10 tips giúp nâng cao bố cục hình ảnh

Thảo luận trong 'Nhiếp ảnh cơ bản' bắt đầu bởi nghesyngheo, 19/8/10.

  1. nghesyngheo

    nghesyngheo Già Làng

    Tham gia:
    28/7/10
    Bài viết:
    1,690
    Đã được thích:
    5,618
    10 tips giúp nâng cao bố cục hình ảnh
    Dontknow (lb) có đọc được một bài viết trên photoshop tutorial chia sẻ 10 típ giúp nâng cao bố cục khuôn hình, thấy hay và thú vị nên tạm dịch và chia sẻ với mọi người. Việc dịch không thực sự word by word mà có thay đổi theo cách hiểu của dontknow và có thể có nhiều sai sót. Mọi người có thể xem bản gốc tại đây: . Mong mod thông cảm vì dontknow đã sử dụng hình trong bài gốc làm ví dụ minh họa


    1. Quy tắc số lẻ - Rule of odds
    Hiểu theo cách đơn giản, "quy tắc số lẻ" nghĩa là bạn có một số lẻ các chủ thể, đối tượng (objects) trong bức ảnh của bạn. Ảnh của bạn có thể là một bức ảnh với một hoặc 3 hoặc 5,… chủ thể. Quy tắc này giúp bức ảnh trở nên hấp dẫn và thú vị hơn trong mắt người xem.
    [​IMG]

    Bức ảnh với bốn quả dâu tây này trông khá nhạt và buồn tẻ. Khó có thể tìm đâu là điểm nhấn của bức ảnh.
    [​IMG]

    Một bức ảnh tương tự với chỉ 3 quả dâu tây nhưng số lẻ quả dâu tây làm cho bức ảnh trông thú vị hơn nhiều.



    2. Hạn chế DOF – Limiting the Focus
    Hạn chế chiều sâu của bức ảnh (Depth of Field – DOF) là một cách dễ dàng để tăng điểm nhấn của bức ảnh. Kỹ thuật này có thể không cần thiết áp dụng với mọi bức ảnh nhưng lại hữu ích khi bạn muốn làm giảm sự chú ý tới những chủ thể mà bạn muốn ẩn đi. Ứng dụng phổ biến nhất của kỹ thuật này là làm mờ (blur) đi hậu cảnh (background). Blur the background làm cho những background rối mắt trở nên êm ả hơn. Bạn có thể giảm thiểu hóa DOF trong những bức ảnh của bạn bằng cách sử dụng độ lens với độ mở (aperture) lớn (ví dụ F1.8), zoom cận cảnh (ví dụ như 70-200 zoom vào 135 hoặc 200), hoặc dùng những máy ảnh có sensor lớn (như những DSLR full frame)
    [​IMG]

    Những cây cối trong background nếu được lấy nét có thể làm phân tán sự chú ý của người xem chủ thể chính của búc ảnh. Bằng cách làm mờ hậu cảnh, bức hình này tạo điểm nhấn vào đôi bạn trẻ.

    [​IMG]
    Việc làm mờ đi hậu cảnh làm dẫn sự chú ý của người xem đến đôi mắt của nhân vật trong bức ảnh này



    3. Đơn giản hóa – Simplification
    Cách tốt nhất để tăng điểm nhấn của bức ảnh là chụp một bức hình trông đơn giản. Cách dễ nhất để làm được điều này là hạn chế số lượng chủ thể trong ảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng tip 2 để làm mờ đi những chi tiết gây phân tán sự chú ý của người xem.
    [​IMG]
    Sự đơn giản làm cho ý nghĩa của bức này rõ ràng, thu hút sự chú ý và khiến người xem dành nhiều thời gian hơn cho bức ảnh.



    4. Đưa chủ thể chính vào trung tâm – Centering
    Đưa chủ thể vào trung tâm của ảnh tạo ra sự cân bằng cho bức ảnh. Típ này có hiệu quả nhất với những bức ảnh đơn giản có chỉ một vài chủ thể.
    [​IMG]

    - Một công nhân khoan ở trung tâm của bức ảnh tạo ra điểm nhấn vào người công nhân khoan, đồng thời ảnh ấn tượng hơn nhờ không gian clean xung quanh.

    [​IMG]
    Trong ảnh, một đầu dây mạng đơn giản, trở nên thú vị bằng cách đưa đầu dây vào giữa ảnh một cách đơn giản



    5. Nguyên tắc của những 1 phần 3 – Rule of thirds
    Nguyên tắc này là một trong những cách hiệu quả và phổ biến nhất được sử dụng trong bố cục một bức ảnh. Bạn có thể dễ dàng cải thiện bố cục bức ảnh của bạn bằng cách sử dụng nguyên tắc này do mắt con người chú ý tự nhiên đến những điểm này khi xem một bức ảnh. Theo nguyên tắc này, bức ảnh sẽ trở nên cuốn hút hơn bằng cách đưa chủ thể chính mà bạn muốn nhân mạnh vào một trong bốn điểm giao nhau của những đường kẻ 3x3 tưởng tượng trên khuôn hình.
    [​IMG]

    Trong hình, con thuyền được đưa vào điểm 1/3 ở góc dưới bên trái tạo ra điểm nhấn thu hút vào con thuyền và làm bức ảnh trông thú vị hơn.

    [​IMG]
    Khi chụp chân dung, bạn có thể sử dụng nguyên tắc này để tăng điểm nhấn vào đôi mắt. Chỉ đơn giản dưa đôi mắt hoặc vùng mắt vào những điểm 1/3 theo nguyên tắc này, bạn có thể có được những bức chân dung ấn tượng.



    6. Tạo khoảng trống – Lead room
    Lead room là khoảng trống phía trước chủ thể (hướng mà chủ thể hướng tới). Típ này thường được sử dụng cùng với Rule of thirds để làm cho những bức ảnh hấp dấn hơn. Bằng cách để lại khoảng trống phía trước chủ thể, người xem sẽ như cảm thấy rằng chủ thể di chuyển về khoảng trông.
    [​IMG]

    Người trượt ván tuyết được đặt ở vị trí 1/3 bên trên với lead room ở phía trước tạo ra điểm nhấn vào anh ta và cảm giác anh ta đang bay về phía khoảng trống trong bức ảnh
    [​IMG]

    Lead room trước mặt người chạy trong bức ảnh làm bức ảnh trở nên action/active hơn. Nó cũng lôi kéo sự chú ý của người xem đến cảnh hoàng hôn

    [​IMG]
    Để lại khoảng trống phía sau bức ảnh tạo ra cảm giác cô gái sắp kết thúc running.



    7. S curve

    S Curve là một đường S tưởng tượng trong một bức hình. Bố cục theo cách này làm những bức ảnh trông thú vị hơn nhờ việc dẫn dắt mắt người xem theo đường S tưởng tượng trong bức hình của bạn. S curve cũng có thể sử dụng trong việc tạo dáng (posing) để tăng khả năng biểu cảm/thể hiện của người mẫu
    [​IMG]

    Một ví dụ về đường cao tốc với S curve.
    [​IMG]

    một bức ảnh khác về đường cao tốc nhưng trông không sinh động bằng bức ảnh trên do không có S curve
    [​IMG]

    S curve cũng có thể được áp dụng khi posing. Những ví dụ sớm nhất về áp dụng S curve có thể được thấy trong những tác phẩm điêu khắc thời Hy Lạp và La Mã cổ đại.


    8. Tiền cảnh – Foreground
    Đa số các bức ảnh dành phần lớn cho trung cảnh (middleground) và hậu cảnh (background) và phần nhỏ cho tiền cảnh (foreground). Bạn có thể làm ảnh phong cảnh đẹp và ấn tượng hơn nhiều bằng cách thêm tiền cảnh và có một vài chủ thể trong tiền cảnh. Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng để tạo ra cảm giác về độ lớn, chiều sâu bức ảnh và làm cho người xem đôi khi cảm thấy như thể anh ấy/ cô ấy đang ở trong bức ảnh.

    [​IMG]
    Những hòn đá trong bức ảnh phong cảnh này tạo cho người xem có cảm nhận về chiều sâu và độ lớn không gian.
    [​IMG]

    việc thêm tiền cảnh vào bức ảnh làm cho ta có cảm giác như đang ở đó.



    9. Lấp đầy khuôn hình - Fill the frame
    Khi bạn nghĩ bạn đã tiến đủ gần đến chủ thể, hãy thử tiến gần đến chủ thể hơn nữa. Bạn sẽ có thêm một bố cục/bức hình nữa bằng cách lấp đầy khoảng trống trong khuôn hình với chủ thể

    [​IMG]
    Tiến lại gần hơn và lấp đầy khuôn hình với đầu của con sói giúp tăng điểm nhấn vào con sói và tăng sự kịch tích/ý nghĩa của bức hình. 2 hình trên là của cùng 1 con sói nhưng nội dung của mỗi bức hình hoàn toàn khác nhau.


    10. Khuôn trong khuôn – Framimg
    Đây là một cách sáng tạo để thêm tiền cảnh vào trong ảnh của bạn. Hãy sử dụng những vật thể quanh bạn để tạo khuôn hình ảo cho chủ thể trong bức ảnh của bảnh. Kỹ thuật này là một trong những cách tuyệt vời để làm tăng sự hấp dẫn của bức ảnh và làm cho một bức ảnh thực sự khác biệt so với những bức ảnh khác.
    [​IMG]

    Bức ảnh này sử dụng hình bóng để tạo ra một khuôn hình ảo xung quanh Đền Taj Mahal.
    [​IMG]

    Frames không nhất thiết phải hoàn hảo, cân đối mà có thể tự nhiên như 2 cây trong bức ảnh này.
     
    kimdinhphoto thích bài này.

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |