở chế độ giảm sáng -EV, một cú ở EV, và một cú ở +EV, các giá trị cộng trừ này tuỳ theo người đặt. Có thể là -1/3 --- 0 --- +1/3 etc
8b. WB BKT - White Balance Bracketing - Úp sọt điểm cân bằng trắng
Máy cũng chụp 3 cú, lần lượt ở -WB --- WB 0 --- WB +
Tuỳ theo người chụp đặt.
8c. AF BKT - Auto Focus Bracketing - úp sọt điểm lấy nét
Tương tự như 2 kiểu BKT trên, nhưng lần này là BTK focus point.
Kết quả của việc chụp Bracket là để có các tấm hình được chụp ở 3 chế độ khác nhau, rồi sau đó người chụp lựa tấm ổn nhất cho mình.
9. Metering - Đo sáng
Các phương pháp mà máy dùng để đo sáng, rồi tính toán bộ kết quả Av, Tv, ISO phù hợp để cho tấm hình được phơi sáng đúng
9a. Evaluative Metering - Đo sáng tương đối cho toàn khung hình
9b. Partial Metering - đo sáng phần
Máy đo sáng cho khoảng 12-15% khung hình, xung quanh điểm đo sáng
9c. Center-Weighted Average Metering - đo sáng trung bình ưu tiên vùng trung tâm
9d. Spot Metering - đo sáng điểm
Máy đo sáng khoảng 3-5% khung hình, quanh điểm đo
9d. TTL - Through The Lens Metering - Đo sáng thông qua ống kính
Máy dùng thông tin thu được qua ống kính để đo sáng, đặc biệt quan trọng trong trường hợp dùng đèn flash gắn ngoài. Công nghệ TTL này đảm bảo đèn Flash đánh đúng công suất cần thiết để hình được phơi sáng đúng.
10. Sensitivity- Độ nhạy sáng - ISO Speed
Trong kỷ nguyên của máy phim, người ta phải dùng các cuộn phim có độ nhạy sáng khác nhau để chụp trong những điều kiện ánh sáng khác nhau, độ nhạy cao thì phim càng dễ bắt sáng.
Khi chuyển qua máy KTS, sensor có thể được hiệu chỉnh các mức nhạy sáng khác nhau để mô phỏng độ nhạy của phim.
Chúng ta sẽ thấy có các chế độ ISO Auto, ISO 100-200-400-800-1600-3200-6400 etc.
Ánh sáng càng yếu thì ta càng cần ISO cao, để tăng nhạy sáng, đồng nghĩa với việc có thể rút ngắn thời gian chụp.
Tuy nhiên, độ nhạy càng cao thì càng tăng nguy cơ bị nhiễu ảnh (noise)
11. Noise - Nhiễu ảnh
Các hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, ISO cao, thường xuất hiện các đốm màu loang lổ không mong muốn, như ví dụ dưới đây
11a. NR - Noise Reduction - Giảm nhiễu
Các máy ảnh có thể được trang bị công nghệ giảm nhiễu để tránh noise
12. Công nghệ ổn định hình ảnh
Các phó nhòm thường xuyên cầm máy bằng tay (handheld shoot), vì thế tình trạng run tay là không tránh khỏi, nhất là những cú phơi sáng dài. Theo em biết thì dài hơn 1/60 giây là đã có nguy cơ run tay.
Vì thế, các hãng sản xuất đã cố gắng tìm ra cách để khắc phục tình trạng này. Do cách tiếp cận và giải pháp là rất khác nhau, nên mỗi hãng đặt tên một kiểu.
Canon -- Image Stabilizer -- IS, thiết kế trên ống kính. Cơ chế của nó là dịch chuyển thấu kính để bù ngược lại rung động của tay cầm máy
Nikon -- Vibration Reduction - VR, cũng thiết kế trên ống kính
Sony -- Steady Shot - thiết kế trên thân máy, cơ chế là dịch chuyển sensor để bù lại rung động
Olympus -- Image Stabilization - cũng thiết kế trên thân máy
Pentax - Shake Reduction - cũng trên thân máy
13. Orientation Sensor - Cảm biến phương hướng
Một số máy được trang bị cảm biến ghi nhận góc nghiêng của camera khi chụp hình. Thông tin này sẽ được ghi vào file ảnh, để khi về xử lý trên máy tính, hoặc đơn giản là xem lại trên màn hình nhỏ của máy chụp, hình ảnh sẽ được quay trở lại theo một góc tương ứng cho chúng ta dễ xem.
14. Buffer - Bộ nhớ đệm
Trong trường hợp chụp continuous shots, rất nhiều ảnh được ghi nhận trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng được lưu tạm vào bộ nhớ đệm, rồi sau đó mới được ghi lên thẻ nhớ.
Dung lượng của bộ nhớ đệm quyết định số hình ảnh tối đa mà máy chụp được trong 1 lần bấm. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào dung lượng mỗi ảnh nữa. Ví dụ máy chỉ chụp được tối đa 8 ảnh RAW (10MB/each), nhưng lại được 27 ảnh JPG (2.5 MB/each).
15. Firmware
Cái này em không biết dịch sao cho rõ nghĩa. Hardware là Phần cứng, Software là Phần mềm, thì Firmware là Phần sụn chăng?
Firmware là toàn bộ chức năng của máy ảnh, là bộ thông tin được ghi vào một chip trong máy, nó quyết định tất cả hoạt động của máy.
Firmware có thể được nâng cấp để cập nhật thêm chức năng cho máy, hoặc sửa lỗi cho các chức năng có sẵn.
Nâng cấp Firmware là không khó, tuy nhiên, phải hết sức cẩn thận khi làm việc này. Nó có thể làm máy ảnh không sử dụng được nữa, nếu như có lỗi trong quá trình nâng cấp.
Lợn lành thành lợn què, lợn què thành lợn chết, các newbie phải hết sức cẩn thận khi vọc chức năng này.
16. Clear Settings - Xoá bỏ mọi thiết đặt
Sau khi vọc vạch một hồi, có thể máy ảnh bị thiết lập sai, ảnh ọt chụp ra như rác rưởi. Chúng ta có thể dùng clear settings để xoá bỏ mọi thiết lập cá nhân, trả lại tình trạng thiết lập ngầm định của hãng SX
17. Flash - đèn chớp
Khi chụp hình trong điều kiện thiếu sáng, hoặc ngay cả ban ngày (khi chụp ngược sáng chẳng hạn), ta cần có một nguồn chiếu sáng cho đối tượng được chụp.
17a. Built-in flash - đèn flash gắn sẵn: hay có trên máy PnS
17b. Pop-Up flash - đèn flash gắn sẵn, mở lên: có trên nhiều loại máy
17c. External Flash - đèn gắn thêm Phải mua thêm, có công suất đánh lớn hơn nhiều so với đèn built-in hoặc đèn pop-up.
17d. TTL Flash - Through the Lens flash: Các đèn được trang bị công nghệ này, cũng căn cứ vào độ sáng đo được qua ống kính, để hiệu chỉnh công suất đánh cho phù hợp
17e. Flash Sync (Synchronize)- Đồng bộ thời điểm đánh đèn: Việc đánh đèn vào thời điểm nào: Đầu thời điểm (First Curtain Sync), hoặc cuối thời điểm phơi sáng (Second Curtain Sync) để đảm bảo bức hình được phơi sáng theo đúng mục đích.
17f. Flash Exposure Compensation - Bù trừ công suất đánh đèn Dùng để bù trừ, cho đúng mức sáng cần thiết
17g. Fill Flash - chả biết dịch thế nào-tạm gọi là "nháy bổ trợ" Kỹ thuật được sử dụng để làm sáng các vùng bóng tối quá tương phản khi chụp hình.
VD khi chụp chân dung ngược sáng, vùng hậu cảnh quá sáng, mặt người dễ bị tối, hoặc các vùng bóng đổ trên hốc mắt, mũi, sẽ đen thui, ta dùng flash đánh bổ trợ thêm để đảm bảo mặt người sáng tốt.
Fill flash rất có ích trong nhiều trường hợp. Trước đây em cứ tưởng là flash chỉ dùng ban đêm. Nay thì giữa trưa nắng 12h em cũng dùng fill-flash.
Ví dụ về tác dụng của fill flash đây ạ
17h. Flash Diffuser - chụp tản sáng cho đèn flash
Đôi khi, công suất của đèn flash đánh thừa, ta dùng một tấm vật liệu nào đó để làm giảm sáng, tản sáng flash ra xung quanh
Các nhà nhiếp ảnh dùng nhiều thứ làm diffuser, kể cả làm một cái cốc nhựa cũ, hay cái vỏ ống phim, hay tờ tiền giấy, rất vui
Flash diffuser đây ạ
************************* BỔ SUNG ************************
18. C.Fn: custom function - chức năng tự chọn
Ngoài những xác lập thông số phổ biến được đặt ngay trong các menu của máy, còn có những chức năng ít phổ biến hơn, tuỳ chọn theo ý thích cá nhân, được giấu trong menu tuỳ chỉnh. Khi cần thay đổi phải vào sâu trong các menu cấp dưới để hiệu chỉnh
Ngoài ra, nhân tiện đang nói về camera, em cũng xin nói thêm về mấy cái từ phần cứng liên quan đến máy và thiết bị
- Quick Control Dial button: là cái nút xoay tròn để chuyển chức năng của máy
- Multi controller (Joystick): là cái nút có thể nghiêng ngả 4 phương 8 hướng để chọn chức năng cho máy
- Eye-cup: là cái bộ phận nhựa có bọc cao su gắn phía sau view finder để áp mắt vào ngắm
- Battery grip: là cái bộ pin lắp thêm cho máy
- Hot shoe: là cái ngàm để gắn đèn Flash thêm vào máy
- Monopod: là cái chân máy chỉ có 1 giò
- Tripod: là cái chân máy có 3 giò
- Ball Head: là cái cục lắp ở trên đầu chân máy, có kiểu hòn bi, tay cầm để dễ dàng xoay máy theo các góc độ
Thôi đi ngủ nghen, 1h sáng òi, hẹn các bác lúc nào em rảnh thì lại ngồi lọ mọ tiếp.
Tiếp theo em sẽ trình bày các thuật ngữ tập trung vào phần Phơi sáng - Exposure. Các thuật ngữ liên quan Camera & Camera settings, nếu còn thiếu, sẽ được bổ sung bằng edit vào các post bên trên.
II. Exposure - Phơi sáng
1. Under-Exposure: phơi sáng thiếu, ảnh hơi tối
2. Over-Exposure: phơi sáng thừa, ảnh hơi cháy
Nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật, vì thế các tiêu chí đánh giá chỉ là tương đối, tuỳ theo cảm nhận của mỗi người.
Có người thích chụp theo phong cách Under, có người lại thích Over. Cũng lại tuỳ bức hình, tuỳ tình huống mà chọn Under hay Over.
Vì thế, khi hân hạnh cầm dao đâm tay máy, chúng ta nên suy nghĩ và cố gắng cảm nhận ý tưởng sáng tạo hoặc thông tin mà người chụp muốn truyền tải. Nên tránh việc đâm chém ào ào tào lao, vô nghĩa
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới phơi sáng, đó là
3a. Aperture: độ mở ống kính, hay còn gọi là khẩu
Trong ống kính có cơ cấu giống như con ngươi của mắt người, có thể điều chỉnh đường kính lỗ mở để cho ánh sáng đi qua. Lỗ mở càng to thì càng nhiều sáng.
Do các yếu tố về quang học, nên giá trị tuyệt đối của đường kính lỗ mở liên quan chặt chẽ đến chiều dài tiêu cự.
Ví dụ: một lỗ mở đường kính 25mm trên một ống kính tiêu cự 100mm có hiệu quả giống hệt như một lỗ mở đường kính 50mm trên ống kính tiêu cự 200mm. Cả 2 trường hợp, tỷ lệ giữa đường kính lỗ mở với chiều dài tiêu cự đều là 1/4. (hay f/4)
Cách tính này mang tính thực tế hơn đối với người chụp ảnh. Aperture còn được gọi theo cách khác là f-stop. Người chụp chả cần quan tâm đến diện tích hay đường kính tuyệt đối của lỗ mở làm gì.
{f-stop = 4} nghĩa là {đường kính lỗ mở = focal length / 4}
Vì giá trị khẩu mở là một phân số, dễ thấy, mẫu số càng bé thì khẩu mở càng lớn và ngược lại.
Mỗi bước mở kế tiếp, là giảm 1/2 hoặc tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi qua lỗ, hay chính là, giảm 1/2 hoặc tăng gấp đôi diện tích lỗ mở.
Các giá trị bước mở kế tiếp = {giá trị hiện thời} nhân với/chia cho {căn bậc 2 của 2 (~ 1.4142)}
(diện tích hình tròn là BÌNH PHƯƠNG BÁN KÍNH x π mà)
******bổ sung*********
Ngoài các giá trị tiêu chuẩn là 1 f-stop, còn có các vi chỉnh nhỏ hơn như bước nhảy 1/3 hoặc 1/2 stop. Ví dụ giữa khẩu 1.4 và khẩu 2 còn có 2 giá trị là 1.6 và 1.8 nữa. Dùng để hiệu chỉnh từng nấc nhỏ sao cho ảnh đúng sáng nhất theo ý đồ người chụp.
3b. Shutter Speed - Time value - Thời gian chụp
Xin xem lại ở post trên
3c. ISO speed - Độ nhạy sáng - Sensitivity
Xin xem lại post trên
3d. Tương quan giữa Av-Tv-ISO
3 yếu tố này tương quan với nhau trong mỗi cú bấm máy để đảm bảo một lượng ánh sáng nhất định đi lên sensor. Chúng tỷ lệ nghịch với nhau
Có thể mô tả nôm na lượng ánh sáng
L = Av x Tv x ISO (công thức này là để minh hoạ mà thôi)
Dễ thấy, với tích L không đổi, thì tăng Av, phải giảm Tv, hoặc ISO và so on.
Khi khẩu mở to, thu được nhiều ánh sáng lọt vô, nên ta có thể rút ngắn thời gian chụp. Từ hướng tiếp cận này, người ta nói các ống kính có độ mở lớn là ỐNG KÍNH NHANH - FAST LENS
VD: ống kính có Amax=f/1.2 thì nhanh hơn ống kính có Amax=f/3.5.
ỐNG KÍNH NHANH THÌ MẮC TIỀN HƠN ỐNG KÍNH CHẬM
Aperture ngoài việc ảnh hưởng đến LƯỢNG ÁNH SÁNG, còn ảnh hưởng mạnh tới ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH - DEPTH OF FIELD - DOF mà anh em n..hiếp ảnh chúng ta còn nói nôm na là ĐÓP.
Vấn đề DOF sẽ được nói kỹ hơn ở phần Thuật Ngữ Quang Học
III. Các thuật ngữ ảnh số - Digital Imaging
Em lại tiếp tục sang phần III này, các thiếu sót ở phần I, II sẽ tiếp tục được bổ sung bằng việc edit các posts cũ ở trên.
III.1. Artifacts - ảnh giả
Là các yếu tố ảnh tạo ra bởi sự sai lệch trong quá trình tiếp nhận, xử lý, tái tạo dữ liệu ánh sáng của sensor, ống kính, thuật toán v.v.
1a. Blooming - cháy lem
xảy ra khi một số tế bào của cảm biến nhận thừa quá nhiều ánh sáng cần thiết, kết quả là ảnh cháy, và cháy lây cả sang các vùng tối của ảnh
1b. Jaggies - răng cưa
Ảnh số được tạo nên bởi các điểm chấm màu, gọi là pixel = Picture Elements
Nó có hiện tượng răng cưa ở mép của các chi tiết, nhất là khi phóng lớn
1c. Mất mát dữ liệu khi nén - JPEG
JPEG là một định dạng ảnh số rất phổ biến: tương thích rộng với trình xử lý ảnh, trình duyệt, và có kích thước tương đối gọn nhẹ.
JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group
Nói nôm na thì JPEG chia thông tin ảnh số ra làm 2 phần: màu và chi tiết. Nó nén phần màu nhiều hơn so với phần chi tiết, bởi vì mắt người nhạy cảm với chi tiết hơn là với màu sắc. Ngoài ra, nó còn chia thông tin ảnh số ra thêm thành phần mịn mượt (fine) và phần thô (coarse). Nó sẽ ưu tiên nén nhiều phần fine, nén coarse ít hơn. Cũng vì lý do mắt người nhạy cảm hơn đối với vùng thô.
Khi biết nguyên tắc nén & mất dữ liệu của JPEG, khi xử lý ảnh, nhất là xử lý nhiều công đoạn, cần phải lưu giữ kết quả trung gian, người ta ưu tiên lưu KQTG thành dạng không nén (TIFF, RAW), chỉ xuất ra JPEG phần KẾT QUẢ CUỐI CÙNG MÀ THÔI.
Vì vậy, hãy ưu tiên chụp RAW nếu bạn có thể. Còn nếu bắt buộc phải chụp JPEG thì hãy ưu tiên JPEG FINE.
1d. Halo : quầng sáng
2a. Digital Zoom - Phóng lớn ảnh bằng kỹ thuật số.
Các Camera du lịch nhỏ (compact-PnS) do hạn chế về ống kính không thay đổi được, nên được trang bị công nghệ Digital Zoom để phóng lớn ảnh hơn mức mà ống kính của nó có thể thấy rõ.
