Chụp chân dung nên dùng ống kính nào? Có nhiều câu trả lời. 2 ống kính hạng sang của Nikon và Canon Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn ống chụp chân dung bao gồm: • Thể loại chân dung: chụp phần đầu, chụp nửa thân, hay chụp toàn thân • Tỷ lệ chủ thể trên ảnh: Với chân dung đặc tả, tỷ lệ chủ thể thường chiếm khoảng 3/4 đến 4/5 chiều cao của ảnh. Ngoài ra tỷ lệ giữa chủ thể và hậu cảnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố nghệ thuật của từng nhiếp ảnh gia. • Hậu cảnh: Để chủ thể nổi bật trong chân dung, hậu cảnh thường không được quá rõ nét, không có điểm nhấn ở hậu cảnh. Hậu cảnh nhòa mờ với ánh sáng đẹp thường được sử dụng trong ảnh chân dung. Theo các nghiên cứu về nghệ thuật hình ảnh, do mắt con người nhận biết mặt người xung quanh tốt nhất ở cự ly (khoảng cách) khoảng 5 mét, nên khi chụp chân dung cần đặt máy – hay đứng chụp – cách chủ thể ít nhất là 5 m. Điều này ảnh hưởng tới việc chọn ống kính chụp chân dung căn cứ vào các yêu tố nêu trên (thể loại chân dung, tỷ lệ chủ thể và hậu cảnh). Vậy ống kính nào chụp chân dung đẹp nhất? 1. Khẩu độ mở: Các ống kính chụp chân dung đẹp cần có khẩu độ mở lớn ở tiêu cự chụp để đạt hiệu ứng xóa phông và nhòa mờ điểm sáng boke đẹp. Khẩu độ mở của ống chân dung cần đạt từ f/4-f/2.8 hoặc nhỏ hơn (chỉ số F càng nhỏ, khẩu độ mở càng lớn 2. Tiêu cự: Tùy thuộc vào từng thể loại chân dung và loại thân máy toàn khổ hay KTS cảm biến cúp nhỏ (Nikon 1.5x, Canon 1.6x) để lựa chọn. • Chân dung chụp phần đầu: Các loại ống có tiêu cự từ 300mm hoặc lớn hơn • Chân dung nửa thân: Các loại ống có tiêu cự từ 70mm – 135mm là đẹp nhất. Cũng có thể sử dụng tiêu cự khoảng trên dưới 200mm chút ít. • Chụp toàn thân: Các loại ống có tiêu cự 50mm – 70mm Bảng qui đổi tiêu cự giữa toàn khổ (full-frame) và cúp nhỏ (ASP-C / crop) 3. Ống tiêu cự cố định (prime) hay ống tiêu cự thay đổi (zoom) Ống tiêu cự cố định nhìn chung thường có độ sắc nét cao hơn và cho màu sắc và chi tiết hình ảnh đẹp hơn. • Các ống giá tầm trung: Với các ống thông dụng có giá tầm trung hoặc cao cấp phổ thông, nên chọn ống tiêu cự cố định để bảo đảm chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, với ống tiêu cự cố định khi chụp nhiều thể loại chân dùng cùng một đợt, người chụp sẽ phải đổi ống, tháo lắp bất tiện. • Các loại ống hạng sang rất đắt tiền: Với các loại ống mang tính chuyên nghiệp này, ống zoom cũng cho hình ảnh rất đẹp lại thường có khẩu độ mở lớn nên không thua kém gì ống prime, lại tiện lợi “kéo ra, thu vào” cúp hình nên luôn là lựa chọn hợp lý. Ví dụ: Nikon AF-S 70-200mm f/2.8G ED VR II hay Canon EF 70-200mm f/2.8L IS II USM. Các ống kính Nikon/Nikkor chụp chân dung (Nikon Portrait Lens) Nikon AF 50mm f/1.8 D Nikon AF 50mm f/1.4 D Nikon AF-S 50mm f/1.4G Nikon AF-S 28-70mm f/2.8D IF-ED Nikon AF 85mm f/1.8 D Nikon AF 85mm f/1.4D IF Nikon AF 80-200mm f/2.8D ED Nikon AF 105mm f/2 D DC Nikon AF-S 105mm f/2.8G IF ED VR Nikon AF 135mm f/2 D DC (xóa phông) Nikon AF 180mm f/2.8 IF-ED Nikon AF-S 17-55mm f/2.8 G IF-ED DX Nikon AF-S 24-70mm f/2.8G ED Nikon AF-S 28-70mm f/2.8 D IF-ED Nikon AF 24-85mm f/2.8-4 D IF Nikon AF-S 70-200mm f/2.8 G IF-ED VR Nikon AF-S 70-200mm f/2.8G ED II Nikon AF 80-200mm f/2.8D ED Các ống kính Canon chụp chân dung (Canon Portrait Lens) Canon EF 70-200mm f/2.8 L IS II USM Canon EF 85mm f/1.2 L II USM Canon EF 100mm f/2.8 L IS USM Macro Canon EF 70-200mm f/2.8 L USM Canon EF 24-70mm f/2.8 L USM Canon EF 200mm f/2.0 L IS USM (siêu đẳng) Canon EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM (gá EF-S) Canon EF 85mm f/1.8 USM Canon EF 100mm f/2.0 USM Canon EF 135mm f/2.0 L USM Canon EF-S 60mm f/2.8 USM (gá EF-S) Canon EF 50mm f/1.2 L USM Canon EF 300mm f/2.8 L IS USM Canon EF 24-105mm f/4 L IS USM Canon EF 70-200mm f/4.0 L IS USM Canon EF 70-200mm f/4.0 L USM