Mùa Tết hối hả mưu sinh

neunhuanhden

New Member
Tham gia
22/1/13
Bài viết
301
Được Like
0
Nơi ở
hgfds
Một mùa mưu sinh cho Tết của người lao động ngoại tỉnh lại bắt đầu. Thủ đô Hà Nội là một “điểm đến hấp dẫn”. Mỗi người một công việc, một cách mưu sinh khác nhau, nhưng họ đều có chung một mục đích là kiếm tiền lo cho cái Tết…

Càng gần Tết Nguyên đán, người ngoại tỉnh lại càng hối hả đổ về các thành phố lớn để mưu sinh kiếm tiền, cho một mùa cuối năm chi tiêu tốn kém.

Cùng với các thành phố lớn khác thì Thủ đô Hà Nội là một “điểm đến hấp dẫn” và những ngày này lượng người mưu sinh theo thời vụ tăng lên đáng kể, từ những người buôn bán vặt cho tới những người… bán sức lao động.

Mỗi người một công việc, một cách mưu sinh khác nhau, nhưng họ đều có chung một mục đích là kiếm tiền lo cho cái Tết…

Mới tờ mờ sáng, tại các khu vực chợ lao động như đầu chợ Bưởi, cổng chợ hoa Quảng An, cầu Mai Động, gầm cầu vượt cạnh Đại học Sư phạm… đã rất đông người làm thuê đứng đợi việc.

Họ thường thuê trọ quanh đó và ai cũng dậy thật sớm ra đứng đợi việc, cầu mong may mắn đến với mình. Với những người nông dân ở các huyện ngoại thành, nhân lúc nông nhàn muốn đi làm thuê kiếm thêm thì họ dậy thật sớm, tầm 3-4 giờ sáng để đạp xe vào các tụ điểm đứng đợi việc.

Chị Lê Thị Hà, ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm) kể: “Hầu như năm nào cận Tết tôi cũng đi làm thêm vài tháng để lấy tiền lo toan thêm. Hàng ngày, từ 4 giờ là tôi đã thức giấc, đạp xe vào khu vực cầu Mai Động để chờ việc. Gặp việc gì làm việc đó, miễn sao là có tiền…”. Theo như chị Hà, cuối năm công việc cũng có nhiều hơn đôi chút do các nhà dân đều có thêm nhiều thứ “phát sinh” như dọn dẹp, trang hoàng nhà của, thu dọn đồ đạc để đón Tết.

Anh Trần Văn Tám, quê Thanh Hoá, vừa ra Hà Nội được hơn một tuần nay và chuyên đứng đợi việc ở khu vực Giáp Bát cho hay: “Nói chung việc gì em cũng làm, tất nhiên phải lương thiện, chân chính cho dù nó nặng nhọc đến đâu. Mấy bữa nay có nhiều người tới thuê đi đào đất, xây trát sửa sang lại các gian bếp, bờ tường, san lát lối đi…

Công việc đều vất vả nặng nhọc nhưng đồng tiền kiếm được cũng chỉ gọi là đủ sống qua ngày và tiết kiệm được đôi chút dành cho Tết…”.

Mùa cuối năm xây dựng nhiều nên người lao động ngoại tỉnh cũng hay được các chủ thầu, các gia đình thuê mướn kéo cát, chở gạch... Chủ một công trình xây dựng nhà dân ở Cầu Giấy kể: “Mỗi hôm có nhiều việc tôi lại ra chợ Bưởi nhặt mấy lao động tự do vào làm. Có thể là khoán việc, cũng có thể là trả công nhật và nuôi ăn. Nói chung làm sao qua một ngày làm người lao động có mức thu nhập khoảng 100 - 200 nghìn đồng”.

Bác Nam, gần 60 tuổi, quê Hưng Yên, hiện vẫn đi làm thuê mùa cuối năm. Bác bảo, ở nhà dịp này cũng chẳng có công việc gì làm lên Hà Nội vài tháng kiếm thêm đồng tiền giúp đỡ cho con cháu tiêu Tết. Lên được 10 hôm nay, chỉ 6 hôm có việc nên trừ tiền ăn, thuê trọ rồi số tiền “cóp” được vẫn chỉ là dăm trăm ngàn đồng. Bác hy vọng là từ giờ tới áp Tết làm sao đó mang được vài triệu về…

Mặc dù mùa cuối năm, công việc phát sinh nhiều, nhưng do số lượng người lao động ngoại tỉnh đổ về đông nên “cầu” đã vượt “cung”. Vì thế, không ít người lao động bị “ế”, đứng đợi việc cả ngày mà vẫn không có ai thuê mướn.

Chị Huệ, một người lao động thời vụ đứng đợi việc ở Quảng An với vẻ mặt buồn buồn kể: “Em đứng đợi việc ở đây hàng ngày, nhưng không phải ngày nào cũng có việc mà nhiều hôm chờ mãi đành phải về không. Cả chợ lao động có tới mấy chục người đứng nên cơ hội để kiếm được người thuê mướn nhiều hôm chẳng khác nào… đi câu!”.

Nguồn:
 
Back
Top