Nhiều người khi mới sở hữu một máy DSLR thường than phiền rằng những bức ảnh của họ thường không rõ nét như họ mong đợi. Điều này liên quan tới những thiết lập và kỹ thuật mà họ sử dụng. Để lấy được những bức ảnh nét nhất, có nhiều thứ phải xem xét bao gồm điểm lấy nét, tốc độ màn trập và khẩu độ. Có phải chỉ cần tốc độ màn trập đủ nhanh và tập trung lấy nét vào một điểm là có thể có một bức ảnh rõ? Câu trả lời nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Bằng cách sử dụng một vài kỹ thuật đơn giản, bạn có thể dễ dàng làm rõ nét bức ảnh mà bạn chụp với máy DSLR của bạn. Chiều dài tiêu cự của ống kính và tốc độ màn trập có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bức ảnh. Dưới đây là một vài thiết lập cho máy ảnh để có thể chụp rõ vào mọi lúc. Kiểm tra tốc độ màn trập: Luôn luôn kiểm tra tốc độ màn trập khi sử dụng. Để làm điều này, ấn nhẹ nhàng nút chụp và nhìn con số ở góc trái màn hình hiển thị trong ống ngắm. (60 nghĩa là 1/60s) Mở IS (image stabilization) Sử dụng IS nếu ống kính của bạn có chức năng đó. Đây là một chức năng chống rung của ống kính (không phải ống kính nào cũng có) ,việc này sẽ làm cho ảnh bạn rõ nét hơn. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ màn trập trong chế độ P hoặc Av. Để tránh rung, chọn tốc độ màn trập một con số mà nó lơn hơn tiêu cự của ống kính (tốt hơn là gấp đôi với những người thiếu kinh nghiệm), vì vậy nếu độ dài tiêu cự của ống kính là 55mm, hãy thiết lập tốc độ màn trập tới 1/60s, 1/125s hoặc cao hơn. Có IS Không có IS Sử dụng tripod bất cứ lúc nào có thể: Với tốc độ màn trập dài (cần độ phơi sáng dài cho những cảnh đêm), một tripod lắc lư có nghĩa là một bức ảnh không rõ nét. Treo túi xách đựng máy ảnh lên tripod để cho nó nặng hơn và ổn định hơn. Chụp mục tiêu chuyển động: Để chụp mục tiêu chuyển động, bạn cần thiết lập tốc độ màn trập. Tốc độ chuyển động của mục tiêu càng nhanh thì tốc độ màn trập cũng càng nhanh. Nhưng điều này cũng tùy thuộc vào tốc độ chuyển động của mục tiêu qua ống ngắm. Nếu mục tiêu gần bạn thì tốc độ màn trập nhanh là cái bạn cần. Bạn cũng sẽ dùng tốc độ màn trập nhanh hơn nữa nếu mục tiêu của bạn chuyển động qua hai bên chứ không phải hướng về phía bạn. Khóa mục tiêu: Khi sử dụng autofocus, kiểm tra camera xem nó đã lấy nét vào chủ đề chính hay chưa. Trong chế độ mặc định này, DSLR của bạn sẽ chọn điểm lấy nét một cách tự động (điểm này sẽ được hiển thị trong ống ngắm) Tốt hơn nên chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay. Sử dụng điểm AF, để có thể linh động trong việc lấy nét nếu chủ đề của bạn không nằm ở trung tâm. Cái hay của máy ảnh DSLR là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được độ sâu trường ảnh. Nếu bạn muốn lấy nét toàn bộ khung cảnh, tốt nhất là nên sử dụng ống kính rộng, thiết lập khẩu độ nhỏ (f/22), và hãy lấy nét vào vật gì đó ở chính giữa. Làm mờ phông nền: Bạn có thể nhấn mạnh chủ đề bằng cách giảm thiểu độ sâu trường ảnh. Sử dụng khẩu độ rộng (f/2.8 đến f/5.6) và một ống kính Tele nếu có thể. Việc lựa chọn khẩu độ ảnh hưởng đến độ sắc nét: Với một khẩu độ rộng, một ống kính không bao giờ mang lại độ phân giải và độ tương phản tốt nhất. Tương tự, tại khẩu độ thấp (f/22), hầu hết mọi ống kính sẽ mang lại những bức ảnh mềm mại hơn. Theo internet