Để Chụp Một bức ảnh đẹp cơ hội và cũng là nguồn cảm hứng bất tận đó là thứ không thể thiếu trong nhiếp ảnh. Tuy thế, không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện mang theo những thiết bị chụp chuyên nghiệp và cồng kềnh trên chặng đường của mình. Với bài viết này, Thuviencuoi.com xin giới thiệu với các bạn vài thủ thuật cơ bản để có đươc những bức ảnh thật đẹp dù chỉ với một chiếc máy ảnh du lịch nhỏ gọn. Bạn hẳn đã không ít lần xem lại những bức ảnh du lịch của mình và vừa ngạc nhiên, vừa thất vọng khi không hiểu sao những khung cảnh tuyệt đẹp bạn gặp lại chẳn bao giờ được ghi lại trong ảnh một cách trọn vẹn. Hãy thử nghiên cứu bài học ABCDE sau “A” – Action (Chuyển động) Những bức ảnh du lịch ghi lại những chuyển động luôn có khả năng thu hút. Một ảnh nhìn lơ đãng qua làn khói ly café, hay một trận đá bong lấm lem bùn đất của lũ trẻ ở làng quê. Chụp chuyển dộng đem hồn cho bức ảnh của bạn, một không khí mà những bức ảnh trực diện khó có thể đem lại. Tương tự với ảnh phong cảnh. Một bức ảnh đồng cỏ xanh sẽ trở nên thú vị hơn nhiều nếu có sự xuất hiện của vài chú cừu trắng thảnh thơi gặm cỏ. Có thêm những yếu tố chuyển động trong phong cảnh sẽ thêm vào bức ảnh của bạn không chỉ cảm giác về không gian, mà cả những điểm thu hút ánh mắt của người xem. Bạn có thể dễ dàng chụp ảnh một cô bé đang bước đi trên đường, từ phía sau. Nhưng hãy kiên nhẫn. Trong hầu hết các trường hợp, hãy tin rằng cô bé đó sẽ ngoành đầu lại, bởi một điều gì đó như là giác quan thứ sáu, khi người ta cảm giác được ai đó đang nhìn theo mình. Và chính lúc đó, nếu bắt được khoảnh khắc, bạn sẽ có một bức ảnh đáng nhớ cho chuyến đi của mình “B” – Balance: Sự cân bằng Sự cân bằng được nhắc tới ở đây, không phải là khái niệm về cân bằng trắng – khái niệm liên quan tới ba màu đỏ, xanh, lục trong nhiếp ảnh, mà là sự cân bằng về bố cục của bức ảnh. Bạn hẳn đã nghe tới những cụm từ framing, nguyên tắc một phần ba.. Đó chính là những điều tạo nên sự cân bằng mà chúng ta đang nói đến. Sẽ là sai lầm nếu hiểu rằng cân bằng là đặt bức ảnh của bạn vào một bố cục đối xứng hay góc cạnh. Sự cân bằng trong nhiếp ảnh không có nghĩa là chủ thể của bạn phải được “đóng khung” vào chính giữa bức ảnh. Hãy sử dụng những đường khung tự nhiên, cánh cửa, đèn đường, hàng rào,.. để tạo sự cân đối cho bức ảnh của bạn. Bức ảnh hai người dân địa phương dưới đây chụp vào một giờ nghỉ tại St. Georges, Bermuda. Bạn có thể thấy tác giả đã sử dụng nguyên tắc một phần ba hiệu quả ra sao. “C” – Composition (Bố cục) Mặc dù xếp sau theo thứ tự bảng chữ cái, Composition (Bố cục) trên thực tế luôn được đặt trước Balance (Cân bằng) trong ảnh du lịch. Việc bạn sắp xếp đối tượng khi chụp một bức ảnh cũng tương tự như cách bạn vẽ một bức tranh, hay sáng tác một bản nhạc. Bạn luôn cần hình dung và lên được khung câu chuyện mà bức ảnh của mình muốn truyển tải. Bố cục cho một bức ảnh, bao gồm việc phải tìm kiếm góc chụp đẹp, màu sắc rõ nét, các cấu trúc bề mặt đa dạng và tạo ấn tượng (mịn hay thô ráp, mới và sạch sẽ hay cũ kĩ và đầy rêu bám…), tìm vị trí đặt chủ thể, quyết định chụp cận cảnh hay chụp góc rộng, framing… và rất nhiều những kĩ thuật khác, và đôi khi là cả sự sáng tạo ngẫu hứng để tạo nên một bức ảnh với sức lay động mạnh nhất. Chúng ta hãy cùng thử xem xét cách tác giả của ví dụ sau phân tích dụng ý bố cục bức ảnh của mình Nhìn qua một lượt, có lẽ các bạn sẽ chú ý ngay tới bóng đèn phía trên chủ thể. Quan sát kĩ hơn, bạn sẽ thấy nhân vật chính của ảnh đang đeo một ba lô du lịch và nhìn chăm chú vào một tấm bảng trên tường. Dụng ý của tác giả ở đây chính là câu chuyện về một người lữ hành ghé thăm một bảo tàng và như được khai sáng bởi những gì mình đọc được. Nhìn chung, trong ảnh du lịch, ức mạnh nằm trong từng chi tiết. Hãy tìm kiếm từng chi tiết nhỏ để gom thành một tổng thể hoàn chỉnh, từ đó truyền tải đến người đọc câu chuyện của bạn. Một kĩ thật khác khá hữu dụng khi bố cục, đó là tìm kiếm những mảng màu mạnh. Tác giả của bức ảnh dưới đây đã kiên nhẫn nán lại gần một bức tường đất đỏ, chờ đợi người phụ nữ áo xanh mà anh thấy từ xa, đi ngang qua, bởi anh ta biết chắc màu áo sẽ nổi bật trên bức tường, đem lại một sự phối màu hoàn hảo cho bức ảnh của anh. “D” – Depth of Field (DOF – vùng ảnh nét) Bạn hẳn đã quen thuộc với khái niệm DOF trong nhiếp ảnh – hiểu nôm na là phần hiển thị ảnh rõ trong một bức ảnh, hay nói cách khác, là vùng ảnh mà các đối tượng nằm trong đó đạt một mức rõ nét tối thiểu. Hiểu và tận dụng tốt BOF giúp bức ảnh của bạn có chiều sâu, cũng như tập trung được sự chú ý của người xem theo đúng dụng ý của bạn. “E” – Evocation (Sự gợi mở) Một điểm chung của những bức ảnh du lịch đáng nhớ nhất, là chúng gợi lên trong người xem cảm giác về thời gian và không gian. Chẳng hạn, một bức ảnh chụp một nữ tu sĩ đứng trước một bức tường, chỉ đơn giản là một tu sĩ trước một bức tường, không hơn. Nhưng, một bức ảnh cũng nữ tu đó, đi giữa những biểu tượng văn hóa, những vệt bóng đổ dài, không chỉ là cho bức ảnh của bạn nhìn đẹp mắt hơn về tổng thể, mà còn giúp người đọc cảm nhận được khoảnh khắc ấy, xúc cảm ấy đầy đủ hơn, thực hơn. Bạn hãy quan sát bức ảnh trên. Thoạt nhìn nó có vẻ đơn giản: một nữ tu đang bước đi. Nhưng hãy nhìn kĩ vào chi tiết, bạn sẽ nhận thấy nữ tu đang ở đâu. Bà không đem theo gì đặc biệt để người xem có thể đoán được nơi chốn. Hướng bóng đổ gợi cho người ta cảm nhận về thời gian chiều muộn, và những dòng chữ Xla-vơ trên tường khiến ta liên tưởng đến nơi nào đó ở Trung Âu. Vậy là, chỉ với vài chi tiết ấy, người xem đã nhận ra một tu viện Châu Âu vào buổi xế chiều. Luôn nhớ rằng, một nghệ sĩ ảnh du lịch giỏi, không chỉ là người có kĩ thuật chụp hoàn hảo, mà đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn, là người có thể đưa người xem tới một nơi xa lạ, cùng chứng kiến một khoảnh khắc qua ống kính và đôi mắt nhiếp ảnh của mình.