Camera Tiến Toàn™
MemVIP
Tàu khựa là gì ?
Mấy hôm nay trên các diễn đàn đầu đâu cũng bàn luận về vấn đề Trung Quốc và Việt Nam . Từ "Tàu khựa" được sử dụng để nói về Trung Quốc nhưng thực tế ý nghĩa của từ đó thì chưa mấy người biết được. Lang thang sưu tầm trên mạng và lượm được bài này mọi người cùng xem và bổ xung thêm nhé !
Tàu: Ở Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Tàu hay Ba Tàu. Theo lịch sử thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (xem Phản Thanh phục Minh) và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho tị nạn ở Nam Bộ và quan quân Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa ở Nam Bộ. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi. Tàu là một từ hơi mang tính tiêu cực nhưng vẫn được người Hoa chấp nhận.
Khựa ~ Bựa : xấu xấu, bẩn bẩn vì dân Tàu có truyền thống sống bẩn, mất vệ sinh lắm.
Dân Nam bộ xưa thấy thế gọi là BA TÀU.......Tuy nhiên phải nhìn nhận một sự thật đáng học hỏi là tính cộng đồng. tương thân, tương trợ lẫn nhau của Hoa kiều thì còn lâu dân Việt ta mới bằng họ...Thậm chí chúng ta còn có tinh thần vùng miền, cục bộ, nhỏ nhen ngay cả ở trong nước....chứ đừng nói là Việt kiều tại nước ngoài...
Ba tàu :
Thời đó, đất phưong Nam là vùng đất kênh rạch nhiều, địa hình sông nước vô cùng chằng chịt, nạn thảo khấu cướp bóc không phải là hiếm....Vì thế nên người Hoa khi chạy nạn thì cũng đi thành từng đoàn tàu xuôi Nam an cư lập nghiệp....Và để tránh tình trạng bị cướp bóc khi đến vùng đất lạ, khi neo đậu tàu, thuyền, người Trung Hoa đã đi thành từng nhóm nhỏ 3 chiếc tàu, thuyền....Đêm về thì cột 3 chiếc lại với nhau đặng có gì mà dể thông báo cho nhau và tự bảo vệ nhau....
Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc).
Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.
Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.
Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)
Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v...
Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi.
Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.
Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ...
(Wikipedia Tiếng Việt)
Dị là các chú qua đây bằng Tàu nên ông cha ta gọi là người Tàu. Do các chú đổ bộ bằng 3 con tàu nên cha ông ta gọi là Ba Tàu (?) Ngộ hén, giả như các chú qua đây nhiều hơn 3 con tàu thì sao? Thì ta lại có các tên : Bốn Tàu, Tám Tàu, Mười Tàu… chứ sao! Thực tế không tếu như thế vì ngay chính các tác giả Wikipedia cũng thừa nhận “người Tàu” là tên gọi “không có cơ sở” Vậy “cơ sở” nó ở đâu ? Tớ lục (lọi) tiếp thì thấy trong mục “chuyện Đông chuyện Tây” của tạp chí Kiến thức Ngày nay, học giả An Chi có đưa ra cơ sở giải thích như ri:
Hỏi: Tại sao người VN gọi người Trung Hoa là “Tàu”? Đáp: Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu. (Nhưng) Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Íp, xí lộn Tào Tháo.
Nhưng (theo An Chi) nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi? Chúng tôi (An Chi) cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân VN đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu.
Chữ "ba" ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
- nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn )
- Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
- Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
- Thằng này ba trợn ...
Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn có hàm ý coi thường.
Lưu ý : Người Trung Quốc không phải ai cũng xấu họ cũng như ta vậy có người nọ người kia , Vì thế chúng ta không nên lạm dụng từ "Tàu khựa" để nói về ngừoi dân Trung Quốc ! mà chỉ nên dùng để nói về những kẻ phá hoại xâm phạm đến Việt Nam chúng ta .
Mấy hôm nay trên các diễn đàn đầu đâu cũng bàn luận về vấn đề Trung Quốc và Việt Nam . Từ "Tàu khựa" được sử dụng để nói về Trung Quốc nhưng thực tế ý nghĩa của từ đó thì chưa mấy người biết được. Lang thang sưu tầm trên mạng và lượm được bài này mọi người cùng xem và bổ xung thêm nhé !
Tàu: Ở Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Tàu hay Ba Tàu. Theo lịch sử thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (xem Phản Thanh phục Minh) và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho tị nạn ở Nam Bộ và quan quân Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa ở Nam Bộ. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi. Tàu là một từ hơi mang tính tiêu cực nhưng vẫn được người Hoa chấp nhận.
Khựa ~ Bựa : xấu xấu, bẩn bẩn vì dân Tàu có truyền thống sống bẩn, mất vệ sinh lắm.
Dân Nam bộ xưa thấy thế gọi là BA TÀU.......Tuy nhiên phải nhìn nhận một sự thật đáng học hỏi là tính cộng đồng. tương thân, tương trợ lẫn nhau của Hoa kiều thì còn lâu dân Việt ta mới bằng họ...Thậm chí chúng ta còn có tinh thần vùng miền, cục bộ, nhỏ nhen ngay cả ở trong nước....chứ đừng nói là Việt kiều tại nước ngoài...
Ba tàu :
Thời đó, đất phưong Nam là vùng đất kênh rạch nhiều, địa hình sông nước vô cùng chằng chịt, nạn thảo khấu cướp bóc không phải là hiếm....Vì thế nên người Hoa khi chạy nạn thì cũng đi thành từng đoàn tàu xuôi Nam an cư lập nghiệp....Và để tránh tình trạng bị cướp bóc khi đến vùng đất lạ, khi neo đậu tàu, thuyền, người Trung Hoa đã đi thành từng nhóm nhỏ 3 chiếc tàu, thuyền....Đêm về thì cột 3 chiếc lại với nhau đặng có gì mà dể thông báo cho nhau và tự bảo vệ nhau....
Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc).
Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.
Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.
Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)
Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v...
Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi.
Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.
Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ...
(Wikipedia Tiếng Việt)
Dị là các chú qua đây bằng Tàu nên ông cha ta gọi là người Tàu. Do các chú đổ bộ bằng 3 con tàu nên cha ông ta gọi là Ba Tàu (?) Ngộ hén, giả như các chú qua đây nhiều hơn 3 con tàu thì sao? Thì ta lại có các tên : Bốn Tàu, Tám Tàu, Mười Tàu… chứ sao! Thực tế không tếu như thế vì ngay chính các tác giả Wikipedia cũng thừa nhận “người Tàu” là tên gọi “không có cơ sở” Vậy “cơ sở” nó ở đâu ? Tớ lục (lọi) tiếp thì thấy trong mục “chuyện Đông chuyện Tây” của tạp chí Kiến thức Ngày nay, học giả An Chi có đưa ra cơ sở giải thích như ri:
Hỏi: Tại sao người VN gọi người Trung Hoa là “Tàu”? Đáp: Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu. (Nhưng) Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Íp, xí lộn Tào Tháo.
Nhưng (theo An Chi) nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi? Chúng tôi (An Chi) cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân VN đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu.
Chữ "ba" ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
- nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn )
- Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
- Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
- Thằng này ba trợn ...
Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn có hàm ý coi thường.
Lưu ý : Người Trung Quốc không phải ai cũng xấu họ cũng như ta vậy có người nọ người kia , Vì thế chúng ta không nên lạm dụng từ "Tàu khựa" để nói về ngừoi dân Trung Quốc ! mà chỉ nên dùng để nói về những kẻ phá hoại xâm phạm đến Việt Nam chúng ta .
Chỉnh sửa cuối: