Khi chụp phong cảnh, làm thế nào để có thể căn nét căng đối với mọi đối tượng trong khuôn hình? Nói cách khác: Làm thế nào để tăng tối đa chiều sâu (DOF/ depth of field) trung bình của các đối tượng được chụp? Điều này có thể thực hiện được với các ống góc rộng (wide-angle lens) và có tiêu cự ngắn, ví dụ 20mm hay 35mm, khi chụp phong cảnh đặt khẩu độ mở nhỏ (nhằm tăng chiều sâu của ảnh) – phổ biến ở các khẩu độ f/11, f/16 và f/22 – bằng cách sử dụng kỹ thuật hyperfocal focusing (xin tạm dịch là “căn siêu nét”). Lưu ý, không thể căn nét cực cao đối với các ống tiêu cự dài bởi những ống này không được thiết kế cho mục đích như vậy. Kỹ thuật căn siêu nét giúp cân bằng độ nét cao ở mức tối đa đối với các đối tượng “xa và gần”. Một số nhiếp ảnh gia cho rằng đặt tiêu cự ở vô cùng (kí hiệu: ∞) sẽ căn nét được tất cả mọi đối tượng trong ảnh phong cảnh. Xét tương đối, điều này là đúng. Tuy nhiên, với tiêu cự đặt ở vô cùng, các đối tượng ở tiền cảnh vẫn có thể dễ dàng bị mất nét. Như vậy, nguyên tắc đặt vô cùng như nêu trên không hoàn toàn chính xác. Ống kính: Các thông số và điểm căn siêu nét Thông thường chụp ảnh phong cảnh, các đối tượng chụp thường có khoảng cách rất xa máy ảnh (cự ly rất lớn), và thường đòi hỏi phải đặt tiêu cự ở vô cùng để lấy nét và đặt khẩu độ mở nhỏ (chỉ số f-number lớn, thường là f/11, f/16 hay f/22) nhằm tăng tối đa chiều sâu của ảnh để các đối tượng trong ảnh có độ nét như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, chiều sâu của hình ảnh, đặc biệt với khẩu độ mở f/22 và cấu hinh toàn khổ (full frame), thường mở rộng thêm 1/3 về phía trước điểm nét (tức là gần máy ảnh hơn so với điểm căn nét chính) và 2/3 về phía sau điểm nét (tức là xa máy ảnh hơn). Như vậy, nếu đặt tiêu cự ở vô cùng, ta sẽ “lãng phí” một khoảng cho nét cao ở sau điểm vô cùng (nếu lấy nét ở điểm vô cùng thì khoảng này phần lớn sẽ nằm ngoài khuôn hình đang ngắm chụp). Vì vậy, điều nên làm ở đây là “lùi” cự ly căn nét lại một chút về điểm trước điểm vô cùng để bảo đảm toàn bộ khoảng nét nằm trọn trong khuôn hình. Nếu trên ống kính của bạn có thước độ sâu (DOF scale), hãy sử dụng thước này để điều chỉnh ký hiệu vô cùng về giá trị bằng giá trị khẩu độ mở đang đặt, ví du: Khẩu độ đặt ở f/22 > xoay ký hiệu vô cùng về thẳng hàng với số 22 trên thước độ sâu; khẩu độ mở f/16 > xoay về số 16; khẩu độ mở f/11 > xoay về số 11. Cách làm này cho độ nét cao nhất với f/22, tuy nhiên ở f/16 và f/11, độ nét trung bình giữa các đối tượng xa gần cũng được cải thiện rất nhiều so với đặt tiêu cự ở vô cùng. Đối với các ống kính không có thước độ sâu, bạn có thể dùng công thức để tính toán ra tiêu cự siêu nét, hoặc tốt nhất là dùng các bảng qui đổi siêu nét có rất sẵn trong các tài liệu nhiếp ảnh và trên mạng internet. Các bảng qui đổi này cũng giúp bạn căn nét chuẩn hơn do đã tính toán tới các yếu tố ảnh hưởng tới chiều sâu ảnh và căn nét: Góc ống kính càng rộng thì tiêu cự càng ngắn và chiều sâu càng lớn, ví dụ ống 18mm sẽ có chiều sâu lớn hơn ở ống 105mm; khẩu độ mở càng nhỏ cang làm tăng chiều sâu, ví dụ khẩu độ mở f/16 sẽ cho chiều sâu lớn hơn nhiều so với f/5.6. Bảng qui đổi cự ly và tiêu cự siêu nét Với máy ảnh kỹ thuật số sử dụng ống kính không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở – và không có thước chiều sâu (DOF scale), bạn cần chuyển về chế độ căn nét thủ công (manual) hoặc chế độ ưu tiên khẩu độ mở (apature priority) – thường ký hiệu là A hoặc Av – rồi đặt khẩu độ mở ở các giá trị f/11, f/16 hay f/22, v.v… trên thân máy. Sau đó áp dụng cách làm như nêu trên dựa vào bảng tính toán. Đối với các ống không có vòng tiêu cự thì không thể làm được điều này. Tuy nhiên, với thực tế khoảng nét mở rộng về phía trước điểm nét 1/3 và về phía sau 2/3, bạn có thể sử dụng qui tắc căn nét ở vị trí đường ngang cách đáy khuôn hình 1/3 để đạt được độ nét chiều sâu tối đa cho bức ảnh phong cảnh của bạn. Qui tắc căn nét ở 1/3 từ đáy khuôn hình lên này cũng được nhiều nhiếp ảnh gia phong cảnh áp dụng rộng rãi.