neunhuanhden
New Member
Chuẩn bị tốt cho mọi cơ hội trong tương lai chưa bao giờ là thừa cả.
Alex Malley là chủ tịch của CPA Australia (Tổ chức kế toán viên công chứng Úc) và là người dẫn chương trình The Bottom Line trên kênh Network 9 tại Australia. Bên cạnh đó, ông còn là cây bút thường xuyên trên tờ The Huffington Post và là bình luận viên cho các chương trình như The Money News và Sky News Business. Dưới đây là những chia sẻ của ông với các tân cử nhân:
Có một sự thật là rất nhiều các bạn trẻ ngày nay đều rất lo lắng về công việc đầu tiên của mình sau khi tốt nghiệp. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên khi mà đa số các thông báo tuyển dụng đều yêu cầu các ứng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Trong khi đó, đa số những tân cử nhân thường có rất ít hoặc không có kinh nghiệm liên quan nào.
Chắc không ít lần bạn đã tự hỏi bản thân một điều tưởng như nghịch lý: Muốn có việc làm thì cần có kinh nghiệm mà muốn có kinh nghiệm thì cần phải có một công việc nào đó. Tuy nhiên, đừng vì thế mà quá “sợ hãi” khi bước chân vào thị trường tuyển dụng.
Để tôi kể cho bạn nghe quá trình làm việc của tôi trước đây: Tôi từng là một giảng viên, quản lý đội bóng hay thậm chí là CEO mà gần như chưa từng có kinh nghiệm liên quan nào trước đó.
Tôi thậm chí còn được phỏng vấn trực tiếp Neil Armstrong (người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng) trên truyền hình trong khi chưa từng ngồi trước máy quay bao giờ. Còn nhiều ví dụ nữa nhưng tôi sợ các bạn sẽ phải “ngán ngẩm” với danh sách những công việc “không liên quan” của tôi.
Từ những trải nghiệm của mình, tôi tin rằng các mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được cho dù bạn chưa có đúng những kinh nghiệm mà công việc đó yêu cầu. Điều quan trọng ở đây chính là thái độ của bạn. Vì thế, nếu bạn còn bỡ ngỡ với một công việc mới và sự sợ hãi đang kéo bạn lại, tôi hy vọng những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua điều đó:
1. Thay đổi thái độ bản thân
Jeff Keller từng nói: “Thay thái độ, đổi cuộc đời”. Phần lớn cuộc đời sẽ được quyết định bởi thái độ của bạn đối với nó, chỉ đơn giản vậy thôi.
Nếu bạn lúc nào cũng có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, không sớm thì muộn những điều tiêu cực đó sẽ xảy ra và ngược lại cũng vậy.
Thế giới xung quanh luôn trân trọng đam mê, sự kiên nhẫn và tính bền bỉ. Hãy giữ vững niềm tin vào bản thân và luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách và thậm chí là cả thất bại trên con đường mà bạn đã chọn.
Dù ước mơ của bạn có “điên rồ” tới đâu, hãy cứ bước đi, bạn sẽ tới đích vào một lúc nào đó mà thôi.
2. Mở rộng mối quan hệ
Mỗi chúng ta đều có những kế hoạch cho bản thân. Tuy nhiên, để phát triển được những kế hoạch này, các bạn cần mở rộng mối quan hệ với những người làm việc trong lĩnh vực đó.
Điều này thậm chí có thể còn dễ dàng hơn những gì bạn đang hình dung ra trong đầu. Lý do là những người cùng chung sở thích thường rất dễ tiếp xúc và trao đổi.
Một khi đã làm quen, hãy học cách hiểu suy nghĩ và thói quen tốt của họ. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện được thêm những kỹ năng mới từ bản thân.
3. Không ngừng luyện tập
Nếu bạn gặp được đúng người, cơ hội để có được những kinh nghiệm quý báu một lúc nào đó sẽ tự tìm đến với bạn, tôi cá đấy.
Trước đây, tôi từng quen rất nhiều giảng viên và vào một ngày “đẹp” trời, một người trong số họ bị ốm vào phút cuối và bất đắc dĩ tôi trở thành một giảng viên thay thế. Hơn 80 học sinh trong lớp đều lớn tuổi hơn tôi nhưng bài giảng đã diễn ra khá suôn sẻ.
Tất nhiên điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu như tôi cứ để nỗi sợ hãi do thiếu kinh nghiệm lấn át mình. Nhưng có thể nói tôi đã chuẩn bị tinh thần cho giây phút đó hàng năm trời: tập giảng bài trước gương, chớp lấy mọi cơ hội để được phát biểu trước cả nhóm hay chỉ đơn giản là tham gia nhiều lớp học để tham khảo các cách giảng bài khác nhau.
Bạn thấy đó, việc chuẩn bị tốt cho mọi cơ hội trong tương lai chưa bao giờ là thừa cả.
4. Học cách chia sẻ
Khi quyết định làm một điều gì đó, tôi thường chia sẻ với những người quan trọng nhất của mình.
Bất kể là giảng bài, lên truyền hình hay công việc chính, mỗi lần nhìn thấy họ, tôi đều cảm thấy một niềm tin mạnh mẽ để tôi có thể vượt qua những khó khăn đó. Việc chứng minh rằng bạn không phải là người chỉ biết “nói suông” quả thật là một động lực vô cùng lớn.
Vậy còn bạn thì sao? Liệu bạn có chấp nhận sự thật rằng mình là người không có kinh nghiệm và chỉ là một kẻ “thua cuộc”? Hay bạn sẽ lao ra ngoài kia và chứng minh cho người khác biết rằng không có kinh nghiệm không có nghĩa là vô dụng? Cuộc đời ngắn lắm, vì thế đừng bỏ phí nó!
Nguồn:
Alex Malley là chủ tịch của CPA Australia (Tổ chức kế toán viên công chứng Úc) và là người dẫn chương trình The Bottom Line trên kênh Network 9 tại Australia. Bên cạnh đó, ông còn là cây bút thường xuyên trên tờ The Huffington Post và là bình luận viên cho các chương trình như The Money News và Sky News Business. Dưới đây là những chia sẻ của ông với các tân cử nhân:
Có một sự thật là rất nhiều các bạn trẻ ngày nay đều rất lo lắng về công việc đầu tiên của mình sau khi tốt nghiệp. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên khi mà đa số các thông báo tuyển dụng đều yêu cầu các ứng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Trong khi đó, đa số những tân cử nhân thường có rất ít hoặc không có kinh nghiệm liên quan nào.
Chắc không ít lần bạn đã tự hỏi bản thân một điều tưởng như nghịch lý: Muốn có việc làm thì cần có kinh nghiệm mà muốn có kinh nghiệm thì cần phải có một công việc nào đó. Tuy nhiên, đừng vì thế mà quá “sợ hãi” khi bước chân vào thị trường tuyển dụng.
Để tôi kể cho bạn nghe quá trình làm việc của tôi trước đây: Tôi từng là một giảng viên, quản lý đội bóng hay thậm chí là CEO mà gần như chưa từng có kinh nghiệm liên quan nào trước đó.
Tôi thậm chí còn được phỏng vấn trực tiếp Neil Armstrong (người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng) trên truyền hình trong khi chưa từng ngồi trước máy quay bao giờ. Còn nhiều ví dụ nữa nhưng tôi sợ các bạn sẽ phải “ngán ngẩm” với danh sách những công việc “không liên quan” của tôi.
Từ những trải nghiệm của mình, tôi tin rằng các mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được cho dù bạn chưa có đúng những kinh nghiệm mà công việc đó yêu cầu. Điều quan trọng ở đây chính là thái độ của bạn. Vì thế, nếu bạn còn bỡ ngỡ với một công việc mới và sự sợ hãi đang kéo bạn lại, tôi hy vọng những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua điều đó:
1. Thay đổi thái độ bản thân
Jeff Keller từng nói: “Thay thái độ, đổi cuộc đời”. Phần lớn cuộc đời sẽ được quyết định bởi thái độ của bạn đối với nó, chỉ đơn giản vậy thôi.
Nếu bạn lúc nào cũng có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, không sớm thì muộn những điều tiêu cực đó sẽ xảy ra và ngược lại cũng vậy.
Thế giới xung quanh luôn trân trọng đam mê, sự kiên nhẫn và tính bền bỉ. Hãy giữ vững niềm tin vào bản thân và luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách và thậm chí là cả thất bại trên con đường mà bạn đã chọn.
Dù ước mơ của bạn có “điên rồ” tới đâu, hãy cứ bước đi, bạn sẽ tới đích vào một lúc nào đó mà thôi.
2. Mở rộng mối quan hệ
Mỗi chúng ta đều có những kế hoạch cho bản thân. Tuy nhiên, để phát triển được những kế hoạch này, các bạn cần mở rộng mối quan hệ với những người làm việc trong lĩnh vực đó.
Điều này thậm chí có thể còn dễ dàng hơn những gì bạn đang hình dung ra trong đầu. Lý do là những người cùng chung sở thích thường rất dễ tiếp xúc và trao đổi.
Một khi đã làm quen, hãy học cách hiểu suy nghĩ và thói quen tốt của họ. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi phát hiện được thêm những kỹ năng mới từ bản thân.
3. Không ngừng luyện tập
Nếu bạn gặp được đúng người, cơ hội để có được những kinh nghiệm quý báu một lúc nào đó sẽ tự tìm đến với bạn, tôi cá đấy.
Trước đây, tôi từng quen rất nhiều giảng viên và vào một ngày “đẹp” trời, một người trong số họ bị ốm vào phút cuối và bất đắc dĩ tôi trở thành một giảng viên thay thế. Hơn 80 học sinh trong lớp đều lớn tuổi hơn tôi nhưng bài giảng đã diễn ra khá suôn sẻ.
Tất nhiên điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu như tôi cứ để nỗi sợ hãi do thiếu kinh nghiệm lấn át mình. Nhưng có thể nói tôi đã chuẩn bị tinh thần cho giây phút đó hàng năm trời: tập giảng bài trước gương, chớp lấy mọi cơ hội để được phát biểu trước cả nhóm hay chỉ đơn giản là tham gia nhiều lớp học để tham khảo các cách giảng bài khác nhau.
Bạn thấy đó, việc chuẩn bị tốt cho mọi cơ hội trong tương lai chưa bao giờ là thừa cả.
4. Học cách chia sẻ
Khi quyết định làm một điều gì đó, tôi thường chia sẻ với những người quan trọng nhất của mình.
Bất kể là giảng bài, lên truyền hình hay công việc chính, mỗi lần nhìn thấy họ, tôi đều cảm thấy một niềm tin mạnh mẽ để tôi có thể vượt qua những khó khăn đó. Việc chứng minh rằng bạn không phải là người chỉ biết “nói suông” quả thật là một động lực vô cùng lớn.
Vậy còn bạn thì sao? Liệu bạn có chấp nhận sự thật rằng mình là người không có kinh nghiệm và chỉ là một kẻ “thua cuộc”? Hay bạn sẽ lao ra ngoài kia và chứng minh cho người khác biết rằng không có kinh nghiệm không có nghĩa là vô dụng? Cuộc đời ngắn lắm, vì thế đừng bỏ phí nó!
Nguồn:
Bạn phải "Đăng Nhập" mới thấy link