neunhuanhden
New Member
Đội ngũ nhân lực tại chỗ năng động, giàu năng lực chính là “vũ khí” của doanh nghiệp (DN) trên thương trường. Vì vậy, nhà tuyển dụng (NTD) luôn ưu tiên ứng viên có thể làm được nhiều việc khác nhau.
Đây là chiêu thức giảm lượng, tăng chất nhân viên. Tuy nhiên, DN dễ rơi vào thế “tự mình trói mình” nếu hoạch định không bài bản, thiếu định hướng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Để khắc phục tình trạng trên, công việc của NTD không chỉ là “đo đạc” nhân sự trên cơ sở đối chiếu nhu cầu công việc, khả năng đáp ứng vị trí làm việc mà còn phải phân tích tổng thể công việc, sở trường của từng nhân viên. Năng lực làm việc của mỗi người không bao giờ hoàn toàn trùng khớp với nhu cầu năng lực cho vị trí mà người đó đang đảm nhiệm.
Người lao động sẽ bị đào thải nếu độ chênh lệch giữa năng lực bản thân và yêu cầu năng lực cho nhiệm vụ tại nhiệm sở mỗi ngày một cao. Song, việc này không có nghĩa là nhân viên này không làm tốt những công việc khác. Một nhân viên ít nói, cẩn thận, chu đáo sẽ không phát huy khả năng tích cực khi làm ở phòng kinh doanh. Trái lại, anh/chị nêu trên sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi được phân bổ về văn phòng hay phòng nhân sự…
Mặt khác, nhân sự sẽ dễ thích nghi, kế thừa khi đặc thù công việc mới có liên quan đến công việc cũ. Một nhân viên từ bộ phận lưu trữ hồ sơ, hợp đồng có thể làm việc tốt nếu được thuyên chuyển qua bộ phận hành chính - tổ chức. Nhưng nhân viên này khó có thể đảm nhận nhiệm vụ của phòng kinh doanh, truyền thông… Sự kế thừa giữa công việc cũ và mới còn giúp ích cho quá trình thăng tiến của người lao động.
Phân việc đúng khả năng, năng lực, mong muốn của nhân viên sẽ kết nối được sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân với hoạt động phát triển chung của DN. Như vậy, NTD đã thành công khi sử dụng hiệu quả nguồn lực có sẵn, có cơ hội cho “ra lò” đội ngũ nhân sự “độc” - đa năng, có năng suất, phù hợp với đặc thù DN, hiếm hoi trên thị trường lao động.
Nguồn:
Đây là chiêu thức giảm lượng, tăng chất nhân viên. Tuy nhiên, DN dễ rơi vào thế “tự mình trói mình” nếu hoạch định không bài bản, thiếu định hướng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Để khắc phục tình trạng trên, công việc của NTD không chỉ là “đo đạc” nhân sự trên cơ sở đối chiếu nhu cầu công việc, khả năng đáp ứng vị trí làm việc mà còn phải phân tích tổng thể công việc, sở trường của từng nhân viên. Năng lực làm việc của mỗi người không bao giờ hoàn toàn trùng khớp với nhu cầu năng lực cho vị trí mà người đó đang đảm nhiệm.
Người lao động sẽ bị đào thải nếu độ chênh lệch giữa năng lực bản thân và yêu cầu năng lực cho nhiệm vụ tại nhiệm sở mỗi ngày một cao. Song, việc này không có nghĩa là nhân viên này không làm tốt những công việc khác. Một nhân viên ít nói, cẩn thận, chu đáo sẽ không phát huy khả năng tích cực khi làm ở phòng kinh doanh. Trái lại, anh/chị nêu trên sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi được phân bổ về văn phòng hay phòng nhân sự…
Mặt khác, nhân sự sẽ dễ thích nghi, kế thừa khi đặc thù công việc mới có liên quan đến công việc cũ. Một nhân viên từ bộ phận lưu trữ hồ sơ, hợp đồng có thể làm việc tốt nếu được thuyên chuyển qua bộ phận hành chính - tổ chức. Nhưng nhân viên này khó có thể đảm nhận nhiệm vụ của phòng kinh doanh, truyền thông… Sự kế thừa giữa công việc cũ và mới còn giúp ích cho quá trình thăng tiến của người lao động.
Phân việc đúng khả năng, năng lực, mong muốn của nhân viên sẽ kết nối được sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân với hoạt động phát triển chung của DN. Như vậy, NTD đã thành công khi sử dụng hiệu quả nguồn lực có sẵn, có cơ hội cho “ra lò” đội ngũ nhân sự “độc” - đa năng, có năng suất, phù hợp với đặc thù DN, hiếm hoi trên thị trường lao động.
Nguồn:
Bạn phải "Đăng Nhập" mới thấy link