Ví dụ: Trường nhìn của ống kính chỉ thu được một frame hình 1,600 x 1,200px, nhưng máy ảnh vẫn ghi lại một bức ảnh 2,560 x 1,920px nhờ Digital Zoom 1.6x
Digital Zoom sử dụng thuật toán để cho ra kết quả, các điểm thiếu được suy luận rồi thêm vào ảnh. Vì thế, nó không phản ánh trung thực hình ảnh cuộc sống. Nói chung ảnh được chụp với Digital Zoom là không đẹp, không chi tiết, nhưng lại có thể ghi lại hình ảnh tạm đủ để xem, mà nếu thiếu zoom thì nó quá bé.
2b - Optical Zoom - Zoom quang học
Sử dụng ống kính zoom, thay đổi tiêu cự của nó để phóng lớn hình. Optical zoom cho hình ảnh trung thực và sắc nét hơn so với digital zoom.
Newbie_SG
Member
Tham gia
26-08-2007
Location
HCM
Bài viết
2,819
3. Color Space - tạm dịch là Không gian màu sắc
Các hình ảnh trong cuộc sống thật được tạo nên bởi VÔ SỐ MÀU.
Mắt người nhạy cảm với một số lượng màu rất lớn, trong khi đó, các thiết bị thu nhận và tái tạo, cũng như các chương trình xử lý ảnh số phổ biến, chỉ làm việc với một số lượng màu ít hơn nhiều.
Trong hình minh hoạ dưới, ta sẽ thấy, mắt người có thể thu nhận (hoặc phân biệt) số lượng màu trong vùng LAB color, trong khi màn hình máy tính thì chỉ làm việc trong không gian sRGB, các máy in thì làm việc trong không gian CMYK, còn riêng Photoshop thì được thiết kế để làm việc với không gian màu Adobe RGB.
Vì thế, ta cần thiết đặt nhiều thứ về quản lý màu sắc, để có được kết quả cuối cùng như ý (Calibrate màn hình, máy in, photoshop, rồi khi kết xuất, cần lưu ý đến phương tiện tái tạo nó - máy in hay màn hình, etc)
JPEG là viết tắt các chữ cái đầu của tổ chức Joint Photographic Experts Group, thành lập năm 1986, đưa ra tiêu chuẩn lưu trữ hình ảnh số JPEG năm 1992
Thuật toán nén hình ảnh của JPEG là thuật toán "nén và mất dữ liệu". Nói nôm na thì JPEG chia thông tin hình ảnh ra làm 2 phần: chi tiết và màu sắc. Nó ưu tiên giữ lại phần chi tiết, trong khi bỏ qua rất nhiều thông tin màu sắc (vì mắt người nhạy cảm với chi tiết hơn là màu sắc)
Ngoài ra, trong phần chi tiết, JPEG ưu tiên giữ lại phần "chi tiết thô" (coarse) mà bỏ qua nhiều "chi tiết tinh" (fine) cũng là do mắt người nhạy cảm với "phần thô" hơn là "phần tinh"
JPEG có kích thước nhỏ gọn, tương thích rộng với các trình xử lý ảnh, trình duyệt web, v.v. và là định dạng ảnh phổ biến nhất trên Internet hiện nay.
Do bản chất của JPEG là "nén và mất dữ liệu", trong đó phần đã mất là KHÔNG THỂ PHỤC HỒI ĐƯỢC, người ta khuyến cáo không nên dùng JPEG để lưu giữ các KẾT QUẢ TRUNG GIAN HOẶC CÁC TIẾN TRÌNH DANG DỞ. Chỉ nên xuất ra dạng JPEG những kết quả cuối cùng mà thôi.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nhiếp ảnh chuyên nghiệp, các máy ảnh số cao cấp đều có khả năng lưu giữ file RAW, thay vì là JPEG.
Khi chụp và lưu ảnh ở dạng JPEG, chúng ta đã chấp nhận sự xử lý của máy ảnh, và đã mất mát khá nhiều thông tin về color, và phần fine của hình ảnh.
TIFF là một dạng thức lưu trữ hình ảnh khác với JPEG, nó có khả năng NÉN MÀ KHÔNG MẤT DỮ LIỆU. TIFF khác với RAW vì vốn là một chuẩn hình ảnh sử dụng cho chế bản văn phòng, cho in ấn, nó có thể chứa đựng những hình ảnh có nhiều layer, hoặc một file TIFF có thể chứa nhiều trang văn bản, nhiều hình ảnh.
Tuy nhiên, TIFF có dung lượng rất lớn và chất lượng ảnh cũng không tốt bằng RAW. Vì vậy, TIFF được dùng trên máy tính nhiều hơn là máy ảnh số.