Nhiếp ảnh và Ánh sáng

Thảo luận trong 'Nhiếp ảnh cơ bản' bắt đầu bởi Studiophale, 20/2/11.

  1. Studiophale

    Studiophale Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    1,654
    Đây là một bài viết cực hay của ông David Lee Tong , là một Nhà báo - một phóng viên ảnh - một người giảng dạy về nhiếp ảnh tự do.

    Tài liệu này được lược dịch bởi anh Đăng Khoa từ website nikonvn , mời các bạn theo dõi vì nó rất hữu ích cho bạn .
    Trong bài tác giả đề cập đến những yếu tố rất cơ bản về ánh sáng.

    - Direction of Light
    - Quantity of Light
    - Quality of Light
    - Depth of Light
    - Color of Light

    Nó cũng chính là yếu tố rất quan trọng để chụp ảnh, đánh giá cũng như chỉnh sửa một bức ảnh ở hậu kỳ

    Ánh sáng cơ bản cơ bản

    Nói về nhiếp ảnh là người ta nói về ánh sáng, không có ánh sáng thì sẽ không có ảnh. Nhiếp ảnh luôn luôn liên quan đến các đặc tính quan trong khác nhau của ánh sáng như sau:

    • Hướng của ánh sáng
    • Số lượng của ánh sáng
    • Chất lượng của ánh sáng
    • Độ sâu của ánh sáng
    • Màu của ánh sáng

    Những nguyên tắc cơ bản cơ bản của ánh sáng sẽ không thay đổi bất kể nguồn sáng bạn đang dụng tự nhiên hay nhân tạo.

    Ánh sáng có thể thay đổi trạng thái hoặc giữ nguyên, nó tác động trực tiếp đến đối tượng cần chụp của bạn. Vì thế chung ta cần hiểu rõ và biết cách kiểm soát nguồn ánh sáng để điều chỉnh, điều đó sẽ giúp bạn có những bước tiến lớn khi chụp ảnh.

    1. Hướng của ánh sáng

    Bạn sẽ xác định hướng sáng bằng cách vật thể và quan sát phần phản sáng và bóng của nó. Việc chọn đúng hướng sáng cho phép nhấn mạnh để làm nổi bật những tính năng quan trọng của đối tượng, trong bóng của nó nằm ẩn phía sau những yếu tố ít quan trọng hoặc làm sao lãng của đối tượng.

    [​IMG]
    Hình 1: High 3/4 Lighting

    [​IMG]
    Hình 2: Low Angle Light

    [​IMG]
    Hình 3: High Lighting

    Chú ý rằng mặc dù có cùng chủ đề, cùng vị trí, và chổ đứng cầm máy, thay đổi hướng của ánh sáng sẽ cũng thay đổi mục đích của hình ảnh này, vùng nổi bật các khác nhau của chủ đề này, cũng như làm ẩn những vùng nào đó của các đối tượng bởi bóng của nó

    Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng hàng ngày khi như mặt trời mọc lên và lặng xuống.
    Trong buổi sáng và buổi chiều tối, mặt trời là ở vị trí thấp, gần đường chân trời, bóng từ chủ thể trông dài và lộ ra bên ngoài, trong khi vào buổi trưa, ánh nắng sẽ làm cho bóng của đối tượng bị giấu bên dưới chủ đề.

    2. Số lượng của ánh sáng

    Số lượng của ánh sáng một cách đơn giản được hiểu như độ sáng của nguồn sáng. Một cách tổng quát, với cùng một nguồn sáng, chúng ta vẫn thể điều tiết bằng cách giãm bớt số lượng ánh sáng đi vào chủ đề qua nhiều cách điều chỉnh khác nhau trên máy (tốc độ chụp, khẩu độ, ISO,..). Nhưng ngược lại, chúng ta không có cách nào để tăng lượng ánh sáng bằng cách làm chủ thể sáng hơn so với nguồn sáng đang có.

    Trong hình 4 và 5, chúng ta có thể thấy rằng hai bức ảnh trông giống nhau, có độ sáng tương đương. Tuy nhiên, hình 4 đã được chụp với một nguồn ánh sáng mạnh và được chụp với một ISO thấp nhất(chất lượng tốt nhất) so với hình 5, nơi một nguồn ánh sáng yếu được sử dụng và người chụp đã phải bù sáng bằng cách thiết lập ISO cao hơn để có được được mức độ sáng tương tự.

    Khi đọc đến đây chắc các bác thấy có gì mâu thuẫn với phát biểu ở trên phải không? Theo tôi thì không có gì sai cả, vấn đề tác giả đưa ra tình huống: ảnh 4 là trường hợp giảm sáng so với bình thường, còn hình 5 là lấy sáng tốt nhất có thể. Và 2 giá trị sáng (bên giảm bên tăng) làm chúng gần nhau nên trong 2 bức hình có độ sáng tương tự (nên nhớ là nguồn sáng cơ bản ở hai hình khác nhau) ví dụ này nói lên cách điều tiết số lượng ánh sáng đi vào chủ thể

    [​IMG]

    Thanh ở trên biểu thị cho nguồn sáng ở tấm 4 và thanh dưới biểu thi cho nguồn sáng ảnh 5. Cái ô vuôn nhỏ là giá trị số lượng sáng khi chụp

    [​IMG]
    Hình 4: Bright Light - 1 / 250 f/5.6 - ISO 100

    [​IMG]
    Hình 5: Thấp Độ sáng - 1 / 250, f/5.6 - ISO 1600

    Số lượng ánh sáng đóng một vai trò quan trọng, nó liên quan đến việc phơi ánh sáng. Khi người chụp sử dụng bằng cách kết hợp tốc độ màn trập và khẩu độ. Với một của ánh sáng dồi dào, người chụp có thể sử dụng ISO thấp hơn (cho chất lượng tốt nhất), chỉnh tốc độ màn trập nhanh hơn (để giảm thiểu rung camera cũng như giảm thiểu độ nhòe của đối tượng ), và giảm kích thước khẩu độ nhỏ hơn. Nếu không có một nguồn ánh sáng đủ tốt, một nhiếp ảnh gia sẽ được yêu cầu sử dụng ISO cao hơn, tốc độ màn trập chậm hơn, và khẩu độ rộng hơn và có thể ảnh hưởng đến độ sâu của vùng ảnh rõ



    3. Chất lượng của ánh sáng

    Chất lượng của ánh sáng được hiểu là độ tương phản của ánh sáng. Một nguồn sáng có độ tương phản cao có một tia sáng hẹp tạo ra một độ sắc nét khi ánh sáng chuyển giữa hai phần sáng và bóng của chủ thể, trong khi độ tương phản yếu của một nguồn sáng có tia sáng rộng hoặc chùm sáng sẽ tạo bóng đổ nhẹ hơn. Độ tương phản sáng giữa sáng và bóng cũng khó nhận ra hơn.

    Hard Light
    Mượn một bóng đỗ làm ví dụ về hard light, bóng này được tạo ra bởi mặt trời lúc giữa trưa không có mây. Chúng ta sẽ thấy bóng của chủ thể có độ nét rất rõ và tối so với phần ánh sáng chiếu trên mặt đất. Thông thường mây trên trời hoạt động giống như một lớp khuếch tán ánh sáng, vì thế khi không có mây, mặt trời là một nguồn ánh sáng mạnh mẽ sẽ tạo ra bóng đỗ mạnh.

    [​IMG]
    Hình 6: Hard Light

    Khi nguồn sáng nhỏ và xa hơn từ chủ thể sẽ tạo ra độ sáng mạnh hơn. Ánh sáng mạnh hơn sẽ tạo bóng khắc nghiệt (harsh) và nổi bật hơn. Đó là lúc tốt nhất để cho thấy độ mịn và các góc độ của chủ thể.

    Soft Light
    Ngược lại, trong một ngày u ám, bóng đổ của chủ thể trông mềm hơn. Ánh sáng trược tiếp từ mặt trời bị che khuất một phần và bị khuếch tán bởi đám mây làm ánh nó dịu đi. Mảng sáng phản xạ xung quanh mây bề mặt đám mây trước khi tiếp cận đối tượng, vì thế ánh sáng bị phân tán tạo ra những chùm sáng

    [​IMG]
    Hình 7: Soft Light

    Nguồn sáng rộng và hơn gần đến chủ thể sẽ tạo ra ánh sáng mềm hơn. Ánh sáng mềm là điều kiện rất tốt để chụp chân dung cũng như khi chúng ta muốn nổi bật hình ảnh ba chiều của chủ thể, đặc biệt là với hình trụ tròn hoặc chủ thể có hình tròn, cũng như làm mờ đi lỗ chân lông trên da và nhược điểm khác trên khuôn mặt của con người.

    4. Độ sâu của ánh sáng và độ tương phản

    Độ sâu của ánh sáng giúp nhận ra thế nào là một bóng đổ sáng hay tối, độ sâu nói chung được biết như là “khóa-key” trong nhiếp ảnh. Có ba “key” cơ bản của ánh sáng như sau: Hight key, mid key và low key

    Tính tương phản của ánh sáng có quan hệ rất gần với key này trong một bức ành cũng như nó định nghĩa thế nào là độ chuyển sáng giữa hai vùng sáng tối của một bức ảnh.

    [​IMG]
    Hình 8: High Contrast

    [​IMG]
    Hình 9: Low Contrast

    Chú ý rắng độ nét của bóng đổ và cường độ sáng đi vào chủ thể có mối liên hệ với nhau, nhưng bóng trong hình 8 là tối hơn rất nhiều so với các hình 9. Hình 8 do đó có độ tương phản cao hơn hình 9.

    Để hình dung chiều sâu của ánh sáng, chúng ta nên tham khảo độ tiếp xúc ánh sáng dưới đây.

    [​IMG]
    Hình 9: Exposure Chart
    Toàn bộ phía bên trái của biểu đồ thể hiện mức độ của bóng-shadow (màu đen tuyền) trong khi khu vực trung tâm thể hiện mức cho vùng sáng-highlight (màu trắng tinh khiết). Phía bên phải của biểu đồ thể hiện cho phần trung-midtone (màu xám). Đây được xem như vạch chuẩn của bức ảnh, là biểu đồ phơi sáng của khôi rubic bên dưới. Độ phơi sáng được dựa theo midtone- xám và được xem như là một bức ảnh midtone.

    [​IMG]
    Hình 10: Hình "bình thường"

    [​IMG]
    Hình 10-A: Mid Key Histogram

    High Key
    Trước hết, những bức ảnh high key thì không nghĩa là với một hình ảnh có độ phơi sáng cao. High key đơn giản chỉ có nghĩa là độ phơi sáng lệch nhiều về phía vùng sáng và có độ tương phản thấp.

    [​IMG]
    Hình 11-A: High Key Bias

    [​IMG]
    Hình 11-B: High Key Histogram
    Lưu ý rằng, biểu đồ histogram tập trung phía bên phải, với phần tối và các đỉnh phần xám di chuyển ra xa bên trái và phần sáng dựng thẳng với dữ liệu của nó. Hình 12 cho thấy một ví dụ về một bức hình high key

    [​IMG]
    Hình 12: Ví dụ về một bức hình high key
    Trong hầu hết trường hợp, hình ảnh có thể bị chi phối bởi tông màu sáng. Bức hình high key ảnh phím thường cho một cảm giác tươi sáng và thoáng.

    Low Key
    Low chính thì ngược lại, một hình low-key phần lớn là tốinhưng có độ tương phản cao. Phần phơi sáng phần tối bóng và thường tạo một cảm giác huyền bí và tối tăm.

    [​IMG]
    Hình 13-A: Low Key Bias

    [​IMG]
    Hình 13-B: Low Key Histogram

    [​IMG]
    Hình 14: Ví dụ của hình low-key

    5. Color of Light
    Những mảng sáng có nhiệt độ màu khác nhau và chúng ta có thể quan sát suốt trong ngày thông qua ánh mặt trời. Khi mặt trời thấp ở đường chân trời, ánh sáng mặt trời có màu ấm hơn với sắc màu vàng chuyển qua đỏ. Khi mặt trời di chuyển cao hơn, khoảng thờii gian trưa, màu sắc của ánh sáng mặt trời mát hơn với sắc xanh, đó là lý do tại sao trong quá trình thay đổi dần dần giữa trưa đến hoàng hôn, chúng ta có thể thấy một màu xanh chuyển sang đỏ.

    Với ánh sáng nhân tạo cũng có những màu sắc riêng của nó, ví dụ đèn halogen thường có độ sáng ấm áp, trong khi đèn huỳnh quang có ánh sáng lạnh như ban ngày.

    [​IMG]
    Hình 15: Khác nhau về màu sắc

    Màu sắc của ánh sáng có thể làm thay đổi tâm trạng của một bức ảnh và có thể cho thấy những tiềm ý tại thời điểm chụp hình ảnh. Như hình 15, sự khác biệt về màu sắc ánh sáng có thể thay đổi sự nhận thức của chúng ta khi bức ảnh được chụp. Những hình ảnh bên trái giả lập khung cảnh lúc trưa trong khi các hình ảnh trên bên phải truyền tải một buổi trà vào sáng sớm lúc ăn sáng.

    Hiểu rõ làm thế nào để tận dụng độ sáng của ánh sáng, độ tương phản, độ sâu, và màu sắc cho phép người chụp miêu tả cảm xúc, khung cảnh, tâm trạng, địa điểm, và tiềm ý để có thể chuyển tải một điều thông thường, những chuyển biến hằng ngày đi vào trong bức ảnh tạo nên những tác động cao.
     
    liemngockh thích bài này.

  2. Studiophale

    Studiophale Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    1,654
    Color of Light

    Cần bằng trắng (While Balance) là gì?

    Cân bằng trắng về cơ bản là một thao tác điều chỉnh màu sắc trong bức ảnh để đảm bảo rằng những màu sắc của bức ảnh phản ánh trung thực nhất có thể. Điều đó có nghĩa là các vùng trắng phải thực sự trắng.

    Về mặt kỹ thuật, khía cạnh quan trọng nhất của chỉnh cân bằng trắng là để đảm bảo các vùng tham chiếu đến trong một khung cảnh phải có màu sắc độc lập, nghĩa là nó không bị lẩn lộn (tôi hay nghe người nói là 'ám' ) bởi những màu sắc khác. Tóm lại, người ta có thể khử màu sai trong bức ảnh để kết xuất ra màu chính xác với thực tế hơn.

    Mức độ cân bằng trắng dựa theo tỷ lệ nhiệt độ Kelvin. Việc hạ thấp giá trị K, sẽ làm quan cảnh ấm hoặc đỏ hơn, trong khi với độ Kelvin cao sẽ cho ra màu sắc "mát" hoặc xanh hơn

    [​IMG]

    Hình 1: Dãy màu nhiệt độ Kelvin

    Ánh nến < 2000 K
    Đèn sợi tóc - 2000-3000K
    Bình minh hoặc hoàng hôn - 3000-4000K
    Đèn huỳnh quang và đèn thủy ngân - 4000-5000 K
    Studio và đèn flash máy ảnh - 5000-5500K
    Ánh sáng ban ngày loại đèn huỳnh quang compact - 5500-6000K
    Trời quang đãng, tươi sáng hay nắng chiều - 5000-6500 K
    Bầu trời mây u ám - 6500-7500K
    Bóng râm, có mây dày bầu trời -> 8500K


    Dường như có vẻ khó nhớ các con số này để áp dụng mỗi khi chụp ảnh. Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy ảnh đã đưa vào bên trong một cảm biến đo cân bằng trắng vào máy ảnh. Khi để máy ở chế độ AutoWB, tính năng này hoạt động và tự chỉnh màu trắng gần đúng với thực tế mà chúng ta đang chụp. Hầu hết các máy ảnh được cài đặt trước các giá trị từ nhiệt "lạnh nhất" đến nhiệt "nóng nhất " theo từng nguồn sáng khác nhau

    Các nhà sản xuất máy ảnh khác nhau có thể có cách cài đặt khác nhau, do đó, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng máy ảnh của bạn để biết các thông tin cụ thể hơn, trước khi đọc tiếp phần sau nhé.

    Hãy nhớ rằng những cài đặt về cân bằng trắng trong máy ảnh để thích ứng với từng bối cảnh biết trước. Ví dụ nếu bạn chọn chế độ cân bằng trắng "Tungsten", máy khử sắc nóng trong bức ảnh để cho ra sắc màu mát. Ngược lại, nếu bạn đã chọn chế độ "Fluorescent", máy khử các tông màu lạnh trong ảnh bằng cách thêm sắc nóng vào. Ví dụ trong trường hợp trên máy sẽ thêm chút vàng và đỏ để trung hoà bớt ánh sáng lạnh
    Nếu một vật gì đó có một màu khó xác định trong bất kể điều kiện ánh sáng, mắt con người không thể giải mã màu sắc nhưng bộ não có thể giúp chúng ta biết chúng theo bản năng. Ví dụ, nếu chúng ta chọn một mảnh giấy, chúng ta biết chắc rằng mảnh giấy đó trắng, dù chúng ta đang đứng dưới ánh mặt trời hoặc bên dưới một bóng đèn đường màu cam.

    Tuy nhiên máy ảnh, không thông minh như con người. Nếu bạn đặt cùng một mảnh giấy trắng trong điều kiện ánh sáng khác nhau, nó sẽ thể hiện những sắc thái khác nhau của màu trắng. Chiếc máy ảnh không có khả năng nhận biết màu thật sự một cách tự động và chính xác trong mọi điều kiện ánh sáng.

    Ánh sáng tự nhiên

    Ở đây chúng ta có một bối cảnh màu sáng trắng, và một đối tượng màu trắng như trong hình 2. Một bóng trắng của máy tính đổ trên một tờ giấy trắng nằm trên sàn xi măng màu xám trung tính.

    [​IMG]
    Hình 2: Shot với Auto WB

    Sử dụng chế độ Auto WB trong máy ảnh, nó có thể chỉnh cân bằng trắng một cách hoàn hảo mà không cần đến những gợi ý từ màu của máy tính cũng như màu nền.

    Những bức ảnh chụp bằng chế độ WB shade-bóng râm khoảng 3 giờ chiều sẽ có màu khá sáng và trắng về khía cạnh màu sắc. Hầu hết những ánh sáng ban ngày lí tưởng là ánh sáng sau vài giờ mặt trời mọc và trước vài giờ mặt trời lặn, lúc này chức năng tự động cân bằng trắng trong máy làm việc khá chính xác trong hầu hết trường hợp.

    Chúng ta có thể dễ dàng giả lập ánh sáng của buổi chiều bằng cách chuyển sự cân bằng trắng sang chế độ "bóng râm-Shade" hay "mây-cloudy".

    Thực tế nguồn sángtự nhiên là nguồn sáng nằm trong phạm vi mà đôi mắt của chúng ta vẫn còn thấy là "trắng", hay xẩm hơn một tí vẫn được chấp nhận.

    [​IMG]
    Hình 3: Bức ảnh chụp bằng chế độ cần bằng trắng “Shade”

    Ánh sáng nhân tạo

    Đó chính là nguồn sáng phát ra từ đèn, loại sáng mà chúng ta thường gặp không phải ngoài trời, đặc biệt như là trong nhà hoặc ánh sáng ở nhà hàng nào đó.

    [​IMG]
    Hình 4: Tungsten Spot Light

    Hình 4 cho chúng ta thấy một bóng đèn dây tóc. Trong máy ảnh, khi chế độ tự cân bằng trắng được cài ở chế độ daylight-ánh sáng ban ngày sẽ không thể sửa màu da cam bị ám bằng đèn vàng thành màu trắng nguyên thủy. Với cách cài đặt trên, kết quả bức ảnh sẽ mang một sắc màu đỏ như trong hình 5. Về mặt kỹ thuật, điều này có thể chấp nhận được, nếu bạn muốn tạo ra một bức ảnh có cảm giác ấm áp, nhưng nó không cho thấy được màu sắc thực sự của chủ đề.

    [​IMG]
    Hình 5: Ảnh chụp dưới ánh đèn vàng với thiết lập AutoWB trên máy ảnh

    Bây giờ là lúc ta phải trả lại màu sắc tự nhiện của bức ảnh bằng cách thiết lập cân bằng trắng trên máy ảnh, nghĩa là bạn giúp máy ảnh nhận biết màu thực tế trong bối cảnh đó. Ngược lại với màu đỏ là màu xanh, do đó, máy ảnh làm mát tấm hình trên bằng cách pha thêm hỗn hợp màu xanh lá cây và màu đỏ tía để trả lại màu thực tế. Bằng cách chuyển chế độ cân bằng trắng của máy ảnh sang "Tungsten-đèn vàng", máy ảnh loại bỏ tất cả màu bị ám đỏ trong hình ảnh và cho chúng ta có một bức ảnh có màu sắc tương đối chính xác (Hình 6).

    [​IMG]
    Hình 6: Ảnh chụp dưới ánh đèn vàng với thiết lập WB "Tungsten" trên máy ảnh

    Tâm trạng và cân bằng trắng

    Bây giờ chúng ta đã biết cách sử dụng các chế độ cân bằng trắng trong máy, có điều chúng ta phải hiểu rằng việc "sửa" hay "làm cho màu chính xác" hơn, không có nghĩa bạn sẽ có trong tay bức ảnh có màu tốt nhất. Vấn đề là mục đích của bạn muốn diễn đạt hoặc bạn muốn thể hiện tâm trạng bức ảnh thông qua tông màu của bức ảnh như thế nào.

    Với hình 7, tác giả muốn nhấn màu sắc của kẹo. Nếu chúng ta sử dụng cân bằng trắng một cách "chính xác", trong trường hợp này, máy ảnh được cài WB ở chế độ "Shade" (vì hình ảnh này được tác giả chụp trong khu vực bóng râm lúc chiều), màu sắc của kẹo không được nổi bật trong khay và chén đựng màu trắng, nơi mà nó gần như bị hầu hết ám sắc cam nhẹ.

    [​IMG]
    Hình 7:

    Bằng cách thiết lập lại cân bằng trắng, trong trường hợp này "Daylight-Ánh nắng", chúng ta đã có thể lấy ra bớt màu nóng của bức ảnh và làm màu sắc của kẹo nổi bật lên từ khay trắng trong tổng thể của bức ảnh

    Trong Hình 8 cho thấy điều ngược lại. Hình ảnh này được chụp tại khoảng 16:00, khoảng 3 giờ trước khi hoàng hôn. Việc chỉnh cân bằng trắng trong máy để có được bức ảnh trung thực, nghĩa là tách trà trắng sẽ có màu trắng và cửa kim loại màu xám bạc sẽ là màu xám bạc. Tuy nhiên, hình ảnh trông cũ và chẳng hấp dẫn tí nào cả. Bằng cách thay đổi cân bằng trắng trong máy sang chế độ "Shade", tấm ảnh bây giờ đã ấm hơn rất nhiều, nó làm cho bức ảnh có cảm giác tích cực hơn, như được thư giãn trong cảnh chiều, khi nhìn vào.

    [​IMG]
    Cảnh Hình 8:

    Điều kiện ánh sáng phức tạp

    Với những cảnh có ánh sáng phức tạp, máy ảnh sẽ khó khăn hơn để cân bằng trắng giữa các nhiệt độ màu khác nhau, do đó, người chụp, phải đưa ra quyết định sáng tạo để lựa chọn mảng màu sắc nào cần được trung hòa trong bối cảnh đó.

    Hình 9 và 10 giống hệt nhau, tuy nhiên, hình 9 sử dụng Auto WB và camera đã chọn khoảng lớn của bầu trời xám và trắng (khu vực nằm trong vòng tròn đỏ) để cân bằng trắng. Lúc này màu vàng ấm áp của ánh đèn (góc trên bên phải) được phóng đại thêm.

    [​IMG]
    Hình 9:

    Trong hình 10, chế độ cân bằng trắng được chỉnh bằng tay sang chế độ "Tungsten" Kết quả cho thấy rằng khu vực nằm trong elip đỏ đã được cân bằng và cho màu tự nhiên hơn. Tuy nhiên khu vực ngoài trời lúc này đã chuyển màu xanh lam.

    Lý do là tác giả đã chuyển toàn bộ tông "mát" của hình để thích ứng với ánh sáng ấm áp của đèn vàng, do đó màu sắc khu vực ngoài trời bị kéo thành màu xanh lam.

    [​IMG]
    Hình 10:

    Tóm lại, trong hầu hết các tình huống, chúng ta nên cố gắng để đạt được màu sắc chính xác mà ta muốn nhất có thể. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng có những bức ảnh có màu sắc hấp dẫn vẫn tốt hơn so với màu sắc thực tế của nó. Cũng giống như đo mức độ phơi sáng, cách cài đặt đúng sẽ là lý tưởng cho hầu hết các bức ảnh, nhưng việc điều chỉnh thêm từ các cài đặt sẳn có thể biến một bức ảnh thành một tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo



    CÀI ĐẶT CÂN BẰNG TRẮNG TRÊN MÁY CANON

    A. Cài đặt cân bằng trắng theo chế độ có sẳn trong máy

    Mặc định White balance được cài ở chế độ tự động (AWB) bởi nhà sản xuất, muốn cài đặt cân bằng trắng theo chế độ có sẳn trong máy
    1. Nhấn nút Menu trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu White Balance, tham khảo hình 1 bên dưới

    [​IMG]
    Hình 1

    2. Nhấn tiếp nút Set
    3. Các chế độ while balance hiện ra như hình 2

    [​IMG]
    Hình 2

    [​IMG]

    4. Chọn các chế độ cân bằng trắng có sẳn trong máy (như chế độ chụp dưới ánh nắng, bóng râm, mây, đèn vàng, đèn neon và đèn flash) thích hợp với từng tình huống chụp
    5. Nhấn nút Set để cài đạt và nút Menu để kết thúc

    B. Cài đặt cân bằng trắng theo ý muốn

    Cách này được hiểu nôn na là người chụp chỉ hay "dạy" cho máy ảnh cách nhận biết màu trắng, bằng cách cung cấp một tấm hình có phần nền “màu trắng” chụp tại thời điểm và bối cảnh đinh thiết lập cân bằng trắng, máy sẽ căn cứ thông tin này để cài đặt cân bằng trắng cho máy của bạn.

    Sở dĩ, tôi nhấn mạnh rằng tấm hình trắng này cần được chụp ngay tại thời điểm và bối cảnh muốn thiết lập cân bằng trắng, là vì bạn cài đặt WB tại môi trường này nhưng dùng nó để chụp ở môi trường khác thì việc thiết lập WB chẳng có ý nghĩa gì cả

    Vì vậy nếu bạn thay đổi nơi chụp hay môi trường sáng thay đổi sau khi thiết lập WB, bạn cần phải thiết lập WB lại. (để hiểu rõ việc cài đặt này, bạn tham khảo bài thực tập sẽ post trong bài sau)

    1. Chụp hình một đối tượng màu trắng.
    + Chuyển chế độ đo sáng thành Spot metering

    [​IMG]

    + Đưa các đối tượng màu trắng cần chụp vào vòng tròn hiển thị trong ống ngắm để đo. Bạn có thể thay một đối tượng màu trắng bằng một thẻ màu xám 18% (Gray card) vẫn có thể tạo ra sự cân bằng trắng chính xác.
    + Focus bằng tay và thiết lập các tiêu chuẩn về độ phơi sáng cho đối tượng đó
    + Lúc này bạn không cần quan tâm đến chế độ cân bằng trắng nào đang cài trong máy.

    2. Chọn [Custom WB].
    + Cài chế độ White Balance ở chế độ tùy chỉnh
    + Nhấn nút Menu trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu Custom WB như hình thứ 1 ở trên
    + Bấm nút set
    + Màn hình Set sẽ xuất hiện.
    + Quay đĩa xoay đến bức ảnh trắng vừa chụp ở bước 1, sau đó bấm <Set>.
    + Trên màn hình xuất hiện hộp thoại, chọn [OK]
    + Nhấn nút <Menu> để hoàn tất việc thiết lập WB

    C. Cài chế độ cân bằng trắng theo nhiệt độ K

    Bạn có thể thiết lập tinh chỉnh cho cân bằng trắng bằng cách thay đổi độ Kelvin. Thiết kế này dành cho người chuyên nghiệp hay có nhiều kinh nghiệm.

    1 Nhấn nút [Menu] trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu [White balance] tham khảo hình thứ 1 ở trên
    + Bầm nút [set]

    2 Đặt nhiệt độ màu.
    + Quay <đĩa xoay> để chọn “Tuy chỉnh nhiệt độ K” , xem hình 3 ở trên.
    + Quay <đĩa điều chỉnh> để thiết lập nhiệt độ màu, sau đó bấm <Set>.
    + Nhiệt độ màu có thể được thiết lập từ 2500K đến 10000K.

    D. Cân chỉnh White Balance
    Bạn có thể cân chỉnh các chế độ cân bằng trắng có sẳn trong máy. Điều chỉnh này sẽ có tác dụng tương tự như cách sử dụng một bộ lọc, gọi là bộ lọc màu nhiệt hay bộ lọc bù màu. Mỗi màu sắc có thể được sửa chữa theo chín cấp độ. Tuy nhiên chức năng này đỏi họi người dùng phải có nhiều kinh nghiệm quen với cách chuyển đổi nhiệt độ màu.

    1 Chọn [WB SHIFT / BKT].
    + Nhấn nút [Menu] trên thân máy, rồi dùng nút định vị chỉnh đến menu [WB SHIFT / BKT] như hình 4 bên dưới
    + Sau đó bấm nút <set>.

    [​IMG]
    Hình 4

    2 Cân chỉnh cân bằng trắng.
    + Sử dụng nút <định vị> để di chuyển "" đánh dấu đến vị trí mong muốn.
    + B là cho màu xanh, A là hổ phách, M là màu đỏ tươi, và G là màu xanh lá cây. Tùy theo vị trí của đánh dấu, màu sắc sẽ cũng sẽ bị sửa theo.

    [​IMG]
    Hình 5

    + Ở phía trên bên phải, "Shift" chỉ ra phương hướng để định vị con trỏ.
    + Bấm vào nút <BKT> sẽ hủy bỏ tất cả các [WB SHIFT / BKT] cài đặt.
    + Bấm nút <Set> để thoát khỏi cài đặt và trở về trình đơn

    Vui lòng đăng nhập để thấy link Vui lòng đăng nhập để thấy link
    killer Vui lòng đăng nhập để thấy link Vui lòng đăng nhập để thấy link Vui lòng đăng nhập để thấy link Vui lòng đăng nhập để thấy link
    (#Vui lòng đăng nhập để thấy link) Vui lòng đăng nhập để thấy link
    [​IMG]
    Vui lòng đăng nhập để thấy link


    Vui lòng đăng nhập để thấy link



    CÀI ĐẶT CÂN BẰNG TRẮNG TRÊN MÁY NIKON

    A. Cài đặt cân bằng trắng theo chế độ có sẳn trong máy

    Để cài đặt một chế độ cân bằng trắng trong máy, bấm vào nút WB và xoay nút [quay lệnh] cho đến các chế độ liệt kê trong hình 2 thông qua bảng điều khiển mà bạn muốn. WB cũng có thể được điều chỉnh từ menu chính của máy.

    [​IMG]
    Hình 1

    [​IMG]
    Hình 2

    B. Tinh Chỉnh White Balance

    Cân bằng trắng có thể được "tinh chỉnh" để bù lại sự thay đổi bên trong màu sắc của
    nguồn sáng .

    1 Chọn một chế độ cân bằng trắng có sẳn.
    Chọn [White Balance] trong shooting menu, sau đó chọn một chế độ bất kỳ (xem hình 2) và nhấn nút mũi tên phải

    2. Các bước tinh chỉnh.
    Sử dụng nút định vị để tinh chỉnh chế độ cân bằng trắng đã chọn ở trên. Cân bằng trắng có thể được điều chỉnh bằng cách kéo con trỏ về các hướng theo truc (B)-xanh dương (A)-Hổ phách và trục (M)-Đỏ tía G)-xanh lá cây. Trục tung (hổ phách-xanh dương) tương ứng với nhiệt độ màu, với mỗi lần tăng tương đương khoảng 5 mired. Trục hoành (màu xanh lá cây-màu đỏ tiá) có tác dụng như một bộ lọc bù màu

    Mired, tính bằng cách nhân nghịch đảo của nhiệt độ màu với 10 lủy thừa 6
    Ví dụ:
    • 4000 K–3000 K (chên lệch 1000 K)=83mired
    • 7000 K–6000 K (chên lệch 1000 K)=24mired

    C. Cài đặt nhiệt độ màu

    Để cài đặt nhiệt độ K cho máy, nhấn nút WB và xoay nút [lệnh phụ] cho đến khi giá trị mong muốn, được hiển thị trong bảng điều khiển

    [​IMG]

    D. Cài đặt WB bằng tay

    Cài đặt WB bằng tay được dùng để ghi và lấy các thiết lập WB khi chụp trong môi trường có nhiều ánh sáng phức tạp hoặc bù cho nguồn sáng bằng những màu sắc mạnh hơn. Cả hai phương pháp này được thiết lập sẵn cho cài đặt cân bằng trắng trong máy:

    - Đo trực tiếp- Đặt một đối tượng có màu trung tính (màu xám hay trắng) dưới ánh sáng sẽ được sử dụng để chụp. Máy ảnh sẽ tự dộng thiết lập WB từ đối tượng này.
    - Sao chép từ cái có sẳn: WB được sao chép từ tấm ảnh từ thẻ nhớ

    Tùy theo đời máy ảnh, máy có thể lưu trữ tối đa năm giá trị về cân bằng trắng cài sẵn trong bộ cài từ d-0 đến d-4. Chúng ta có thể thêm chú thích cho từng giá trị này (do..d4)

    1. Do sáng một đối tượng cần tham khảo.
    Đặt một đối tượng có màu trung tính (màu xám hay trắng) dưới ánh sáng sẽ được sử dụng để chụp. Trong studio, một màu xám chuẩn từ gray card có thể được sử dụng như một đối tượng tham chiếu.

    2. Thiết lập cân bằng trắng đển PRE (Preset Manual).
    Nhấn nút WB và xoay nút quay lệnh cho đến khi ký hiệu “PRE” được hiển thị trong bảng điều khiển.

    3. Đo trực tiếp.
    Nhả nút WB ra và sau đó bấm vào nút cho đến khi biểu tượng “PRE” trong bảng điều khiển bắt đầu nháy. Một chữ chớp tắt PRE sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển và Viewfinder. Mặc định màn hình sẽ nháy khoảng sáu giây. Để thoát ra bấm vào nút WB lại.

    4. Đo WB
    Trước khi các chỉ số ngừng nhấp nháy, đưa máy đến đối tượng cầm tham khảo (có màu trung tính trắng hay xám) phóng cho hình nó lấp đầy ống ngắm và bấm hết nút chụp (không phải bấm một nửa). Chiếc máy ảnh sẽ tiến hành đo giá trị WB và lưu nó trong d-0. Lúc này, không có bức ảnh được chụp cả; WB có thể được đo chính xác, mà không cần phải láy nét đối tượng

    5. Kiểm tra kết quả
    Nếu máy ảnh đo được giá trị của WB, chữ “GOOD” sẽ hiện lên và nháy trong bảng điều khiển, trong khi Viewfinder hiển thị GD. Mặc định màn hiển thị sẽ nháy trong khoảng sáu giây.

    Ngược lại, nếu ánh sáng là quá tối hoặc quá sáng, máy ảnh có thể không đo được WB. Chữ “No GD” sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển và Viewfinder. Bấm nửa nút chụp để trở về Bước 4 và đo lại.

    [​IMG]

    Phần thực hành

    Để hạ nhiệt phần lý thuyết, các bác thử làm một bài thực hành nhỏ về cân bằng trắng trong máy của mình, và sẽ thấy điều thú vị của nó. Bài thực hành này áp dụng cho phần "cân chỉnh WB bằng tay hay cân chỉnh theo ý muốn"

    1. Chụp một vật bất kỳ dưới ánh đèn vàng với WB được cài đặt ở chế độ tự động (tham khảo hình 1)

    2. Lấy một tờ giấy trắng (dỉ nhiên là tờ giấy trắng tinh) dựng lên tường (tham khảo hình 2)

    3. Dùng máy ảnh phóng to tờ giấy lên hết màn hình và chụp (như hình 3)

    4. Áp dụng phần lý thuyết cân chỉnh bằng tay (Nikon) hay theo y muốn (Canon) ở bài trên, để WB trong máy được thiết lập mới lại theo môi trường sáng này thông qua tờ giấy vừa chụp. Chú ý: Bất chấp tờ giấy khi chụp có màu gì đi nữa thì cũng đừng có lo, cứ đưa cho máy ảnh, bảo nó biết đó là màu trắng là ok (bảo thế nào thi đọc phần lý thuyết ở trên nhé)

    5. Sau khi WB được thiết lập xong, chụp lại một bức ảnh khác, giống như ở bước 1 . Bác sẽ thấy màu của bức ảnh mới trung thực như thế nào (Xem hình 4)

    [​IMG]

    Thử nghiệm: Thay tờ giấy trắng ở bước 2 bằng một màu khác làm lại các bước như trên để trãi nghiệm sự thú vị của WB. Chúc các bác thích thú

    Lạm bàn chuyện WB

    Khi đọc cái bài viết của tiên bối đi trước nói về WB, mới biết họ sử dụng thuần thục cái nhiệt độ K như thế nào, việc thêm thêm bớt bớt cái này cái kia, khi thi tăng màu vàng vài nấc khi thì giảm xanh lam ..vv trông giống như một họa sỹ. Việc pha màu là yếu tố cơ bản đầu tiên cần phải biết trong hội họa thi WB cũng là một trong những bước đi cơ bản đầu tiên trong nhiếp ảnh.

    Việc phải nhớ và thuộc cách áp dụng các dãy nhiệt độ K đã khó, nhưng việc thêm bớt màu hay tạo filter trong từng tình huống càng khó hơn. Nó đòi hỏi kinh nghiệm, thâm niên và cả sự cảm nhận về màu sắc.

    Thật vậy những chia sẻ về WB trên các diễn đàn thật đa dạng. Một người kể rằng khi chụp mẫu ngoài trời, sau khi thiết lập WB xong, chuẩn bị chụp thi có một cơn mưa phùn xãy ra ánh sáng bị khuyết tán, làm ra những tấm hình màu sắc sai lệch. Khi chụp sân khấu, một người rất có kinh nghiệm, thường xuyên chụp ở một sân khấu ca nhạc, nên thiết lập trước nhiệt độ K cho máy ở mức 2700K, nhưng khi buổi biểu diễn bắt đầu các vũ công mặc đồ kim tuyến với màu sắc khác nhau phản chiếu ánh đèn sân khấu tạo nên một môi trường sáng khác hoàn toàn ban đầu, người chụp không đủ thời gian để thiết lập lại WB. Một ví dụ nữa về việc chụp hình ngoài trời, WB được chỉnh liên tục sao cho ra được màu da vừa ý. Ví dụ 5000K trời trong có nắng, sau có đám mây đi qua thì tăng lên 5200,đám mây đi qua mặt trời lại lấp lóa thì giảm còn 4800, luôn luôn thay đổi như vậy thì ảnh mới được ưng ý…dù kinh nghiệm đến đâu cũng vấp phải những thay đổi ngoài ý muốn

    Khác với việc chụp ảnh giải trí, trong môi trường chuyên nghiệp, việc tạo ra những bức ảnh với yêu cầu màu sắc trung thực nhất, thì cần phải có những công cụ hổ trợ chuyên nhiệp nhất định. Việc chỉnh WB bằng gray card hay mẫu trung tính được các tay chuyên nghiệp sử dụng hằng ngày trước khi chụp, mới thấy được tầm quan trọng của nó như thế nào.

