Chụp chân dung nghệ thuật trong studio và các điều kiện cần có

Thảo luận trong 'Nhiếp ảnh cơ bản' bắt đầu bởi Arise01, 10/3/11.

  1. Arise01

    Arise01 Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    4/3/11
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    1,039
    BỔ SUNG THÊM VỀ CÁCH CHỤP CHÂN DUNG NGHỆ THUẬT TRONG STUDIO VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ


    1. Phòng chụp là yếu tố đầu tiên cần có: lý tưởng nhất là chiều rộng 4m dài 6m. nếu có thể hãy sơn đen hết cả căn phòng.
    2. Phông nền hai màu đen trắng là căn bản. tiếp theo là phông nóng và phông lạnh, phông cảnh, dành cho dịch vụ,... Bạn cần có hệ thống mô tơ để có thể kéo phông lên hoặc xuống để thay phông tuỳ theo mục đích sử dụng của mình, ko thì dùng hệ thống dòng dọc cũng được miễn là kéo được phông.
    3. Máy ảnh: Thân máy tàng tàng cũng được, ống kính thì nhất thiết phải khá tốt có tiêu cự từ 125 trở lại cho kích thước đầu rất đẹp. Có khả sử dụng trong phòng chụp rất cơ động.
    4. Tiếp theo là đèn flash có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn đèn ngoại sử dụng rất tốt, nhưng giá thành rất đắt. Đèn nộị bây giời cũng đươc sử dụng khá nhiều, vì đã đáp ứng được một số điều kiện nhất định của người sử dụng. Ở Sài Gòn các phòng chụp thường bố trí khoảng 5 đèn có chỗ 6, 7 đèn có nhiều trường hợp chụp 1 hoặc 2 đèn... Tuỳ theo mục đích sử dụng của người chụp. Có nhiều nơi bố trí cả một hệ thống dòng dọc dùng để treo đèn.

    Cách sử dụng đèn trong studio (có rất nhiều cách để dùng đèn mà dân chuyên nghiệp gọi là đánh đèn)


    Yêu cầu là phải biết GN của đèn trong phòng mình sẽ giải thích ở phần cuối bài nhé. Bạn phải có đèn fash nhại dùng để kích vào đèn trong phòng. Nếu ko bạn cân có một bộ sóng FM, hồng ngoại hay dây nối từ bình đèn vào thân máy ảnh với điều kiện máy của bạn phải có chỗ cắm, dùng để kích trực tiếp. Khẩu độ trong phòng chụp cũng tuỳ mục đich sử dụng của bạn. 11, 8, 56... Trong trường hợp bạn ko biết GN của đèn là bao nhiêu, bạn lại phải mất công đi tìm. có 2 cách để bạn tìm: dùng flash matte, dùng để đo sáng, trong phòng chụp và nhiều ứng dụng khác nhau ban chắc đã từng thấy các đạo diễn hay đeo một vật ở cổ có hình màu đen chữ nhật ở trong fim trường đó là flashmatte đấy. Còn về cách đo sáng bằng flashmete mình sẽ trình bày sau. Cách tìm khẩu độ đơn giản nhất trong phòng chụp là bạn để chủ đề cách đèn 4m , chỉnh đèn để full (công suất lớn nhất, đèn xả hết lượng sáng trong đèn). Bạn để tốc độ cố định, bạn chụp với nhiều khẩu độ khác nhau 8, 11, 56,... Khoảng 4 tấm, đem đi rọi hình, kiểu nào đúng sáng thì lấy làm chuẩn. Có nhiều cách sử dụng đèn khác nhau tuỳ vào ý đồ của người chụp. Mình trình bày một số cách cơ bản nhất:

    * Cách 1:

    + Tương phản gắt : ta để đèn chếch 45 độ, bằng chiều cao với chủ đề (hay từ trên đánh xuống ko cao quá, nếu ko xẽ bị tối cằm, tối mắt...) cách xa khoảng 2m tuỳ theo công suất của đèn. Phía sau ta bố trí một tấm hắt sáng cách khoảng 1m hay hơn nữa (nếu ko có tấm hắt sáng ta bố trí một đèn có công suất nhỏ hơn đèn chính đánh vào phông có nhiêm vụ tách người ra khỏi phông làm cho hình nổi khối có đường nét...) nhìn vào đừờng dẫn của đèn ta thấy bên sáng và bên tối, giúp ta nhìn được đèn ta đã để đúng chưa. nếu chưa ta có thể sửa lại bằng cách dê đèn cho đến lúc nào ưng ý. Ta cũng có thể sử dụng cokin làm cho hình ấn tượng hơn. Với máy KTS thì là một lợi thế rất lớn ta có thể coi lại hình ngay. Nhưng để chụp với máy KTS trong studio lại là một việc ko hề đơn giản với các chế độ đo sáng, cân bằng trắng,... Chỉ còn cách ta phải thư thật nhiều, thật nhiều, thì mới cho được kết quả tốt được . Các tác phẩm được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, về chân dung có khá nhiều tác phẩm dùng tương phản gắt .

    * Cách 2:

    + Tương phản dịu trong salon: Chủ đề cách phông 1m (phông rất là quan trọng để cho ra một bức hình đẹp) đen chính để trước chủ đề một góc 45 độ như cách 1 cách chủ đề khoang 2m tuỳ vào công suất của đèn, đèn phụ thứ 2 cũng để một góc 45 độ nhưng cách xa hơn khoảng 2,5m có thể xa hơn tuỳ vào công suất của đèn sau lưng ta cũng có thể bố trí 1 hoặc 2 đèn phông để cách phông 1,5m hay 1m tuỳ vào mục đich. ở trên đầu ta để một đèn tóc công suất phải nhỏ hơn đèn chính, cách khoảng 70 cm trở ra, ko để thẳng vào đàu của của chủ đề, nếu ko sẽ rất xấu. Ta để đèn lùi ra sau 70cm, sẽ cho ven sáng ở tóc rất đẹp. Kết quả cho ta thấy chủ đề sẽ có một bên gắt và một bên dịu rất đẹp. Muốn chụp được những đứa con tinh thần như thế ta phải làm rất nhiều, phải tạo cho ngưòi mẫu những dáng thật đẹp thì mới cho ra những tám ảnh chất lượng và đó là những giây phút thăng hoa.

    * Cách 3:

    + Sáng đều ta để hai đèn chính và phụ cách chủ đề 2m, làm 2 bên chếch 45 độ đánh thẳng vào chủ đề, nhớ là hai đèn cùng công suất, thì chủ đề xẽ sáng đều. Cách này chủ yếu là làm dịch vụ... Tiếp theo 2 đèn công suất nhỏ hơn goi là đèn phông đánh vào phông cũng để chếch đánh thẳng vào phông giúp xoá bóng đổ của của 2 đèn chính và phụ và đèn tóc cũng được bố trí như cách 2. Như vậy kết quả sẽ cho ta sáng đều từ trước cũng như phía sau. Cách này chủ yếu dùng để chụp thời trang và nhiều ứng dụng khác.

    * Cách 4:

    + Cách này không khác cách 3 là mấy. Cách này ta bố trí 1 đèn nữa đèn này đánh thẳng vào chủ đề cách chủ đề 2m, đánh từ dưới lên trên để xoá bóng cằm. Trong trường hợp 2 đèn chính và phụ ko xoá được hết bóng cằm của chủ đề .

    * Cách 5:

    + Chụp bằng máy fim: Điều kiện trên máy có chế độ gép nhiều hình trên một fim.
    + Chụp lần thứ nhất : Cài đặt chế độ chụp ghép hình. Dùng phông trắng, 1 đèn duy nhất đánh thẳng vào phông ko đánh vào chủ đề, đánh vào sau lưng chủ đề. Khẩu độ ống kính để 16, 22. Chụp mặt chủ đề 3/4 khung hình. Nếu đặt đúng hình sẽ tối om. Không dùng đèn mồi, chỉ dùng sóng FM, hay dây nối từ bình đèn studio tới máy ảnh...
    + Chụp lần thứ 2: Dùng phông đen đèn chụp đặt như cách thứ 3, khẩu độ đặt theo phòng chụp là bao nhiêu. Đặt chủ đề vào mảng đen của lần chụp thứ nhất. Kết quả sẽ cho ra 1 bức hình cực kì ấn tượng.
    + Bạn có thể dùng cách này để chụp 2 người trong 1 hình đang nhìn nhau, tô son môi cho nhau... Tuỳ theo trí tưởng tượng của bạn mà ko cần đến các phần mền xử lý ảnh, tuy là hơi cổ điển...


    GN là gì
    GN (Guide Number) được dịch là “Chỉ số Hướng dẫn” của 1 cây đèn flash và được hiểu là cường độ phát sáng của 1 cây đèn flash (Power of a flash). Một bóng đèn gia dụng có cường độ phát sáng là 100watts, 200watts... thì đèn flash cũng có GN 24, GN 32, GN 58. v.v...Như vậy GN của đèn càng lớn thì đèn càng mạnh.
    Đối với 1 chiếc đèn flash rời (Optional flash) hay chiếc đèn “cóc” tích hợp trên máy ảnh (Build in flash), thì nhà sản xuất luôn luôn ghi rõ GN của đèn để người sử dụng có thể dùng nó 1 cách hiệu quả, ở đây được hiểu là đúng sáng khi chụp bằng đèn flash.
    GN của 1 chiếc đèn luôn luôn được viết như sau : GN##/ISO/m (mét) hoặc/feet. Ví dụ : GN 32/ISO 100/ mét thì ta phải hiểu là cây đèn này có Chỉ số hướng dẫn là 32 khi sử dụng phim ISO 100 và tính bằng mét. Ta cũng có thể viết cây đèn này có GN là 102 khi sử dụng phim ISO 100 và tính bằng feet (1mét bằng 3,2 feet).
    Tóm lại 1 cây đèn GN 32/ISO 100/m tương đương với 1 cây đèn GN 102/ISO/feet.
    Cách tính khẩu độ ống kính khi chụp ảnh bằng đèn flash, lưu ý ở đây ta không đề cập đến tốc độ chụp, vì tốc độ chụp nơi ánh sáng yếu không ảnh hưởng gì nhiều đến hiệu quả của đèn flash.
    F = GN / d . (Khẩu độ ống kính = GN chia cho khoảng cách chụp).
    Ví dụ : ta có đèn GN 32/ISO 100/m thì khi sử dụng ISO 100, khoảng cách vật chụp ở cách xa ta 4 mét, ta vận dụng công thức trên sẽ biết là chụp ở khẩu độ f/8 là đúng sáng. Nếu vật chụp ở khoảng cách 2 mét thì 32 chia cho 2 ta sẽ có khẩu độ là f/16, v.v...


    Chúc Các Bạn Thành Công !
    Có Phần Nào không hiểu thì hỏi nhé
     

  2. nistever

    nistever Banned

    Tham gia:
    14/10/10
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    140
    Hay lắm bác ơi.Cảm ơn bác đã chia sẽ.
     

  3. utaocuoithanhtruc

    utaocuoithanhtruc New Member

    Tham gia:
    9/3/11
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    7
    xin cám ơn! bài viết hay ,mình là dân mới vào nghề nên chưa hiểu nhiều,vẫn đang cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |