10 tip chụp phong cảnh 1. Dùng filter CPL (circular polarizer filter) để trời xanh anh hơn, mây trắng rõ hơn… Dùng bộ lọc phân cực để làm nổi bật mấy trắng trên nền trời xanh.Tái hiện rõ màu xanh của lá cây hay nước biển. Ở những nơi mà nhiều ánh sang phản chiếu sẽ làm cho ảnh trong hơn. Kính lọc này có hai vòng, vòng trong có thể xoay được và hiệu quả thay đổi khi xoay vòng này. Để có hiêu quả như ý muốn ta phải xoay đến khi ưng ý nhất. Giá của kính lọc CPL thường hơi đắt hơn các loại kính lọc thông thường. 2. Dùng ống kính góc rộng chụp gần đối tượng Ống kính góc rộng chụp cho phép bạn tới gần đối tượng hơn . Với ống kính góc rộng sẽ cho phối cảnh hậu cảnh phía sau rộng hơn khi bạn chụp bất cứ đối tượng nào đó. Và đừng quên dù thế nào đi nữa thì khép khẩu nhỏ là điều cần thiết để không bị mờ hậu cảnh phía xa. 3. Chuẩn bị hắt sáng đơn giản Dùng bìa cứng dán một mặt bằng giấy bạc , mặt kia dán giấy đen là bạn có một tấm hắt sáng và cắt halo đơn giản. Phần giấy bạc dùng làm hắt sáng khi chụp hoa lá. Khi mà nguồn sáng bị che khuất hay nguồn sáng mạnh khiến hình ảnh chổ sáng và tối bị gắt, bạn dùng chức năng hắt sáng để ảnh sáng đều hơn. Khi không có loa che sáng cho ống kính, hoặc đa phần loa che sáng của ống kính zoom thường che không hiệu quả ở tiêu cự dài, mặt màu đen rất hữu dụng cắt những nguồn sáng thừa làm giảm chất lượng ảnh 4. Chụp ngược sáng Chụp với ánh sáng ngược tạo ra hình ảnh khá ấn tượng với những mảng sáng tối hay đường ven sáng. Cố gắng chọn phông nền phía sau càng tối hơn thì ảnh của bạn sẽ nổi bật hơn. 5. Bố cục chặt chẽ Với những người mới chụp ảnh thì thường có thói quen thấy gì chụp nấy. Luôn luôn ham muốn ghi lại tất cả hình ảnh trước mắt vào khung hình. Tuy nhiên điều này làm loãng tấm ảnh. Cảm xúc trong hình phong cảnh đôi khi chỉ tập trung vào một phần đối tượng trước mắt vì thế những phần thừa thãi sẽ làm mất cảm xúc của người xem. Việc loại bỏ những phần thừa trong hình không phải là việc dễ, bạn cần phải tập luyện nhiều mới có đủ can đảm quyết định mỗi khi chụp một tấm hình. Bạn nên nhớ công thức này Hình ảnh trước mắt – phần dư thừa = cảm xúc cô đọng 6. Cần phải có một chân máy. Điều khá bất ngờ là rất nhiều hình phong cảnh bị hỏng vì camera bị rung khiến hình bị nhòe. Để tránh điều này cần có một chân máy tốt. Có nhiều lọai chân máy , bạn nên cân nhắc chọn lựa trọng lượng chân máy và độ cứng sao cho phù hợp. Một số chân máy có thanh giằng nhưng lọai này không hạ thấp độ cao sát đất được. Khi kéo chân máy bạn nên ưu tiên sử dụng phần chân phía trên trước. Khi kéo hết chân mà không đủ độ cao mới kéo thêm phần trục nâng ở giữa. Để tiện dụng bạn nên chọn loại chân kích thước trung bình và có thể chụp được ở góc độ thấp 7. Bố cục căn bản nhất 1/3 Bạn chưa biết nhiều về bố cục nhưng bạn nên nhớ bố cục căn bản 1/3. Nó là kiểu bố cục đầu tiên và đơn giản nhất. Bạn tưởng tượng khung hình được chia theo chiều dọc và ngang làm 3 phần băng nhau. Bạn nên đặt chủ đề vào những đường thẳng chia cắt hay những điểm giao nhau của chúng. 8. Chọn lựa ưu tiên tốc độ hay khẩu độ? Khi hình ảnh có sự chuyển động bạn nên chọn ưu tiên tốc độ Tv. Khi chụp với tốc độ chậm dòng nước có thể trở thành dãy lụa trắng mượt mà. Chụp với chế độ ưu tiên khẩu độ giúp bạn kiểm soát được việc xóa phông phía sau 9. Chụp bằng nhiều tiêu cự khác nhau Với một lọai hoa bạn có thể chụp với nhiều tiêu cự khác nhau. Với nhiều tiêu cự khác nhau bạn có thể thể hiện một cách khác biệt trong cùng một hoàn cảnh. 10. Muốn có những tấm ảnh nhiều cảm xúc bạn phải thức sớm Để có tấm ảnh phong cảnh ấn tượng, bạn phải chụp ở những khoảng khắc mà ít người nhìn thấy. Do đó bạn sẽ khó có thể chụp được khi bạn sinh hoạt bình thường. Một gợi ý cho việc này là bạn nên thức thật sớm. Khi đó bạn sẽ bất ngờ với những hình ảnh đầu tiên trong ngày luôn mang lại cho bạn những cảm xúc khác lạ.