    [​IMG]

    Trong hình, mẫu đang cầm một gray card để người chụp thiết lập WB trong máy, trước khi công việc thật sự bắt đầu.

    Tuy vậy, cũng có rất nhiều tay chuyên nghiệp dùng WB để tạo ra những tông màu phi thực tế. Bằng cách chỉnh WB trái với lý thuyết, nhưng tấm hình đó khi chụp lại mang lại hiệu quả cao. Tấm hình bên dưới đây là một ví dụ, nó được chụp bởi một cao thủ nhiếp ảnh "Na Son" (Chắc mọi người biết) anh kể rằng: tôi cũng rất hay nghịch WB để có được màu sắc như ý. Ở cái sảnh trong hình này, ánh sáng ngoài trời lùa vào nhiều, đáng lẽ chỉ cần để Auto WB hay để K khoảng 4200K là vừa. Nhưng khi chụp tôi đã đẩy nhiệt độ màu xuống khá thấp khoảng 3200K-3300K nên khi ra ảnh có màu xanh rất ấn tượng bên cạnh mấy vị tăng đang xem tranh và trò chuyện.

    [​IMG]

    Còn chúng ta? WB có quan trọng không
     
    liemngockh thích bài này.

  3. Studiophale

    Studiophale Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    1,654
    Quantity of light

    Máy ảnh của bạn đo sáng như thế nào

    Một trong những tiến bộ về thiết kế máy ảnh trong những đầu thập niên 80 là tính năng tự động đo sáng. Phát minh mới này cho phép máy đo được độ phản sáng của các vật thể, để tính toán chính xác độ phơi sáng cho cảm biến. Hầu như tất cả máy ảnh tận dụng tính năng "đo độ phản sáng", để đọc được ánh sáng phản xạ từ các vật đề.

    Hình 1 mô tả một cảnh một vật thể được đo sáng bằng camera như thế nào. Lưu ý nguồn sáng là ánh sáng tới (ánh sáng thực tế đi vào chủ thể) và quả địa cầu phản xạ lại ánh sáng theo một cách nào đó đến nơi mà thiết bị đo sáng của máy ảnh, nó có thể cảm nhận cường độ ánh sáng để tính toán ra một giá trị phơi sáng thích hợp cho cảm biến.

    [​IMG]

    Hình 1: Máy ảnh đo sáng như thế nào

    Trong hầu hết những tình huống, thiết bị đo độ phản sáng đều hoạt động tốt, đặc biệt khi lượng sáng trung bình có nhiều trong một khung cảnh. Thiết bị đo độ phản sáng được phân độ theo một tỷ lệ phần trăm nào đó của màu xám, thường là từ 12-18% màu xám. Xem thanh chỉ sắc độ trong hình 2, màu trung tính nằm ở khoảng giữa của màu đen và trắng, có giá trị chừng 127 trong phạm vi 0-255. Việc đo sáng trung tính là một điều cần thiết, để thiết bị đo tiếp cận tới những độ sáng khác trong dãy quang phổ.

    [​IMG]
    Hình 2: Midtone

    Thường thì việc đo sáng của máy ảnh hoạt động tốt trong hầu hết những tình huống, nhưng đôi khi cũng lộ một vài vấn đề. Thật vậy, thiết bị này luôn xem những vùng mà bạn hướng vào khu vực đo của ống kính là có độ sáng trung bình. Nó không thể phân biệt khu vực nào đó là tối hay sáng, tất cả mọi thứ nằm trong vùng đo sáng của nó được hiểu là có độ sáng trung bình. Từ đó nó lấy độ sáng này làm chuẩn và cân chỉnh các phần sáng khác còn lại theo chuẩn đó.

    Các ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ cách làm việc của thiết bị đo sáng
    [​IMG]
    Hình 3: Nền đen và trắng

    Hình 3 là một cảnh, có một nền trắng và phần màu đen. Khu vực trắng là một tờ giấy lớn, trong khi khu vực đen là một vật liệu bằng vải màu đen. Nếu tôi chỉ chụp với hai thái cực đen và trắng như hình 4, chúng ta sẽ thấy rằng máy ảnh có thể bắt sáng một cách chính xác bức ảnh trên.

    [​IMG]
    Hình 4: nền đen và trắng

    [​IMG]
    Hình 5: Hình Histogram

    Các biểu đồ trong hình 5 cho thấy máy ảnh đã có thể bắt được phần đen như màu đen và phần trắng như màu trắng, và gần như không có gì ở giữa. Một kết quả tuyệt vời.

    Tuy nhiên, nếu chúng ta lấy nền đen ra khỏi khung cảnh và chỉ để lại một nền trắng và chụp. Kết quả bức ảnh trở nên màu xám (Hình 6), và các biểu đồ thể hiện cao điểm gần trung tâm (hình 7).

    [​IMG]
    Hình 6: Hình trắng

    [​IMG]
    Hình 7: Hình Trắng trong biểu đồ Histogram

    Làm lại thí nghiệm trên, chúng tôi loại bỏ nền trắng và chỉ chụp phần đen. Và hình ảnh mới cho ra kết quả tương tự. Chúng tôi không có được một hình ảnh đen như mong muốn mà là một hình ảnh màu xám như trong hình 8 và 9.

    [​IMG]
    Hình 8: Hình Đen

    [​IMG]
    Hình 9: Hình Đen trong Histogram

    Điều gì đã xảy ra ở đây? Hãy nhớ là, phần cảnh mà bạn hướng thiết bị đo sáng của máy ảnh đến, mặc nhiên được hiểu có độ sáng trung bình. Mọi thứ khi đo sẽ được chuyển đổi ra như màu trung tính, đó là lý đo cả hai nền trắng và đen đều bị đưa về màu màu xám (trung tính), và đó cũng là thiếu sót chính của thiết bị này. Nếu khung cảnh của bạn phần lớn là sáng yếu hay sáng hơn độ sáng trung bình, thì thiết bị đo của máy ảnh sẽ không nhận ra rằng sự khác biệt và sẽ khiến mọi thứ trở thành màu trung tính

    Bằng cách thêm một số yếu tố trước một nền màu trắng, như trong hình 10, lần này khi đo sáng, chiếc máy ảnh dễ dàng "bị đánh lừa" và nghĩ rằng phần nền trắng quá sáng nên buộc nó hạ đổi độ phơi sáng trong cảm biến để chuyển màu trắng về thành màu xám (trung tính). Kết quả những vật trong cùng tấm hình có màu tối màu nền trắng bị nó chuyển thành màu xậm hơn, đó cũng là lý do bức tường đã trở thành màu xám và các đối tượng thì trở nên đen hơn

    [​IMG]
    Hình 10: Cảnh trên nền trắng

    [​IMG]
    Hình 11: Histogram của Hình 10

    Hình 12 là hình mô tả màu sắc thực tế của khung cảnh mà ta thấy bằng mắt thường, để có thể so sánh với hình ở trên.

    [​IMG]
    Hình 12:

    Làm một điều tương tự, nhưng chụp bối cảnh đó với một nền đen, như trình bày trong Hình 14. Máy nghĩ rằng nó quá tối và cố gắng chuyển cảm biến sao cho màu đen thành màu trung tính (xám). Kết quả là nềm đen chuyển thành nền xám và các đối tượng tối thị lại sáng hơn. Bạn có thể xem biểu đồ trong Hình 15, phần đỉnh của biểu đồ không nằm ở gần cạnh trái nữa, nó gần như nằm ở giữa.

    [​IMG]
    Hình 14: Cảnh Trên Nền Đen

    [​IMG]
    Hình 15: Histogram của Hình 14

    Hình 16 mô tả màu sắc thực tế của khung cảnh mà ta thấy bằng mắt thường, để có thể so sánh với hình ở trên.

    [​IMG]
    Hình 16:

    Tất cả điều ở trên có nghĩa gì? Thật dễ hiễu, khi sử dụng máy ảnh của bạn để đo sáng một cảnh nào đó, máy ảnh căn cứ vùng ảnh nằm trong phần đo sáng là có độ sáng trung bình và dùng nó làm chuẩn để cân chỉnh các độ sáng còn lại. Do đó bạn phải học để xác định các khu vực sáng nhất và tối nhất của một khung cảnh bạn chụp và tìm ra khu vực nào có độ sáng trung bình và tiến hành cho máy ảnh đo sáng từ nó.

    Rất may, những máy ảnh hiện đại sau này được thiết kế thông minh hơn, khắc phục được nhược điểm trên. Bằng cách phân nhỏ khung hình ra thành nhiều phần và tiến hành đo sáng trong từng phần đó, để tính toán chính xác độ phơi sáng của ảnh.

    Hình 18 là một phiên bản đơn giản cho ta thấy cách đo sáng trong nhiều điểm như thế nào. Trong hình, khung cảnh được chia tách thành 12 khu vực khác nhau, máy sẽ đo từng phần và tính toán để cho ra kết quả tối ưu nhất. Điều này làm tăng độ chính xác trong hầu hết các trường hợp. Ngày nay máy ảnh hiện đại nhất có thể đo hơn 30 khu vực trong một khung cảnh

    [​IMG]
    Hình 18: Multi-Segment Metering

    Tuy nhiên, trong những tình huống phức tạp, cảnh có quá nhiều phần sáng hay tối, việc đo sáng sẽ là một thách thức để cho ra một kết quả chính xác.

    Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về các chế độ đo sáng của máy ảnh cũng như cách bù sáng để điều chỉnh máy ảnh khi thiết bị đo sáng không hoạt động đúng

    Các chế độ đo sáng của máy ảnh

    Trong bài trước, chúng ta đã học được cách đo sáng của máy ảnh dựa trên cơ sở độ phản sáng phản của các vật thể. Chúng ta đã biết những dòng mày DSLRs mới hơn có khả năng đo sáng một cách chính xác như thế nào. Những cảnh có độ tương phản cao mà độ sáng quá chênh lệch, có thể đánh lừa cảm biến của máy ảnh gây ra một hình ảnh quá sáng hay quá tối hơn bình thường.

    Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để bù sáng trong trường hợp thiết bị đo nhận diện sai độ sáng của một cảnh nào đó, bằng cách giúp máy ảnh xác định một cảnh nào đó tối hoặc sáng hơn để tạo một kết quả chính xác

    1. Metering Patterns

    Hầu hết các máy ảnh DSLR cung cấp ít nhất hai hoặc ba phương thức đo sáng. Phổ biến nhất là đo theo ma trận (Matrix Metter), đo tại đo trung tâm (Center weighted), và đo theo điểm chỉ định trên màn hình (Spot Metter). Chúng ta có thể tìm thấy một nút giống như trong hình 1 trên máy ảnh, để chọn lựa phương thức đo cho máy ảnh của bạn. Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết thêm chi tiết cụ thể về chức năng này nhé.

    [​IMG]
    Hình 1: Chế độ đo sáng

    Dưới đây là cảnh mà chúng ta sẽ sử dụng trong bài thực tập này. Hình ảnh được chụp vào một buổi chiều nắng sáng của một tòa nhà trong sân trường rộng lớn, nằm phía sau một bãi cỏ lớn. Tôi thu nhỏ bằng cách sử dụng ống kính tập trung và cắt nhỏ cảnh đó nằm trong hình vuông màu đỏ

    [​IMG]
    Hình 2: Mẫu Scene

    Về tổng thể, bức cảnh này được chụp khá tốt về độ phơi sáng. Màu trung tính thật phong phú ở bãi cỏ, bầu trời mây, bóng của cây và tòa nhà, cho phép máy ảnh nhận rõ độ phản sáng của từng yếu tố bên trong khung cảnh này

    Hãy nhìn vào cảnh bên trong khung màu đỏ để thấy rằng thiết bị đo của máy ảnh sẽ bị đánh lừa như thế nào bởi các khu vực nhiều phần sáng (trắng) này. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết vấn đề, cách nó đo trong từng chế độ của máy ảnh như bên dưới đây

    A. Evaluative / Matrix Metering

    Phương pháp đo bằng cách ước tính này, chia khung cảnh ra thành các khu vực khác nhau và tiến hành đo trong từng vùng. Sau đó ước tính tất cả các giá trị trong từng vùng để cho ra giá trị cuối cùng. Từ khung cảnh hoàn toàn trắng, bằng cách ước tính này, máy ảnh chỉnh giảm sáng khung cảnh, biến các bức tường màu trắng thành màu xám

    [​IMG]
    Hình 3: Evaluative Metering Pattern

    Xem biểu đồ bên dưới, đồ thị thể hiện đỉnh cao nhất ở gần khu trung tâm gần bên phải, nó có nghĩa rằng nhiều tông màu trong cảnh là màu xám. Chúng ta biết điều đó không đúng với thật tế khi dựa vào cảm nhận bằng mắt thường (như trong hình 2). Cách đo ước tính này đã bỏ qua một vài vùng, vì chúng gần như quá tối.

    [​IMG]
    Hình 4: Histogram của Evaluative Exposure

    B. Center-weighted Average Metering

    Đo sáng tại trung tâm hay còn gọi đo bình quân thì gần như tương tự với cách đo ước tính ở trên. Chỉ khác là nó tập trung đo sáng nhiều hơn ở phần trung tâm so với cách khu vực còn lại. Những máy ảnh khác nhau thì sẽ khách nhau về tỷ lệ đo giữa phần trung tâm và phần xung quanh của cảnh đó, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nó dành khoảng 70% cho phần trung tâm và 30% cho phần còn lại. Chế độ đo này là một tiêu chuẩn khá phổ biến trong những máy ảnh được giới thiệu vào đầu những năm 70, nó rất tin cậy. Phương pháp này ép máy ảnh chú trọng nhiều vào những khu vực, nơi mà thường người chụp hay đặt các chủ thể vào đó. Hình 5 là một minh hoạ đơn giản cách đo sáng của phương pháp này và cách tính toán bằng cánh quân bình cho các phạm vi phản sáng của khung cảnh.
    [​IMG]
    Hình 5: Center-Weighted Average Pattern

    [​IMG]
    Hình 6: Histogram của Center-Weighted Average Exposure

    Thật không may, với những cảnh có chứa chủ yếu màu trắng (hoặc tối) tại trung tâm, tính hiệu quả bị giảm. Biểu đồ ở hình 6 cho ta thấy rõ ràng giá trị phơi sáng của bức ảnh giống hệt như phương pháp đo ước tính

    C. Spot Metering

    Phương pháp này thu hẹp diện tích đo sáng đến dưới 10% của toàn bộ khung cảnh trong ống nhắm (Viewfinder). Đây là một cách rất cụ thể và chính xác cho các nhiếp ảnh gia, tuy nhiên, nó cũng là chế độ đo có thể gây ra sai số lớn nhất nếu dùng sai. Vì lý do đó, cách đo này thường bị bỏ qua trong các máy ảnh hiện đại, vì nó có thể dẫn đến những sai sót không thề đoán trước được với những người thiếu kinh nghiệm

    Hình 7 cho thấy chỉ có một phần nhỏ hình ảnh được đo sáng mà thôi, mọi thứ bên ngoài vòng tròn màu đỏ bị bỏ qua khi đo

    [​IMG]
    Hình 7: Spot Meter Pattern

    [​IMG]
    Hình 8: Histogram của Spot Metered Exposure

    Các biểu đồ cho thấy khung cảnh dường như tối hơn so với hai cách đo trước đó. Do thực tế máy ảnh không xem xét độ phản sáng của mái hiên, cây cỏ gần đó. Khu vực duy nhất mà nó đo là chỗ ta thấy trong vòng tròn đỏ nhỏ mà thôi

    Vậy làm thế nào để chúng ta có thể sửa sai cho cả ba chế độ đo sáng này, khi nó không thể cho ra một bức ảnh có độ sáng chính xác.

    Nếu chúng ta xem thanh "sắc điệu" bên dưới như hình 9, chúng ta có thể thấy rằng ba bức ảnh trên, bức tường có độ trắng gần bằng 127, có lẽ khoảng 127-150. Chúng ta biết rằng lẽ ra bức tường phải là màu trắng, do đó giá trị của nó ít nhất phải ở trong khoảng 200.

    [​IMG]
    Hình 9:

    Chúng tôi sẽ dùng cách bù sáng có trong máy ảnh để giải quyết vấn đề này. Chúng ta cần phải thêm độ phơi sáng vào cảnh ở trên đây để bức tường có màu xám thành màu trắng. Bạn nên xem hướng dẫn sử dụng của máy để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng chức năng bù sáng của máy ảnh.

    Trong trường hợp này, tôi tăng 1,7 stop để làm cho nó chính xác hơn. Tổng giá trị bù sáng có thể không chính xác lắm vì chúng ta không có thiết bị nào khác ngoài một máy ảnh để đo, nhưng may thay thông qua biểu đồ histogram chúng ta có thể xem xét và ước tính cần phải bù sáng bao nhiêu để có được hình ảnh mà chúng ta muốn có.

    [​IMG]
    Hình 10: Corrected Exposure

    [​IMG]
    Hình 11: Đúng sáng

    Bù sáng thì giống như là cho thêm ánh sáng hơn vào cảm biến, do đó, hoặc ta tăng kích thước của khẩu độ, giảm tốc độ màn trập xuống, hoặc tăng ISO, tùy thuộc vào chế độ chụp của bạn đã chọn (Theo thứ tự ưu tiên khẩu độ, tốc độ, hoặc theo program).

    Giảm mức bù sáng bằng cách giảm kích thước khẩu độ, tăng tốc độ màn trập, hoặc giảm tiêu chuẩn ISO, một lần nữa, tùy thuộc vào chế độ chụp của bạn.

    Phần kế tiếp của bài viết này chúng tôi sẽ thảo luận về cách làm thế nào khóa chức năng bù sáng tự động để cảnh có độ phơi sáng tốt
     
    liemngockh thích bài này.

  4. Studiophale

    Studiophale Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    1,654
    AE-Lock

    Sau khi đã điều chỉnh bù sáng trong máy ảnh một cách hoàn hảo, chúng ta sẽ sử dụng chức năng khóa để lưu lại các thông số trên, điều này cho phép máy ảnh tiến hành chụp mà kg cần phải đo lại sáng. Chúng ta đã biết, máy ảnh luôn đo sáng trước khi chụp, điều này có thể khác với lần đo mà bạn đã hài lòng trước đó.

    Tùy theo nhà thiết kế, trong máy ảnh Canon, nút khóa nằm ở vị trí góc trên bên phải ở mặt sau của máy ảnh, nút có hình dấu *. Trong khi máy Nikon dùng nút AE-L/AF-L ngay bên cạnh kính ngắm

    [​IMG]
    Hình 1: Canon và Nikon AE-Lock

    Không giống như chế độ bù sáng, nơi mà nó hoạt động bằng cho máy ảnh đo độ phơi sáng của một khung cảnh và điểu chỉnh sau đó. Chức năng khóa cho phép người chụp điều chỉnh bằng tay đến những nơi, mà người chụp muốn máy hiểu là nơi có màu trung tính. Dù chúng ta vẫn dựa vào phần đo sáng máy ảnh để có các thông số, nhưng khác là chúng ta có thể tùy chọn một khu vực nào đó để đo.

    Trong trường hợp này tốt nhất là sử dụng một chức năng đo trên phương diệp hẹp hơn là dùng những chế độ khác. Dù chúng ta cũng đã biết rằng chức năng đo ở phạp vi hẹp dễ tạo ra những lỗi mà ta không kiểm soát trước được vì thế cần có nhiều kinh nghiệm để đạt được điều mình muốn. Những thí nghiệm sau cho thấy rõ điều này

    Nếu máy ảnh của bạn không có chức năng đo bằng spot metering, bạn có thể phóng to phần cảnh cần đo bằng ống kính tele của bạn và chọn một chỗ để đo.

    Hãy xem hình 2, chúng ta dùng một cảnh có độ tương phản cao, nơi chúng ta sẽ đo là thiết bị nhỏ màu xám trên cabin của xe. Tôi phóng to tại điểm đó bằng ống kính tele của tôi và ấn nút AE-lock tại khu vực đó, sau đó thu nhỏ ra như cũ để chụp.

    [​IMG]

    Chúng ta có thể thấy được biểu đồ rằng độ tương phản trong hình rất cao nơi mà khu vực sáng và tối chi phối toàn bộ bức ảnh và màu trung tính thì rất ít. Khi chỉ đo thiết bị trên cabin, nó làm giảm khả năng lấy đầy đủ các thông tin chi tiết khác có trong hai vùng tối và sáng còn lại

    Trong hình 4, tôi khóa tại khu vực vô lăng và nói với thiết bị đo chuyển màu đen của vô lăng thành màu xám (màu trung tính). Kết quả biểu đồ cho thấy rằng khu vực chúng tôi đo bây giờ là màu xám và tất cả các khu vực bên trong xe (trong hình 3) như lưng ghế, đồng hồ đo, vv đã thấy rõ hơn, trong khi các cảnh bên ngoài xe là hoàn toàn cháy sáng .

    [​IMG]

    Nếu mục đích của bạn là chụp ảnh nội thất của chiếc xe, thì điểm đo sáng ở trên cho ra bức ảnh như mong muốn, nhưng nó hy sinh những phần sáng trong bức ảnh.

    Trong trường hợp này, máy đỏi hỏi chụp với tốc độ chậm hơn để thấy rõ các chi tiết, điều này khiến máy ảnh có thể bị run.

    Trong hình 6, chúng tôi chọn điểm đo là phần trời nằm bên ngoài xe. Máy ảnh chuyển màu của bầu trời thành màu trung tính và kết quả bức ảnh thấy rõ phần lớn các chi tiết trên bầu trời và tất cả các cảnh khác bên ngoài xe hơi nhưng bóng thì bị cắt bớt.

    [​IMG]

    Nếu mục đích muốn thấy rõ phần cảnh bên ngoài xe một cách chính xác, đây là một tấm ảnh có thể chấp nhận được

    Cuối cùng, tấm số 8 được tôi chọn như một tấm ảnh tốt nhất. Tôi khóa một điểm sáng hơn trên đồng hồ và kết quả những chi tiết của bức ảnh được thấy rõ cả phần nội thất và ngoại thất xe.

    [​IMG]

    Sử dụng AE-lock là một cách tốt để học cách sử dụng đo sáng bằng tay. Sử dụng AE-lock cho phép chụp nhanh hơn khi điều kiện sáng của khung cảnh gần như không thay đổi, vì chúng ta chỉ cần thay đổi khẩu độ hoặc tốc độ màn trập trong máy ảnh của chúng ta thay vì phải đo sáng lại từ đầu cho mỗi lần chụp sau.

    Một cách đơn giản, chúng ta chỉ cần chọn khu vực cụ thể để đo, khóa nó lại và chụp nhiều tấm mà không cần thay đổi các thông số về độ phản sáng của khung cảnh cho đến khi cần đo lại.

    Hãy tìm hiểu cách sử dụng AE-lock đúng đắn và phù hợp và chúng ta sẽ ít phụ thuộc hơn vào chế độ đo sáng tự động và nhận được những màu sắc và ánh sáng phù hợp mà ta mong muốn
     
    lanvpc, chipden003 and liemngockh like this.

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |