Phần mềm khôi phục đĩa trầy cực đỉnh.

Avid Pro

Điều hành viên cũ
Tham gia
22/7/11
Bài viết
1,068
Được Like
2,008
Nơi ở
Vũng Tàu
Hôn vừa rồi khách đưa đĩa đã trầy đọc đầu ghi đứng hoài bảo cứu hộ vì đĩa kỷ niệm. Loay hoay lục lại PM tìm được thằng này cứu thật tuyệt.
Nếu đĩa hư nặng thì cứu hơi lâu, có khi cả 12-13h, đĩa nhẹ thì tốc độ cứu càng nhanh.
Cứu được cả file vob lần file jpec.
Em nó đây: isobuster-2-8-5-final.zip - 3.7 MB

Đã có cả seri bác nào quan tâm thì lấy về dùng.
Nhớ thanks cho em mau lớn!
 
oh, thật là tuyệt, cảm ơn bác Avid đã share cho ACE phần mềm bổ ích này :d
 
cái này chắc là phần mềm coppy đĩa bị trầy xướt quá chứ làm gì mà phục hồi đĩa được
 
Cảm ơn bác em đang có cái đĩa copy bị lỗi mà xem trên đầu vẫn được đang định dùng convesst từ đầu vào nay bác chia sẻ cho cái này để em thử coi hiiiiiiiiiii.
 
Đa phần các phần mềm này về cơ bản, cách thức làm việc là sao chép toàn bộ dữ liệu từ đĩa hỏng và bỏ qua những phần bị hư hởng do các vết trầy xước,, vì thế nó cho phép bạn “cứu lấy“ phần lớn các dữ liệu bên trong đĩa chứ không phải là toàn bộ dữ liệu trên đĩa. Tuy nhiên, tùy mức độ trầy của đĩa mà khả năng phục hồi sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng sẽ có một vài phần dữ liệu bị thiếu mà các chương trình không thể phục hồi được, đó là những phần đã bị hư hỏng do các tác nhân vật lí tự bên ngoài gây ra (các vết trầy, xước trên đĩa). Nhưng dù sao, thà bạn lấy lại được một số dữ liệu từ các đĩa hỏng còn hơn là để mất tất cả
Và cả cách lâu đời từ ngày xưa bố em truyền lại khi xem hay xem hoạt hình là dùng kem đánh răng :)
Lớp đầu tiên là nhãn đĩa CD, nơi bạn có thể dùng bút lông màu để ghi ký tự ở trên đó. Lớp tiếp theo được làm bằng nhựa acrylic có phủ lớp chống ẩm để ngăn sự oxi hóa, lớp nhôm kế tiếp có thêm một lớp vàng cực mỏng ở bề mặt dưới để tăng mức độ phản chiếu các tia laser từ đầu đọc. Và lớp cuối cùng được làm từ nhựa Polycarbonate dùng để chứa dữ liệu.
Dữ liệu của đĩa CD sẽ được dự trữ như một dãy các đống lồi lõm được gọi là “pit” và nó được mã hóa theo các đường xoắn ốc (track) đi dần vào giữa của lớp Polycarbonate này. Khu vực giữa các “pit” được gọi là “land”. Mỗi pit có độ lõm (sâu) khoảng từ 100nm đến 50nm và dài từ 850nm cho tới 3,5 micromet. Khoảng cách giữa các track là 1,6 micromet, chính vì thế nên khi sờ vào mặt Polycarbonate này bạn hầu như sẽ không cảm thấy tồn tại những vết lõm đó.

Một đĩa CD sẽ được đọc bằng một đầu đọc laser bán dẫn có bước sóng 780nm thông qua phần giữa của lớp Polycarbonate. Sự thay đổi giữa khoảng cách của các “pit” và “land” sẽ gây nên những cường độ mạnh, yếu khác nhau của tia laser khi bị phản chiếu. Và một diode được gắn trong ổ đọc sẽ ghi nhận những thay đổi này từ đó dữ liệu ở trong đĩa sẽ được đọc từ đĩa CD.

Đĩa CD bị nhiều các vết xước khác nhau

Tất nhiên, nếu bề mặt của lớp Polycarbonate sáng bóng và mượt thì đầu đọc hẳn sẽ làm việc rất trơn tru, vậy khi gặp một vết xước “to đùng” ở trên bề mặt đó thì sao? Khi đĩa CD quay, tia laser đang trong quá trình quét mẫu dữ liệu của “pit” trên các track và mã hóa thông tin, nếu nó gặp những vết xước lớn thì chùm laser này sẽ bị lệch đi và do đó dữ liệu trên các “pit” xấu số đó sẽ có thể bị đọc sai.
Với những vết xước rất nhỏ và mờ thì đây vẫn chưa phải là vấn đề bởi vì dữ liệu trên CD và ổ CD đã tích hợp sẵn hệ thống mã tự kiểm tra để đảm đương việc lỗi đọc sai đối với những vết xước này. Dẫu vậy, khi gặp những vết đủ lớn mà chùm laser đọc bị sai đi thì khi đó đĩa sẽ tự động ngừng và trở nên không thể đọc được.
Một phương pháp để giải quyết triệt để vấn đề này chính là sử dụng… kem đánh răng và nó đã được kiểm chứng là diệt trừ tận gốc các lỗi đọc sai trên đĩa CD rất hiệu quả
 
Back
Top