neunhuanhden
New Member
Trong quá trình thu hút đầu tư, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp hiện tại và tương lai rất lớn. Trung bình mỗi doanh nghiệp điện tử, may mặc, ít nhất cũng cần tới trên dưới 1.000 lao động. Tỉnh đang chỉ đạo các cơ sở dạy nghề bám sát thực tế và xu hướng phát triển tập trung đào tạo, cung ứng lao động có nghề phục vụ các dự án đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.
Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH Nguyễn Thanh Thủy cho biết: Hiệu quả nhất trong các nghề đã đào tạo cho nông dân là chăn nuôi, trồng trọt và may công nghiệp. Tỷ lệ tìm được việc làm và thu nhập ổn định của các nghề này đạt hơn 70%. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chuyên về may công nghiệp rất lớn. Số đăng ký tuyển dụng của các doanh nghiệp hơn 10.000 người, năm 2014 đã thu hút được 4.000 lao động loại hình này. Trong năm, Sở LĐ -TB&XH đã khảo sát chính sách tiền lương ở một số doanh nghiệp trong các KCN cho thấy, tính bình quân lương của người lao động được khoảng 4, 4 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Bằng Giang, Phó Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh chia sẻ: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và hiệu quả giải quyết việc làm trong các KCN không những góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm mới mà còn góp phần thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011- 2020. Tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 37 (năm 2010) lên mức 65% (năm 2020), trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng tương ứng từ 33 lên 50%; ngành công nghiệp, xây dựng từ 38 lên 60%; ngành dịch vụ tăng từ 51 lên 80%.
Ngoài các nghề phi nông nghiệp, nghề nông nghiệp cũng đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người nông dân tự tìm việc làm và thu nhập tại chỗ. Tại các vùng chuyên canh cây ăn quả như cam, quýt ở huyện Cao Phong và bưởi, mía ở Tân Lạc, Yên Thủy, hàng ngàn lao động được đào tạo nâng cao trình độ thâm canh, cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi ha cam của hộ nông dân cho thu nhập từ 400- 500 triệu đồng. Mô hình dạy nghề, nuôi lợn thịt, trồng nấm, người dân khu vực nông thôn đã đạt thu nhập bình quân 3 triệu đồng /người/ tháng. Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Yên Thủy Nguyễn Tiến Mạnh cho biết: Gần 100 học viên đã có thu nhập trên chục triệu đồng mỗi vụ trồng nấm. Vốn đầu tư từ 5 - 7 triệu đồng nhưng hiệu quả cao. Nếu tiếp tục được chuyển giao kỹ thuật bảo quản, người nông dân có thể chủ động mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chỉ trong vài năm tới, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thu hút đầu tư tiếp tục tăng cao. Một số doanh nghiệp may mặc, thấu kính lường trước được sự thiếu hụt nhân công đã chuyển hướng đầu tư về nông thôn, nơi có nguồn lao động dồi dào để chủ động hơn trong sản xuất - kinh doanh. Không chỉ giữ chân lao động lành nghề, Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, Nhà máy sản xuất, gia công và kinh doanh may mặc, phụ kiện may mặc xuất khẩu của tập đoàn Esquel, Công ty CP may XNK SMA - Vina Việt - Hàn đang cần tuyển hàng nghìn công nhân có tay nghề. Ông OGAWA KOICHI, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam khẳng định: Không cắt giảm nhân công mà chuyển sang đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động vào những lúc gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất. Khi phục hồi đà sản xuất sẽ có lực lượng lao động có tay nghề cao đảm bảo cả về lượng và chất.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức dạy nghề phi nông nghiệp cho trên 10.000 người; nghề nông nghiệp cho hơn 7.900 người. Sở LĐ -TB&XH phối hợp với các doanh nghiệp triển khai công tác đào tạo dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, trong đó, tập trung vào dạy nghề may công nghiệp và tiếp nhận lao động sau đào tạo. Giai đoạn 2015- 2020, tỉnh đề ra mục tiêu dạy nghề nông nghiệp cho 30.000 người, dạy nghề phi nông nghiệp cho 24.000 người. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Nguồn:
Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH Nguyễn Thanh Thủy cho biết: Hiệu quả nhất trong các nghề đã đào tạo cho nông dân là chăn nuôi, trồng trọt và may công nghiệp. Tỷ lệ tìm được việc làm và thu nhập ổn định của các nghề này đạt hơn 70%. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chuyên về may công nghiệp rất lớn. Số đăng ký tuyển dụng của các doanh nghiệp hơn 10.000 người, năm 2014 đã thu hút được 4.000 lao động loại hình này. Trong năm, Sở LĐ -TB&XH đã khảo sát chính sách tiền lương ở một số doanh nghiệp trong các KCN cho thấy, tính bình quân lương của người lao động được khoảng 4, 4 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Bằng Giang, Phó Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh chia sẻ: Tỷ lệ lao động qua đào tạo và hiệu quả giải quyết việc làm trong các KCN không những góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm mới mà còn góp phần thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011- 2020. Tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 37 (năm 2010) lên mức 65% (năm 2020), trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng tương ứng từ 33 lên 50%; ngành công nghiệp, xây dựng từ 38 lên 60%; ngành dịch vụ tăng từ 51 lên 80%.
Ngoài các nghề phi nông nghiệp, nghề nông nghiệp cũng đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người nông dân tự tìm việc làm và thu nhập tại chỗ. Tại các vùng chuyên canh cây ăn quả như cam, quýt ở huyện Cao Phong và bưởi, mía ở Tân Lạc, Yên Thủy, hàng ngàn lao động được đào tạo nâng cao trình độ thâm canh, cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi ha cam của hộ nông dân cho thu nhập từ 400- 500 triệu đồng. Mô hình dạy nghề, nuôi lợn thịt, trồng nấm, người dân khu vực nông thôn đã đạt thu nhập bình quân 3 triệu đồng /người/ tháng. Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Yên Thủy Nguyễn Tiến Mạnh cho biết: Gần 100 học viên đã có thu nhập trên chục triệu đồng mỗi vụ trồng nấm. Vốn đầu tư từ 5 - 7 triệu đồng nhưng hiệu quả cao. Nếu tiếp tục được chuyển giao kỹ thuật bảo quản, người nông dân có thể chủ động mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chỉ trong vài năm tới, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thu hút đầu tư tiếp tục tăng cao. Một số doanh nghiệp may mặc, thấu kính lường trước được sự thiếu hụt nhân công đã chuyển hướng đầu tư về nông thôn, nơi có nguồn lao động dồi dào để chủ động hơn trong sản xuất - kinh doanh. Không chỉ giữ chân lao động lành nghề, Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, Nhà máy sản xuất, gia công và kinh doanh may mặc, phụ kiện may mặc xuất khẩu của tập đoàn Esquel, Công ty CP may XNK SMA - Vina Việt - Hàn đang cần tuyển hàng nghìn công nhân có tay nghề. Ông OGAWA KOICHI, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam khẳng định: Không cắt giảm nhân công mà chuyển sang đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động vào những lúc gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất. Khi phục hồi đà sản xuất sẽ có lực lượng lao động có tay nghề cao đảm bảo cả về lượng và chất.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức dạy nghề phi nông nghiệp cho trên 10.000 người; nghề nông nghiệp cho hơn 7.900 người. Sở LĐ -TB&XH phối hợp với các doanh nghiệp triển khai công tác đào tạo dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, trong đó, tập trung vào dạy nghề may công nghiệp và tiếp nhận lao động sau đào tạo. Giai đoạn 2015- 2020, tỉnh đề ra mục tiêu dạy nghề nông nghiệp cho 30.000 người, dạy nghề phi nông nghiệp cho 24.000 người. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Nguồn:
Bạn phải "Đăng Nhập" mới thấy link