Phong cảnh Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình

Thảo luận trong 'Tác phẩm' bắt đầu bởi vuminhthe, 12/7/12.

  1. vuminhthe

    vuminhthe Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    10/3/12
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    2,673
    Mới có dịp về thăm quan Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình em có ghi lại một số hình ảnh về nhà thờ này úp lên cho anh em TVC cùng "chiêm ngưỡng"....Đây chỉ là những hình ảnh mang tính chất lưu niệm không mang tính nghệ thuật...các bác cứ chém "nhiệt" tình...

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]

    [​IMG][/IMG]​
     

  2. henrybay

    henrybay Team Phục Chế

    Tham gia:
    20/5/11
    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    6,184
    quê hương mình đây mà,đẹp quá,vẫn chưa có dịp về thăm lại-thanks bác
     
    vuminhthe thích bài này.

  3. Anhhuy09

    Anhhuy09 New Member

    Tham gia:
    26/2/11
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    bác có phong hình nào co xe vespa ko ?cho tôi xin đi.
     
    vuminhthe thích bài này.

  4. Dazzle

    Dazzle Già Làng

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    4,438
    Đã được thích:
    7,606
    Nghe nói người xây dựng nhà thờ này kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Gô tích của châu Âu với các mái cong của đền chủa Việt Nam, tạo nên phong cách "lai" Âu Á rất tuyệt vời. Xem các ảnh này các bạn mới cảm nhận được những điều đó. Cám ơn tác giả của những tấm ảnh này!
     
    vuminhthe thích bài này.

  5. Trịnh Quý

    Trịnh Quý Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    27/10/11
    Bài viết:
    1,277
    Đã được thích:
    3,661
    Xin phép bác Thế cho em tham gia mấy pic đợt tết đi nhà thờ đá Phát Diệm và Chùa Bái Đính ( Ninh Bình ).Em chụp bằng máy du lịch nên chất lượng ảnh không được tốt
    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    Vui lòng đăng nhập để thấy linkVui lòng đăng nhập để thấy link
    Vui lòng đăng nhập để thấy linkVui lòng đăng nhập để thấy linkVui lòng đăng nhập để thấy linkVui lòng đăng nhập để thấy linkVui lòng đăng nhập để thấy link
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/12
    vuminhthe thích bài này.

  6. Dazzle

    Dazzle Già Làng

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    4,438
    Đã được thích:
    7,606
    Chùa Bái ĐÍnh là công trình kiếm trúc và văn hóa mới được thành lập. Đây là một đề tài rất lớn. bạn nên mở một topic riêng. Thêm nữa, Chùa bái Đính và nhà thờ Đá Ninh Bình là hai dòng văn hóa cũng như tín ngưỡng khác nhau. Cho vào 1 topic thì không thấy "cùng gu" tí nào!
     

  7. vuminhthe

    vuminhthe Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    10/3/12
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    2,673
    Vâng quê hương bác rất đẹp và đặc biệt...có món rượu nếp Kim Sơn là số 1...
     

  8. vuminhthe

    vuminhthe Moderator Thành viên BQT

    Tham gia:
    10/3/12
    Bài viết:
    1,270
    Đã được thích:
    2,673
    Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (còn gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam[1][2]. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ [3]. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. [4] Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm [5].
    Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.

    Kiến trúc

    Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Theo ông Nguyễn Văn Giao, hướng dẫn viên phục vụ nhà thờ cho biết: "Nói công trình này giống đình chùa là rất đúng. Cha Trần Lục - người kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết" [6] [7].
    Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa.
    Phương Đình: khởi dựng năm 1899, là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
    Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng.
    Nhà thờ đá: Khởi công xây dựng từ năm 1883. Tên nguyên thủy: Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.
    Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá đều có các tượng lớn.
    Nhà nguyện Trái Tim Đức Mẹ và Hang đá Đức Mẹ:
    Núi Lộ Đức: Nguyên thủy tên là Vườn Giệtsimani (phiên âm từ Gethsemane), khởi dựng năm 1896, từ năm 1925 đổi tên thành núi Lộ Đức.
    Núi Sinh Nhật : nguyên thủy tên là Núi Táng Xác, khởi dựng năm 1875, cũng là công trình được xây dựng đầu tiên với qui mô rất đồ sộ nhằm mục đích thử độ lún của đất mới bồi. Từ năm 1954 được đổi tên thành Núi Sinh Nhật.
    Núi Sọ, trong đây có hang Bêlem
    Và các nhà nguyện: Nhà nguyện dâng kính Trái Tim Chúa, nhà nguyện kính thánh Phêrô, nhà nguyện kính thánh Giuse, và nhà nguyện kính thánh Rôcô (tên nguyên thủy: nhà nguyện kính thánh Gioan Tiền Hô).
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |