huuloc1981
Già Làng
- Tham gia
- 18/8/10
- Bài viết
- 440
- Được Like
- 2,128
Để ghi lại khoảnh khắc bầu trời lộng lẫy những chùm pháo hoa đủ màu sắc không phải đơn giản. Một vài kinh nghiệm sau đây sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều.
Hầu hết các loại máy ảnh đều hỗ trợ chụp pháo hoa
Hãy chọn “hàng khủng” DSLR, kiên trì và thử nghiệm nhiều phương án chụp để có được tác phẩm độc đáo
Mặc dù những bức ảnh pháo hoa thường gây ấn tượng mạnh mẽ nhưng bạn không cần phải sở hữu những thiết bị chuyên nghiệp để ghi lại cảnh này. Thay vào đó, với một chiếc camera số bất kì trong tay, bạn cũng có thể tự mình sáng tạo những bức ảnh độc đáo, miễn là thiết bị hỗ trợ tính năng điều khiển chế độ phơi sáng bằng tay (nhờ đó bạn có thể chọn được mức nhạy sáng ISO, độ mở và tốc độ cửa chập phù hợp) hoặc cho phép bạn chụp theo chế độ Fireworks tự động.
Ngay cả các camera số nhỏ xíu cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này. Chiếc Fujifilm Finepix F200 EXR là một thí dụ. Ngoài ấn tượng ở khả năng cơ động và dễ sử dụng, chiếc camera dạng “ngắm và chụp” xuất sắc này còn có chế độ cài sẵn để chụp pháo hoa (Fireworks Mode), cho phép cố định máy nhằm hạn chế độ rung ảnh, sẵn sàng giúp bạn ghi lại những bức ảnh pháo hoa lộng lẫy với chất lượng đáng kể.
... Nhưng một chiếc SLR số vẫn là lựa chọn hàng đầu
Tuy nhiên, để dễ cơ động, những chiếc camera số đã hạn chế khá nhiều tính năng. Nếu bạn muốn có thêm nhiều lựa chọn khi cài đặt chế độ phơi sáng riêng, hãy chọn Canon PowerShot SX10 IS, chiếc camera “ngắm và chụp” cao cấp. Dòng sản phẩm này của Cannon có màn hình LCD tiện lợi để có thể ghi lại được những bức ảnh với góc lạ, nhiều lựa chọn khi thiết lập chế độ phơi sáng cho phép bạn tùy biến tốt hơn với tốc độ cửa chập, độ mở ưu tiên...
Mặc dầu vậy, nếu được lựa chọn, bạn hãy dành ưu tiên cho một chiếc SLR số. Dòng thiết bị cao cấp này thường có độ nhiễu thấp hơn trong quá trình phơi sáng dài. Bạn muốn chụp cảnh pháo hoa và chúng sẽ cung cấp hàng loạt tính năng cao cấp để thỏa nguyện như chế độ cài đặt bằng tay, cửa chập bên ngoài sẽ giúp giảm thiểu độ rung khi chụp. Chẳng hạn, một chiếc tương tự Nikon D90 sẽ là ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn sở hữu những bức ảnh pháo hoa độc đáo. Không chỉ là chiếc DSLR đầu tiên được trang bị khả năng ghi video HD, Nikon D90 còn cho chất lượng ảnh xuất sắc, hỗ trợ chế độ Live View.
Cố định máy
Tripod hay Monopod sẽ giúp bức ảnh khỏi bị rung và mờ
Nguyên tắc quan trọng nhất khi chụp pháo hoa là bạn cần sử dụng tốc độ cửa chập chậm để có thể ghi lại những vệt dài ánh sáng lộng lẫy sắc màu đầy ấn tượng khi chúng khoe sắc trên bầu trời. Nhưng kể cả đang sử dụng một chiếc camera “ngắm và chụp” hay “hàng khủng DSLR chất lượng cao, bạn cũng cần phải cố định máy để có thể ghi được bức ảnh sắc nét, không bị mờ khi ngắm và chụp băng tay.
Một chiếc tripod (chân chống máy) đơn giản, giá rẻ và gọn nhẹ sẽ là tất cả những gì bạn cần bổ sung thêm. Hãy để đầu tripod lỏng để bạn có thể nhanh chóng di chuyển xung quanh quang cảnh pháo hoa đang nổ, trong khi các chân tripod sẽ cố định tránh khỏi bị lắc rung.
Nếu bạn không muốn cồng kềnh ngay cả khi đã có một chiếc tripod nhỏ gọn ở bên, hãy sử dụng tới monopod- thiết bị hỗ trợ cố định máy chỉ có một chân. Nó có thể cố định máy trên bề mặt cứng, mặc dù không bằng chân chống máy 3 chạc, nhưng vẫn có thể sử dụng tạm.
Tiếp cận mục tiêu
Bạn nên tránh chạm vào máy khi bắt đầu chụp, vì có thể làm rung máy và tạo nên những điểm ảnh mờ. Bạn có thể thử sử dụng chế độ chụp cài đặt thời gian để ghi hình, nhưng tốt hơn hết, hãy nhờ tới một chiếc điều khiển cửa chập không dây hoặc bằng cáp. Cả hai giải pháp này sẽ giúp bạn chụp ảnh mà không phải chạm vào camera.
Đặt chế độ tự động
Nếu camera “ngắm và chụp” tí hon hay có nhiều tính năng cao cấp hơn của bạn có chế độ chụp pháo hoa, hãy bật nó lên. Chế độ Fireworks sẽ tự động điều chỉnh thông số cài đặt của máy để chụp hình ban đêm. Đối với cảnh pháo hoa, máy sẽ tắt đèn flash, lấy nét vào điểm ảnh vô cực, tắt chế độ phơi sáng bù, giảm mức nhạy sáng ISO. Nhìn chung với chế độ Fireworks cài sẵn, bức ảnh chụp được khá tốt.
Không có chế độ "Pháo hoa" (Fireworks) ? Không thành vấn đề
Một số loại máy ảnh "ngắm và chụp" (point-and-shoot) thiếu chế độ chụp Fireworks vẫn có thể cho phép bạn điều chỉnh các thông số cài đặt. Bạn có thể làm theo một số gợi ý sau đây nếu thiết bị cho phép.
Giảm mức nhạy sáng (ISO): Đặt camera ở chế độ nhạy sáng thấp nhất để giảm thiểu tối đa độ nhiễu số, nảy sinh trong quá trình phơi sáng.
Tập trung vào điểm ảnh vô cực: Tắt chế độ lấy nét tự động và đặt máy ở chế độ lấy nét về điểm ảnh vô cực. Nếu không có chế độ lấy nét thủ công? Hãy sử dụng chế độ chụp “landscape”, bạn cũng sẽ có chế độ lấy nét điểm ảnh vô cực và điều kiện ánh sáng thấp sẽ giúp camera chụp ở tốc độ cửa chập chậm để ghi lại những vệt dài ánh sáng.
Cài đặt thông số độ mở (khẩu độ): Chọn độ mở khoảng f/8 và f/16, sẽ giúp ngăn độ phơi sáng quá mức và tránh những điểm sáng nhòe khi pháo hoa bắn lên.
Giảm tốc độ cửa chập: Chọn từ khoảng 1- 6 giây. Với mức sáng dài, bạn sẽ chụp được nhiều pháo hoa hơn và các vệt sáng càng dài hơn.
Chụp với máy SLR số
Chọn ảnh góc rộng với DSLR
Nếu có một chiếc SLR số, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn để ghi hình. Hãy chọn ISO thấp nhất, đặt camera sang chế độ cài đặt thủ công hoàn toàn, chọn độ mở thấp (bắt đầu từ f/8), tốc độ cửa chập vừa phải với thời gian phơi sáng từ 1- 4 giây. Sau khi chụp một vài bức ảnh đầu tiên, hãy xem lại màu sắc của ảnh. Nếu các bức ảnh pháo hoa màu xanh da trời, cam, đỏ trông như màu trắng, hãy sử dụng thời gian phơi sáng tương tự nhưng giảm độ mở một chút và thử lại. Điều đó có nghĩa bạn đã thay đổi từ độ mở f/8 sang f/11 hoặc f/16. Nếu các bức ảnh lờ mờ, hãy chọn f/5.6 hoặc f/4.
Hầu hết các máy SLR đều có chế độ bulb mode (bóng đèn). Chế độ này sẽ để cửa chập luôn mở khi bạn giữ nút chụp, giúp bạn có toàn quyền kiểm soát độ phơi sáng. Khi pháo hoa phát sáng, hãy nhấp nút cửa nhập để bắt đầu chụp hình. Giữ nút cho đến khi pháo hoa lung linh trên bầu trời một vài giây sau đó. Nếu ánh sáng quá chói, bạn nên gắn thêm ống kính.
Lấy cảnh góc rộng
Zoom quá hẹp, bạn có thể gặp phải đôi chút khó khăn để xác định thời gian và không gian pháo hoa sẽ bắt đầu lung linh trên bầu trời.
Bạn nên sử dụng ống kính góc rộng nếu đang chụp hình bằng chiếc DSLR. Bạn sẽ có thể chụp nhiều pháo hoa hơn ngay cả khi khung hình bị giới hạn.
Tất nhiên, bạn có thể thử nghiệm bằng cách thay đổi zoom. Hãy nhớ rằng nếu zoom quá hẹp, bạn có thể gặp phải đôi chút khó khăn để xác định thời gian và không gian pháo hoa sẽ bắt đầu lung linh trên bầu trời.
Thử nghiệm nhiều lần là chìa khóa thành công
Trước khi chuẩn bị cho những bức ảnh pháo hoa mùa hè, bạn cần nhớ rằng càng thử nghiệm bao nhiêu, càng dễ thành công bấy nhiêu. Sử dụng tốc độ cửa chập, độ mở ở nhiều mức khác nhau khi tác nghiệp. Nếu thời tiết không thuận lợi, hãy mang theo một chiếc dù. Đừng quên những chương trình biên tập ảnh số có thể giúp bạn sửa sang hậu kì trước khi đem đi in hoặc tung lên mạng chia sẻ với bạn bè.
Hầu hết các loại máy ảnh đều hỗ trợ chụp pháo hoa
Hãy chọn “hàng khủng” DSLR, kiên trì và thử nghiệm nhiều phương án chụp để có được tác phẩm độc đáo
Mặc dù những bức ảnh pháo hoa thường gây ấn tượng mạnh mẽ nhưng bạn không cần phải sở hữu những thiết bị chuyên nghiệp để ghi lại cảnh này. Thay vào đó, với một chiếc camera số bất kì trong tay, bạn cũng có thể tự mình sáng tạo những bức ảnh độc đáo, miễn là thiết bị hỗ trợ tính năng điều khiển chế độ phơi sáng bằng tay (nhờ đó bạn có thể chọn được mức nhạy sáng ISO, độ mở và tốc độ cửa chập phù hợp) hoặc cho phép bạn chụp theo chế độ Fireworks tự động.
Ngay cả các camera số nhỏ xíu cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này. Chiếc Fujifilm Finepix F200 EXR là một thí dụ. Ngoài ấn tượng ở khả năng cơ động và dễ sử dụng, chiếc camera dạng “ngắm và chụp” xuất sắc này còn có chế độ cài sẵn để chụp pháo hoa (Fireworks Mode), cho phép cố định máy nhằm hạn chế độ rung ảnh, sẵn sàng giúp bạn ghi lại những bức ảnh pháo hoa lộng lẫy với chất lượng đáng kể.
... Nhưng một chiếc SLR số vẫn là lựa chọn hàng đầu
Tuy nhiên, để dễ cơ động, những chiếc camera số đã hạn chế khá nhiều tính năng. Nếu bạn muốn có thêm nhiều lựa chọn khi cài đặt chế độ phơi sáng riêng, hãy chọn Canon PowerShot SX10 IS, chiếc camera “ngắm và chụp” cao cấp. Dòng sản phẩm này của Cannon có màn hình LCD tiện lợi để có thể ghi lại được những bức ảnh với góc lạ, nhiều lựa chọn khi thiết lập chế độ phơi sáng cho phép bạn tùy biến tốt hơn với tốc độ cửa chập, độ mở ưu tiên...
Mặc dầu vậy, nếu được lựa chọn, bạn hãy dành ưu tiên cho một chiếc SLR số. Dòng thiết bị cao cấp này thường có độ nhiễu thấp hơn trong quá trình phơi sáng dài. Bạn muốn chụp cảnh pháo hoa và chúng sẽ cung cấp hàng loạt tính năng cao cấp để thỏa nguyện như chế độ cài đặt bằng tay, cửa chập bên ngoài sẽ giúp giảm thiểu độ rung khi chụp. Chẳng hạn, một chiếc tương tự Nikon D90 sẽ là ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn sở hữu những bức ảnh pháo hoa độc đáo. Không chỉ là chiếc DSLR đầu tiên được trang bị khả năng ghi video HD, Nikon D90 còn cho chất lượng ảnh xuất sắc, hỗ trợ chế độ Live View.
Cố định máy
Tripod hay Monopod sẽ giúp bức ảnh khỏi bị rung và mờ
Nguyên tắc quan trọng nhất khi chụp pháo hoa là bạn cần sử dụng tốc độ cửa chập chậm để có thể ghi lại những vệt dài ánh sáng lộng lẫy sắc màu đầy ấn tượng khi chúng khoe sắc trên bầu trời. Nhưng kể cả đang sử dụng một chiếc camera “ngắm và chụp” hay “hàng khủng DSLR chất lượng cao, bạn cũng cần phải cố định máy để có thể ghi được bức ảnh sắc nét, không bị mờ khi ngắm và chụp băng tay.
Một chiếc tripod (chân chống máy) đơn giản, giá rẻ và gọn nhẹ sẽ là tất cả những gì bạn cần bổ sung thêm. Hãy để đầu tripod lỏng để bạn có thể nhanh chóng di chuyển xung quanh quang cảnh pháo hoa đang nổ, trong khi các chân tripod sẽ cố định tránh khỏi bị lắc rung.
Nếu bạn không muốn cồng kềnh ngay cả khi đã có một chiếc tripod nhỏ gọn ở bên, hãy sử dụng tới monopod- thiết bị hỗ trợ cố định máy chỉ có một chân. Nó có thể cố định máy trên bề mặt cứng, mặc dù không bằng chân chống máy 3 chạc, nhưng vẫn có thể sử dụng tạm.
Tiếp cận mục tiêu
Bạn nên tránh chạm vào máy khi bắt đầu chụp, vì có thể làm rung máy và tạo nên những điểm ảnh mờ. Bạn có thể thử sử dụng chế độ chụp cài đặt thời gian để ghi hình, nhưng tốt hơn hết, hãy nhờ tới một chiếc điều khiển cửa chập không dây hoặc bằng cáp. Cả hai giải pháp này sẽ giúp bạn chụp ảnh mà không phải chạm vào camera.
Đặt chế độ tự động
Nếu camera “ngắm và chụp” tí hon hay có nhiều tính năng cao cấp hơn của bạn có chế độ chụp pháo hoa, hãy bật nó lên. Chế độ Fireworks sẽ tự động điều chỉnh thông số cài đặt của máy để chụp hình ban đêm. Đối với cảnh pháo hoa, máy sẽ tắt đèn flash, lấy nét vào điểm ảnh vô cực, tắt chế độ phơi sáng bù, giảm mức nhạy sáng ISO. Nhìn chung với chế độ Fireworks cài sẵn, bức ảnh chụp được khá tốt.
Không có chế độ "Pháo hoa" (Fireworks) ? Không thành vấn đề
Một số loại máy ảnh "ngắm và chụp" (point-and-shoot) thiếu chế độ chụp Fireworks vẫn có thể cho phép bạn điều chỉnh các thông số cài đặt. Bạn có thể làm theo một số gợi ý sau đây nếu thiết bị cho phép.
Giảm mức nhạy sáng (ISO): Đặt camera ở chế độ nhạy sáng thấp nhất để giảm thiểu tối đa độ nhiễu số, nảy sinh trong quá trình phơi sáng.
Tập trung vào điểm ảnh vô cực: Tắt chế độ lấy nét tự động và đặt máy ở chế độ lấy nét về điểm ảnh vô cực. Nếu không có chế độ lấy nét thủ công? Hãy sử dụng chế độ chụp “landscape”, bạn cũng sẽ có chế độ lấy nét điểm ảnh vô cực và điều kiện ánh sáng thấp sẽ giúp camera chụp ở tốc độ cửa chập chậm để ghi lại những vệt dài ánh sáng.
Cài đặt thông số độ mở (khẩu độ): Chọn độ mở khoảng f/8 và f/16, sẽ giúp ngăn độ phơi sáng quá mức và tránh những điểm sáng nhòe khi pháo hoa bắn lên.
Giảm tốc độ cửa chập: Chọn từ khoảng 1- 6 giây. Với mức sáng dài, bạn sẽ chụp được nhiều pháo hoa hơn và các vệt sáng càng dài hơn.
Chụp với máy SLR số
Chọn ảnh góc rộng với DSLR
Nếu có một chiếc SLR số, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn để ghi hình. Hãy chọn ISO thấp nhất, đặt camera sang chế độ cài đặt thủ công hoàn toàn, chọn độ mở thấp (bắt đầu từ f/8), tốc độ cửa chập vừa phải với thời gian phơi sáng từ 1- 4 giây. Sau khi chụp một vài bức ảnh đầu tiên, hãy xem lại màu sắc của ảnh. Nếu các bức ảnh pháo hoa màu xanh da trời, cam, đỏ trông như màu trắng, hãy sử dụng thời gian phơi sáng tương tự nhưng giảm độ mở một chút và thử lại. Điều đó có nghĩa bạn đã thay đổi từ độ mở f/8 sang f/11 hoặc f/16. Nếu các bức ảnh lờ mờ, hãy chọn f/5.6 hoặc f/4.
Hầu hết các máy SLR đều có chế độ bulb mode (bóng đèn). Chế độ này sẽ để cửa chập luôn mở khi bạn giữ nút chụp, giúp bạn có toàn quyền kiểm soát độ phơi sáng. Khi pháo hoa phát sáng, hãy nhấp nút cửa nhập để bắt đầu chụp hình. Giữ nút cho đến khi pháo hoa lung linh trên bầu trời một vài giây sau đó. Nếu ánh sáng quá chói, bạn nên gắn thêm ống kính.
Lấy cảnh góc rộng
Zoom quá hẹp, bạn có thể gặp phải đôi chút khó khăn để xác định thời gian và không gian pháo hoa sẽ bắt đầu lung linh trên bầu trời.
Bạn nên sử dụng ống kính góc rộng nếu đang chụp hình bằng chiếc DSLR. Bạn sẽ có thể chụp nhiều pháo hoa hơn ngay cả khi khung hình bị giới hạn.
Tất nhiên, bạn có thể thử nghiệm bằng cách thay đổi zoom. Hãy nhớ rằng nếu zoom quá hẹp, bạn có thể gặp phải đôi chút khó khăn để xác định thời gian và không gian pháo hoa sẽ bắt đầu lung linh trên bầu trời.
Thử nghiệm nhiều lần là chìa khóa thành công
Trước khi chuẩn bị cho những bức ảnh pháo hoa mùa hè, bạn cần nhớ rằng càng thử nghiệm bao nhiêu, càng dễ thành công bấy nhiêu. Sử dụng tốc độ cửa chập, độ mở ở nhiều mức khác nhau khi tác nghiệp. Nếu thời tiết không thuận lợi, hãy mang theo một chiếc dù. Đừng quên những chương trình biên tập ảnh số có thể giúp bạn sửa sang hậu kì trước khi đem đi in hoặc tung lên mạng chia sẻ với bạn bè.