Kỷ thuật chọn mua máy ảnh kỷ thuật số

Thảo luận trong 'Thảo luận và Hỏi đáp' bắt đầu bởi blue_dream, 27/12/10.

  1. blue_dream

    blue_dream Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    18/12/10
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    703
    Khi chọn mua máy ảnh, các bạn nên chú ý đến độ mở lớn tối đa của ống kính. Độ mở của ống kính (aperture) rất quan trọng và có ảnh hưởng rất nhiều trong việc cấu trúc một bức hình cho thật đẹp, nếu muốn hình trông như nổi bật có chiều sâu, hoặc cố ý làm cho hình thật sáng hay tối hẳn đi theo ý người chụp.

    Khẩu độ hay độ mở của ống kính thường ám chỉ số tiêu cự (f-stop), dùng để điều chỉnh chiều sâu và độ sáng của bức hình, thường hay có những số như 1.0, 1.2, 1.4, 1.8, 2.0, 2.8, 5.6, 8, 16, 32. Những con số này thường được ghi và thấy rõ chung quanh ống kính. Độ mở nhỏ tương đương với tiêu cự có số lớn (lớn hơn 8) thường dùng để cho toàn bức hình được rõ nét.

    Độ mở lớn (tương đương với số 2.8 hoặc nhỏ hơn) hay được dùng để chụp hình chân dung (cho mặt và tóc thật rõ nét còn các phần khác của bức hình thì mờ đi). Các ống kính chụp chân dung có tiêu cự số nhỏ hơn 1.8 thường lớn, nặng, và rất đắt tiền.

    Máy ảnh số nhỏ thường không có khẩu độ mở lớn, tối đa vào khoảng 2.8 đến 4, vì dùng ống kính có thiết diện nhỏ, và nhất là kính không có chất lượng tốt nên chiều sâu của hình trông không rõ so với máy ảnh thay được ống kính (digital SLR). Hai bức hình sau đây cho thấy ống kính mở tại tiêu cự số 2.8 (hình có chiều sâu) và tại tiêu cự số 16 (toàn hình được rõ nét).
    Độ mở lớn của ống kính có thể điều chỉnh tùy ý để giới hạn số lượng ánh sáng trước khi đến bộ phận đo ánh sáng và màu sắc. Độ mở của ống kính cùng với tốc độ chụp giúp người thợ ảnh điều khiển hoàn toàn được mức độ sáng hay tối của bức hình tùy theo ý muốn.

    Thông thường, khi chụp ảnh với tốc độ nhanh, ống kính thường được mở lớn để hình không bị tối. Khi thiếu ánh sáng và chụp ảnh với tốc độ nhanh, hình sẽ bị tối nhưng không bị rung mờ. Ngược lại, khi chụp ảnh với tốc độ chậm, ống kính thường khép nhỏ lại để hình không bị sáng quá. Khi thiếu ánh sáng, hình sẽ bị rung nhoè.
    Bức hình trên cho thấy diện tích của độ mở ống kính tăng gấp đôi khi số tiêu cự giảm đi một nửa (chẳng hạn đi từ số 2.8 xuống số 1.4). Khi độ mở của ống kính càng lớn, ánh sáng được lọt qua ống kính càng nhiều, làm cho màu sắc trung thực, tự nhiên, và rõ ràng khiến bức hình trông sống động, đẹp hẳn ra.Khi độ mở ống kính nhỏ quá, tuy mọi chi tiết trong hình đều rõ nét nhưng trông không hấp dẫn lắm, vì những cảnh vật chính như bông hoa tím phía trước trong hình trên bị lẫn lộn vào đám cỏ phía xa đằng sau.Khi ống kính được mở lớn ra, cảnh vật đằng sau bông hoa bị mờ đi. Bông hoa trông nổi bật lên làm cho bức hình có chiều sâu, trông linh động hơn.Kính chân dung thường dùng tiêu cự số 2.8 hoặc nhỏ hơn. Hình trên cho thấy mặt và lông chồn rõ nét nhất. Cành cây phía trước và sau con chồn bị mờ đi làm hình chồn nổi bật vì thấy rõ chiều sâu và đôi mắt hoang dại của loài chồn.
    Chiều sâu của bức hình được cấu trúc bởi loại ống kính cho thấy những vật ở vị trí cách
    mặt phẳng hội tụ (focal plane) của máy ảnh một khoảng cách nhất định, tùy theo số tiêu cự, được rõ nét nhất. Các vị trí khác ngoài phạm vi này đều bị mờ. Khoảng cách này tạo nên chiều sâu của bức hình và rộng hay hẹp tùy thuộc vào các loại ống kính, độ mở của ống kính, và khoảng cách hội tụ (focusing distance), kích thước của bức hình và khi xem hình để gần hay xa. Ống kính có chiều sâu càng hẹp (shallow depth of field) càng đắt tiền vì chụp hình chân dung rất đẹp.

    Những máy ảnh có chất lượng cao khi dùng tiêu cự số 2.8 hoặc nhỏ hơn tạo ra một chiều sâu trong bức hình (depth of field). Bức hình sau đây chụp với ống kính 50 mm 1.4 Nikkor AI với số tiêu cự 1.4 cho thấy rõ phím đàn dương cầm và bàn tay người nhạc sĩ.
    Chiều sâu của hình trên không đủ để nhấn mạnh chi tiết hai đầu tượng phía trước mặc dù độ mở của ống kính đặt tại tiêu cự số 8.
    Ống kính được mở rộng ở số tiêu cự 2.8 để chỉ có hai đầu tượng phía trước được rõ nét.
    Những bức hình chân dung, nhất là hình đám cưới, thường dùng kính có số tiêu cự thấp, chẳng hạn như 1.8 hay 1.4 như hình dưới đây. Các chi tiết rõ nét đều tập trung vào nét mặt và nụ cười của người mẫu còn các vật khác đều bị mờ nhoè.
     

  2. vuquyen

    vuquyen MemVIP

    Tham gia:
    12/12/10
    Bài viết:
    1,759
    Đã được thích:
    2,528
    cảm ơn bạn... bài viết rất hữu ích
     

  3. blue_dream

    blue_dream Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    18/12/10
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    703
    đâu có j mình iup anh em mua máy đỡ bị mấy ông bán máy băt gà thôi ma hihi
     
    Poli™ thích bài này.

  4. vuquyen

    vuquyen MemVIP

    Tham gia:
    12/12/10
    Bài viết:
    1,759
    Đã được thích:
    2,528
    nói chung là cũng khó!!!! tốt nhất là tìm những địa chỉ tin cậy, quen biết... còn không thì khó mà biết ntn... :D
     

  5. minhtuan_vy

    minhtuan_vy Active Member

    Tham gia:
    12/10/10
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    200
    cái này là chọn mua ống kính chứ
     

  6. thuan1981

    thuan1981 New Member

    Tham gia:
    16/1/11
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    :)) Chắc bạn bị làm Gà để mấy ông bán máy nhổ lông mấy lần rồi thì phải ^^
     

  7. blue_dream

    blue_dream Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    18/12/10
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    703
    minh xin hoi ban da bao gio bi ga chua ngay ca minh hoc trong truong th ra van con bi....
     

  8. haihang83

    haihang83 New Member

    Tham gia:
    7/2/11
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    26
    hahaha hay quá không có ai là không gà tui cung đang gà đây cách đây 1 năm đi mua cái ống kính 24-105 . với cái giá quá đắt 1050 đô mì hồi đó không hiểu về ống kính nên mua phải cái này . nhưng chụp cũng đẹp lắm , ah em giúp đỡ cho sang tháng său tui nâng cấp máy và ống kính thì dùng body nào và lống kính nào thì đẹp .. thank..............................
     

  9. Tony Nguyen Hung

    Tony Nguyen Hung MemVIP

    Tham gia:
    13/2/11
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    323
    Lần sau viết có chữ có dấu bạn nhé . thank
     

  10. kakashi2011

    kakashi2011 New Member

    Tham gia:
    14/9/11
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    42
    Bổ ích thật, đấy là máy ảnh chuyên nghiệp. Vậy thì bác nào biết chọn mua máy ảnh KTS loại nhỏ thì chọn ra sao??? hihi thấy nhiều hãng quá
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |