…cháu phân tích ảnh theo kinh nghiệm cháu hay làm phục chế cho thấy kết quả tách lớp và hòa trộn layer cho ra kết quả như sau…
khi đối chiếu 3 layer hòa trộn khác nhau cho thấy gương mặt hiện ra rõ ràng các chi tiết...và khối gương mặt hiện lên.căn cứ vào đó ta có thể dựng lại tỉ lệ khuôn mặt độ dày độ dài của mặt,mắt, môi cằm như vậy việc mô phỏng lại sẽ dễ hơn rất nhiều so với ảnh gốc mờ ảo…
Bạn
nguyen tien tai thân mến !
Việc phân tích Stock, trước khi bắt tay vào Phục chế là việc rất cần thiết và nên thực hiện cẩn thận… kinh nghiệm của bạn và cũng như của mình
(Và của nhiều người khác) là nên phân tích như vậy…
Nhưng để có thể hoàn thiện Phục chế được như
lephu03™, thật không đơn giản và không phải ai cũng có thể làm được !
Phục hồi - Phục chế hình ảnh cũ không đơn thuần là giống y Stock, giống y hiện trạng người trong tấm hình đã cũ kỹ, rách nát ! Ngoài yếu tố giống người trong Ảnh, yếu tố Thần thái trong Chân dung, cũng như Phục chế là vô cùng quan trọng ! Ta có thể so sánh, phân tích như sau:
Một tấm hình rất giống, giống đến cả nếp nhăn, nốt Ruồi, Lông tơ…
Còn tấm thứ hai, chú trọng đến Thần thái của người trong Ảnh (Lẽ dĩ nhiên, đặc điểm Chân dung: Phải giống !
Người nhà của người trong Stock đã xúc động, đến sụt sùi chảy nước mắt, khóc râm rức, nghẹn ngào vì nhìn thấy được tấm Ảnh Phục chế có được Thần thái của người thân
(Tấm Ảnh Phục chế có “hồn”) !
Để Phục chế cho giống y Stock, mình nhận thấy việc này không khó! Nhiều người Phục chế hình ảnh cũ rất giống, giống đến từng bóng đổ trên khuôn mặt, giống đến từng
“chân Tơ, kẽ Tóc”, Da dẻ mịn láng như Da em bé… nhưng cảm nhận của người xem, thấy khô cứng, không có Thần thái gì cả…
Như vậy, để có thể cảm nhận tấm Chân dung Phục chế có
“hồn”, có được Thần thái hay không, cần có kiến thức cơ bản về Mỹ thuật và cần có tay nghề đạt đến tuyệt hảo, bạn ạ ! Bạn có tin hay không, có những bức Chân dung được Phục chế bằng tâm huyết nghề nghiệp và bằng
Đức tin,
Đức tin của người Ki-Tô hữu !