neunhuanhden
New Member
Tỷ lệ "chọi" giảm xuống so với thống kê năm ngoái, song không đồng nghĩa với khả năng nhận việc dễ dàng hơn, theo báo cáo vừa được VietnamWorks công bố.
Theo báo cáo nhân lực trực tuyến 2014 vừa được Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks công bố, nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh mẽ trong khi nguồn cung lao động có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ. Nhu cầu tuyển dụng năm 2014 tăng 38% so với năm trước. Trong đó, riêng quý IV đạt mức tăng trưởng tới 58% so với cùng kỳ.
Báo cáo cho biết, đóng góp một phần vào mức tăng trưởng đó là các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, đặc biệt các công ty đến từ Nhật Bản với chiến dịch tuyển dụng số lượng lớn. Trong khi đó, về phía nguồn cung lao động, mức tăng trưởng đã chững lại, giảm 1%.
Ông Gaku Echizenya, Giám đốc Điều hành VietnamWorks nhận định: "Rất nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhân tài tại Việt Nam, song số lượng nhân tài có kinh nghiệm chưa đáp ứng đủ nhu cầu này”.
Báo cáo này tổng hợp và đánh giá dựa trên dữ liệu về cung - cầu trên thị trường tuyển dụng trực tuyến, thông qua mạng lưới của VietnamWorks. Cũng theo báo cáo, nhu cầu tuyển dụng tăng nhanh và nguồn cung nhân tài giảm khiến tỷ lệ cạnh tranh đối với người tìm việc giảm mạnh. Nếu như năm 2013 trung bình mỗi ứng viên phải cạnh tranh với 65 ứng viên khác cho một vị trí, thì năm 2014 con số ứng viên cạnh tranh giảm chỉ còn 48.
"Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thị trường lao động dễ dàng hơn với người tìm việc, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, bởi các công việc đều đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Người mới ra trường không tìm được nhà tuyển dụng phù hợp, cho dù nhìn chung số lượng công việc được đăng tuyển đã tăng lên rất nhiều so với năm 2013", nhóm nghiên cứu nhận định. Báo cáo cũng cho thấy, số công việc dành cho sinh viên mới ra trường chỉ chiếm 3%, còn lại là các vị trí đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng quản lý.
Xét theo thị trường, Hà Nội là địa phương có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, số lượng ứng viên nộp đơn không nhiều nên không nằm trong top 5 địa phương có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất về phía ứng viên.
TP HCM, Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng và Bắc Giang 5 địa phương có mức độ cạnh tranh cao nhất giữa các ứng viên. "Đặc biệt tại TP HCM, để giành được một vị trí công việc, mỗi ứng viên trung bình phải vượt qua 58 ứng viên khác", đại diện đơn vị khảo sát cho hay.
Ở góc độ ngành nghề, trong năm 2014, kế toán luôn dẫn đầu các ngành có tỷ lệ cạnh tranh giữa các ứng viên cao nhất. Trung bình một ứng viên ngành này phải vượt qua 102 ứng viên khác để được tuyển dụng. Ngoài ra, ngành hành chính-thư ký, xuất nhập khẩu và điện-điện tử cũng có tỷ lệ cạnh tranh rất cao trong năm qua.
Về nhu cầu nhân lực, ngành tư vấn và kiến trúc-thiết kế nội thất tăng trưởng mạnh mẽ lần lượt ở mức tăng 93% và 79% so với năm 2013.
Ở thị trường nhân sự cấp trung và cao cấp, Navigos Search - vừa công bố báo cáo đánh giá chung cho năm 2014. Theo đó, ngành sản xuất đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
"Ngành ngân hàng, tài chính chứng kiến mức tuyển dụng thấp so với các ngành khác như sản xuất, hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao trong ngành này giảm dần vào cuối năm. Điều đó cho thấy năm 2014 ngành ngân hàng vẫn chưa hết khó khăn", bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Điều hành Navigos Search nhận định.
Báo cáo cũng cho biết, việc tìm kiếm nhân sự đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng không dễ dàng. Có những dự án mà đơn vị này tham gia không thể tìm được và tìm đủ nhân sự có chất lượng.
Nguồn:
Theo báo cáo nhân lực trực tuyến 2014 vừa được Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks công bố, nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh mẽ trong khi nguồn cung lao động có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ. Nhu cầu tuyển dụng năm 2014 tăng 38% so với năm trước. Trong đó, riêng quý IV đạt mức tăng trưởng tới 58% so với cùng kỳ.
Báo cáo cho biết, đóng góp một phần vào mức tăng trưởng đó là các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, đặc biệt các công ty đến từ Nhật Bản với chiến dịch tuyển dụng số lượng lớn. Trong khi đó, về phía nguồn cung lao động, mức tăng trưởng đã chững lại, giảm 1%.
Ông Gaku Echizenya, Giám đốc Điều hành VietnamWorks nhận định: "Rất nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhân tài tại Việt Nam, song số lượng nhân tài có kinh nghiệm chưa đáp ứng đủ nhu cầu này”.
Báo cáo này tổng hợp và đánh giá dựa trên dữ liệu về cung - cầu trên thị trường tuyển dụng trực tuyến, thông qua mạng lưới của VietnamWorks. Cũng theo báo cáo, nhu cầu tuyển dụng tăng nhanh và nguồn cung nhân tài giảm khiến tỷ lệ cạnh tranh đối với người tìm việc giảm mạnh. Nếu như năm 2013 trung bình mỗi ứng viên phải cạnh tranh với 65 ứng viên khác cho một vị trí, thì năm 2014 con số ứng viên cạnh tranh giảm chỉ còn 48.
"Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thị trường lao động dễ dàng hơn với người tìm việc, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, bởi các công việc đều đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Người mới ra trường không tìm được nhà tuyển dụng phù hợp, cho dù nhìn chung số lượng công việc được đăng tuyển đã tăng lên rất nhiều so với năm 2013", nhóm nghiên cứu nhận định. Báo cáo cũng cho thấy, số công việc dành cho sinh viên mới ra trường chỉ chiếm 3%, còn lại là các vị trí đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng quản lý.
Xét theo thị trường, Hà Nội là địa phương có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, số lượng ứng viên nộp đơn không nhiều nên không nằm trong top 5 địa phương có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất về phía ứng viên.
TP HCM, Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng và Bắc Giang 5 địa phương có mức độ cạnh tranh cao nhất giữa các ứng viên. "Đặc biệt tại TP HCM, để giành được một vị trí công việc, mỗi ứng viên trung bình phải vượt qua 58 ứng viên khác", đại diện đơn vị khảo sát cho hay.
Ở góc độ ngành nghề, trong năm 2014, kế toán luôn dẫn đầu các ngành có tỷ lệ cạnh tranh giữa các ứng viên cao nhất. Trung bình một ứng viên ngành này phải vượt qua 102 ứng viên khác để được tuyển dụng. Ngoài ra, ngành hành chính-thư ký, xuất nhập khẩu và điện-điện tử cũng có tỷ lệ cạnh tranh rất cao trong năm qua.
Về nhu cầu nhân lực, ngành tư vấn và kiến trúc-thiết kế nội thất tăng trưởng mạnh mẽ lần lượt ở mức tăng 93% và 79% so với năm 2013.
Ở thị trường nhân sự cấp trung và cao cấp, Navigos Search - vừa công bố báo cáo đánh giá chung cho năm 2014. Theo đó, ngành sản xuất đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
"Ngành ngân hàng, tài chính chứng kiến mức tuyển dụng thấp so với các ngành khác như sản xuất, hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao trong ngành này giảm dần vào cuối năm. Điều đó cho thấy năm 2014 ngành ngân hàng vẫn chưa hết khó khăn", bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Điều hành Navigos Search nhận định.
Báo cáo cũng cho biết, việc tìm kiếm nhân sự đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng không dễ dàng. Có những dự án mà đơn vị này tham gia không thể tìm được và tìm đủ nhân sự có chất lượng.
Nguồn:
Bạn phải "Đăng Nhập" mới thấy link