nhatphuong_vp
MemVIP
Với lộ trình mới của Microsoft và những thay đổi của các nhà bán lẻ tại Việt Nam, thói quen cài Windows không bản quyền của một bộ phận không nhỏ người dùng sẽ phải thay đổi.
Trong hội nghị Ignite của Microsoft vừa diễn ra cách đây ít ngày, Jerry Nixon - Giám đốc bộ phận quản lý hoạt động phát triển - cho biết Windows 10 sẽ là phiên bản cuối cùng của Windows. Theo đó, bản Windows 8.1 ra mắt năm ngoái chỉ là bước đệm để phát triển Windows 10. Hệ điều hành này sẽ liên tục cập nhật các bản vá và tính năng mới. Microsoft sẽ không tạo ra thêm phiên bản nào khác.
Theo nhận định của tờ The Verge, Microsoft dường như muốn biến Windows trở thành một dịch vụ được làm mới thường xuyên, tương tự Chrome của Google. Người dùng sẽ không cần bận tâm đến việc mình đang dùng phiên bản Windows gì. Với ý tưởng "Windows là một dịch vụ", người dùng có thể phải trả tiền cho các bản nâng cấp, hoặc các tính năng thiết yếu sau khi hết hạn dùng miễn phí một năm Windows 10.
Như vậy, khi Windows 10 trở thành dịch vụ liên kết chặt chẽ với nền tảng đám mây của Microsoft, hệ điều hành này đòi hỏi cập nhật liên tục những bản vá, nâng cấp từ hãng - điều mà những bản Windows "lậu" không thể làm được trong thời gian thực.
Quay lại với câu chuyện kinh doanh laptop tại Việt Nam, những năm gần đây, các nhà bán lẻ máy tính trong nước đã ngừng cài Windows "lậu" cho khách hàng. Người mua máy chỉ được hỗ trợ cài đặt Windows bản dùng thử, chia ổ đĩa. Sau khi quá hạn 30 ngày, người dùng có hai lựa chọn: mua Windows bản quyền với giá hàng triệu đồng hoặc cài Windows lậu đã được bẻ khoá, bán tràn lan tại các cửa hàng đĩa trên toàn quốc với giá tầm 20.000 đồng/chiếc. Thậm chí, người dùng có thể không phải bỏ tiền nếu tải các bản cài đặt chứa phần mềm bẻ khóa trên Internet. "Người dùng tại Việt Nam đa phần chưa ý thức được tác hại của việc sử dụng Windows bẻ khóa. Những bản Windows lậu giá vài chục nghìn ở các cửa hàng thường chạy thiếu ổn định, gây hại cho máy tính khi sử dụng về lâu dài vì không được cập nhật từ Microsoft, nếu có cũng chỉ từ những máy chủ "ma" và các bản nâng cấp đó cũng đầy rẫy những rủi ro không lường được. Một số bộ cài được phát tán trên Internet chứa phần mềm gián điệp, mã độc... có thể đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng", một chuyên gia bảo mật tại TP HCM cho biết. Bên cạnh việc "nói không" với Windows không bản quyền, một vài nhà bán lẻ trong nước cũng bắt đầu hợp tác với Microsoft để bán ra các sản phẩm cài sẵn hệ điều hành có bản quyền, như Phong Vũ với chương trình bán máy để bàn cài sẵn Windows 8.1 kèm trình duyệt Bing của Microsoft, Thế Giới Di Động với chương trình bán laptop cài sẵn Windows và Office. Trao đổi với Zing.vn, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Giám đốc ngành hàng viễn thông - di động của hệ thống Thế Giới Di Động cho biết lý do mà nhà bán lẻ này quyết định bán laptop cài đặt sẵn Windows và Office bản quyền sau nhiều năm bán riêng lẻ. Theo đó, chính sách mới nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Người dùng không cần mua thêm Windows bản quyền hoặc đến các cửa hàng tin học bên ngoài để cài "Windows" lậu. Đồng thời, việc bán máy kèm hệ điều hành có bản quyền cũng thể hiện thái độ tuân thủ "luật chơi" quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam. Giá laptop có tăng khi cài sẵn Windows bản quyền? Theo thông tin từ các nhà bán lẻ, giá Windows bản quyền tại Việt Nam hiện từ 1,7 triệu (Window 7) đến 2,7 triệu đồng (Windows 8.1). Phiên bản rẻ nhất của bộ Office (gồm các ứng dụng văn phòng như Word, Excel, Outlook) cũng từ 900.000 đồng đến gần 3 triệu đồng. Do đó, nếu cộng thêm với tiền mua laptop như trước đây, mỗi khách hàng phải tốn thêm ít nhất 2,5 triệu đồng cho tiền mua phần mềm có bản quyền. Giá laptop có Windows và Office bản quyền chắc chắn cao hơn so với máy không cài đặt sẵn, nhưng chênh lệnh không nhiều. Trong khi đó, theo ông Hiểu Em, với chính sách bán hàng mới, giá laptop có tích hợp sẵn Windows và Office bản quyền sẽ không đội thêm quá nhiều. Người dùng có thể tiết kiệm được từ 1-2 triệu đồng so với mua phần mềm riêng. "Chúng tôi đã làm việc với Microsoft Việt Nam để mua bản quyền Windows 8.1 và Office số lượng lớn, giá đã được hỗ trợ để tích hợp thẳng vào laptop của các thương hiệu ngay từ khâu phân phối. Thứ hai, chúng tôi xác định không có lợi nhuận khi bán kèm phần mềm bản quyền với sản phẩm. Kết hợp hai yếu tố này, người dùng sẽ mua được laptop có đầy đủ bản quyền Windows/Office ở mức giá tốt hơn so với mua riêng lẻ", ông Hiểu Em chia sẻ. Trong bối cảnh sức mua laptop đang bị suy giảm bởi sự gia tăng của các thiết bị di động nhỏ gọn hơn như tablet, phalet, thiết bị lai..., việc bán laptop đầy đủ bản quyền Windows/Office với giá cao hơn mặt bằng chung trên thị trường là dũng cảm. Bởi những con số thống kê về vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam cho thấy, số đông người tiêu dùng vẫn chuộng mức giá rẻ và chưa ý thức được việc trang bị phần mềm có bản quyền cho thiết bị của mình. Với cách làm của Microsoft và chính sách mới từ các nhà bán lẻ, có thể dự đoán Windows, Office "lậu" sẽ không còn đất sống trong 1-2 năm nữa, khi hệ điều hành Windows 10 chiếm thị phần áp đảo so với các nền tảng cũ (vốn đã có đầy rẫy những bản bẻ khóa) như Windows 7, Windows 8.1.
Hiện nay, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính tại Việt Nam đang ở mức 81%. Việt Nam đang phấn đấu trong những năm tới hạ tỷ lệ vi phạm xuống 75 hoặc 70%. Thông tin trên do ông Trần Văn Minh, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ trong sự kiện phát động chương trình “Tháng hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4” diễn ra sáng 31/3 tại Hà Nội.
Nguồn:News.zing.vn
Trong hội nghị Ignite của Microsoft vừa diễn ra cách đây ít ngày, Jerry Nixon - Giám đốc bộ phận quản lý hoạt động phát triển - cho biết Windows 10 sẽ là phiên bản cuối cùng của Windows. Theo đó, bản Windows 8.1 ra mắt năm ngoái chỉ là bước đệm để phát triển Windows 10. Hệ điều hành này sẽ liên tục cập nhật các bản vá và tính năng mới. Microsoft sẽ không tạo ra thêm phiên bản nào khác.
Theo nhận định của tờ The Verge, Microsoft dường như muốn biến Windows trở thành một dịch vụ được làm mới thường xuyên, tương tự Chrome của Google. Người dùng sẽ không cần bận tâm đến việc mình đang dùng phiên bản Windows gì. Với ý tưởng "Windows là một dịch vụ", người dùng có thể phải trả tiền cho các bản nâng cấp, hoặc các tính năng thiết yếu sau khi hết hạn dùng miễn phí một năm Windows 10.
Như vậy, khi Windows 10 trở thành dịch vụ liên kết chặt chẽ với nền tảng đám mây của Microsoft, hệ điều hành này đòi hỏi cập nhật liên tục những bản vá, nâng cấp từ hãng - điều mà những bản Windows "lậu" không thể làm được trong thời gian thực.
Quay lại với câu chuyện kinh doanh laptop tại Việt Nam, những năm gần đây, các nhà bán lẻ máy tính trong nước đã ngừng cài Windows "lậu" cho khách hàng. Người mua máy chỉ được hỗ trợ cài đặt Windows bản dùng thử, chia ổ đĩa. Sau khi quá hạn 30 ngày, người dùng có hai lựa chọn: mua Windows bản quyền với giá hàng triệu đồng hoặc cài Windows lậu đã được bẻ khoá, bán tràn lan tại các cửa hàng đĩa trên toàn quốc với giá tầm 20.000 đồng/chiếc. Thậm chí, người dùng có thể không phải bỏ tiền nếu tải các bản cài đặt chứa phần mềm bẻ khóa trên Internet. "Người dùng tại Việt Nam đa phần chưa ý thức được tác hại của việc sử dụng Windows bẻ khóa. Những bản Windows lậu giá vài chục nghìn ở các cửa hàng thường chạy thiếu ổn định, gây hại cho máy tính khi sử dụng về lâu dài vì không được cập nhật từ Microsoft, nếu có cũng chỉ từ những máy chủ "ma" và các bản nâng cấp đó cũng đầy rẫy những rủi ro không lường được. Một số bộ cài được phát tán trên Internet chứa phần mềm gián điệp, mã độc... có thể đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng", một chuyên gia bảo mật tại TP HCM cho biết. Bên cạnh việc "nói không" với Windows không bản quyền, một vài nhà bán lẻ trong nước cũng bắt đầu hợp tác với Microsoft để bán ra các sản phẩm cài sẵn hệ điều hành có bản quyền, như Phong Vũ với chương trình bán máy để bàn cài sẵn Windows 8.1 kèm trình duyệt Bing của Microsoft, Thế Giới Di Động với chương trình bán laptop cài sẵn Windows và Office. Trao đổi với Zing.vn, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Giám đốc ngành hàng viễn thông - di động của hệ thống Thế Giới Di Động cho biết lý do mà nhà bán lẻ này quyết định bán laptop cài đặt sẵn Windows và Office bản quyền sau nhiều năm bán riêng lẻ. Theo đó, chính sách mới nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Người dùng không cần mua thêm Windows bản quyền hoặc đến các cửa hàng tin học bên ngoài để cài "Windows" lậu. Đồng thời, việc bán máy kèm hệ điều hành có bản quyền cũng thể hiện thái độ tuân thủ "luật chơi" quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam. Giá laptop có tăng khi cài sẵn Windows bản quyền? Theo thông tin từ các nhà bán lẻ, giá Windows bản quyền tại Việt Nam hiện từ 1,7 triệu (Window 7) đến 2,7 triệu đồng (Windows 8.1). Phiên bản rẻ nhất của bộ Office (gồm các ứng dụng văn phòng như Word, Excel, Outlook) cũng từ 900.000 đồng đến gần 3 triệu đồng. Do đó, nếu cộng thêm với tiền mua laptop như trước đây, mỗi khách hàng phải tốn thêm ít nhất 2,5 triệu đồng cho tiền mua phần mềm có bản quyền. Giá laptop có Windows và Office bản quyền chắc chắn cao hơn so với máy không cài đặt sẵn, nhưng chênh lệnh không nhiều. Trong khi đó, theo ông Hiểu Em, với chính sách bán hàng mới, giá laptop có tích hợp sẵn Windows và Office bản quyền sẽ không đội thêm quá nhiều. Người dùng có thể tiết kiệm được từ 1-2 triệu đồng so với mua phần mềm riêng. "Chúng tôi đã làm việc với Microsoft Việt Nam để mua bản quyền Windows 8.1 và Office số lượng lớn, giá đã được hỗ trợ để tích hợp thẳng vào laptop của các thương hiệu ngay từ khâu phân phối. Thứ hai, chúng tôi xác định không có lợi nhuận khi bán kèm phần mềm bản quyền với sản phẩm. Kết hợp hai yếu tố này, người dùng sẽ mua được laptop có đầy đủ bản quyền Windows/Office ở mức giá tốt hơn so với mua riêng lẻ", ông Hiểu Em chia sẻ. Trong bối cảnh sức mua laptop đang bị suy giảm bởi sự gia tăng của các thiết bị di động nhỏ gọn hơn như tablet, phalet, thiết bị lai..., việc bán laptop đầy đủ bản quyền Windows/Office với giá cao hơn mặt bằng chung trên thị trường là dũng cảm. Bởi những con số thống kê về vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam cho thấy, số đông người tiêu dùng vẫn chuộng mức giá rẻ và chưa ý thức được việc trang bị phần mềm có bản quyền cho thiết bị của mình. Với cách làm của Microsoft và chính sách mới từ các nhà bán lẻ, có thể dự đoán Windows, Office "lậu" sẽ không còn đất sống trong 1-2 năm nữa, khi hệ điều hành Windows 10 chiếm thị phần áp đảo so với các nền tảng cũ (vốn đã có đầy rẫy những bản bẻ khóa) như Windows 7, Windows 8.1.
Hiện nay, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính tại Việt Nam đang ở mức 81%. Việt Nam đang phấn đấu trong những năm tới hạ tỷ lệ vi phạm xuống 75 hoặc 70%. Thông tin trên do ông Trần Văn Minh, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ trong sự kiện phát động chương trình “Tháng hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4” diễn ra sáng 31/3 tại Hà Nội.
Nguồn:News.zing.vn
Chỉnh sửa cuối: