[Tài Liệu] Đồng điệu màu sắc số

Thảo luận trong 'Bài hướng dẫn' bắt đầu bởi daragonvn, 15/9/12.

  1. daragonvn

    daragonvn MemVIP

    Tham gia:
    19/1/11
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    868
    Sưu Tâm mode Bảo Vân


    Sự xuất hiện của những dòng máy in, máy ảnh số, máy quét chất lượng cao giá thành hạ đã tạo điều kiện để đông đảo người tiêu dùng tiếp cận nghệ thuật nhiếp ảnh mà cách đây vài năm còn là lãnh địa riêng của dân chuyên nghiệp. Người tiêu dùng cấp cao cũng như nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp mong muốn kiểm soát toàn bộ các công đoạn cho đến khi tạo ra tấm ảnh "chuẩn" nhưng trớ trêu thay, màu sắc lại là thứ khó nắm bắt, thuần phục nhất và dường như đánh đố những ai khắt khe về màu sắc. Chính điều này đã thúc đẩy các công ty bổ sung "Hệ thống quản lý màu" (color management system-CMS) vào qui trình xử lý ảnh số.

    Một bạn đọc đã viết "Khi rửa tại minilab, ảnh nhận được thường không giữ đúng màu như khi tôi chỉnh sửa tại nhà. Có cách nào cân chỉnh cho chuẩn màu màn hình máy tính tại nhà với máy rửa tại minilab?". Vì giữa người chụp ảnh số và kỹ thuật viên minilab số "nói" không cùng "ngôn ngữ" nên việc qui trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau về "sai lệch màu" vẫn là chuyện thường ngày.

    Với phim nhũ tương trước đây, mỗi hãng có tông màu đặc trưng. Ví dụ, phim VELVIA thường dùng chụp phong cảnh màu với độ siêu bão hòa như các ảnh trong tạp chí National Geographic, phim Kodak NC hoặc Fujifilm NPH thường được dùng để chụp chân dung vì thể hiện sắc da tươi thắm. Giờ đây với ảnh số, bạn là người sẽ quyết định tất cả. Nhưng để thực sự có được quyền quyết định này, máy ảnh số, máy tính và máy in của bạn cần sử dụng CMS để thống nhất được các giá trị màu.

    HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÀU

    Trước tiên, CMS ghi nhận đặc tả của mỗi thiết bị về cách thức thiết bị nhận biết màu để từ đó tìm cách bù trừ các sai biệt. Thực tế, bạn có thể thấy máy quét không thể phân biệt màu xanh đậm với màu đen, màn hình không thể hiện đúng màu vàng bão hòa, màu từ máy in luôn đậm hơn màu nhìn thấy trên màn hình... Nhiệm vụ thứ hai của CMS là tách dữ liệu màu từ thiết bị gốc và chuyển đổi sang một không gian màu (color space) độc lập. Điều này cho phép trao đổi ảnh gốc qua nhiều thiết bị mà không sợ lệch màu.

    CMS có nhiều dạng nhưng dạng cơ bản nhất có 3 thành phần cốt lõi: bộ chuyển đổi thông tin màu chứa trong ảnh gốc, bảng định danh màu (profile) ứng với thiết bị (máy ảnh, máy quét, màn hình, máy in) và giao diện làm việc với ứng dụng, người dùng.

    Profile

    Với nhiều người tổ hợp số (88, 249, 17) là vô nghĩa nhưng trong Adobe RGB, nó biểu thị màu xanh lục và trong sRGB nó biểu thị màu lục khác tươi hơn.





    Màu 88/249/17 trong Adobe RGB





    Màu 88/249/17 trong sRGB

    Adobe RGB, sRGB vừa đề cập chính là không gian màu, nơi định nghĩa màu sắc theo các tổ hợp giá trị. Thật không may là mỗi thiết bị lại có một không gian màu khác nhau và thể hiện màu sắc có thể khác nhau như trường hợp trên. Vì thế, tổ chức International Color Consortium (ICC - Vui lòng đăng nhập để thấy link) đưa ra ICC profile để giúp các thiết bị dễ dàng trao đổi thông tin màu với nhau.

    Màu trong hình bên dưới biểu thị bằng tọa độ RGB: màu đỏ bão hòa nhất có trị là 255. Gam màu (gamut trong tiếng Anh, hay gamme trong tiếng Pháp) của Adobe RGB rộng hơn sRGB nên thể hiện trên màn hình, máy in nhiều màu và bão hòa tốt hơn. Trên thực tế, việc chọn không gian màu rộng luôn là ưu tiên số một. Nếu máy ảnh và máy quét của bạn hỗ trợ, bạn nên dùng không gian màu rộng như Adobe RGB; chỉ nên dùng không gian sRGB cho các đồ họa trên web.

    Profile là bảng tra cứu dữ liệu, mô tả không gian màu và định nghĩa rõ màu bão hòa nhất. Nếu không có profile thì bộ ba giá trị đỏ, lục, lam (RGB) hay bộ giá trị vàng, đỏ, xanh, đen (YMCK) không đại diện được sắc độ màu nào cả. Profile chuẩn xác sẽ là chìa khóa đảm bảo màu sắc không bị sai biệt trong suốt luồng xử lý ảnh số. Một khi thiết lập chung profile cho màn hình, máy in thì ảnh in ra sẽ gần như đồng nhất với ảnh hiển thị trên màn hình. Profile giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian do không còn phải mày mò áp dụng phương pháp thử sai nữa.

    Trước khi sử dụng profile tại nhà, bạn phải tiến hành cân chỉnh màu màn hình và máy ảnh.

    Cân chỉnh màu màn hình

    Một khi bạn không tin rằng màu hiển thị trên màn hình là "chuẩn" thì mọi việc hiệu chỉnh xử lý màu trên máy tính trở nên vô ích. Cân chỉnh màu màn hình cần được xem là ưu tiên hàng đầu của người chơi ảnh số. Điều may mắn cho chúng ta là việc cân chỉnh màn hình lại là công việc dễ thực hiện nhất so với các công đọan bắt hình, biên tập, xuất ra ảnh in với profile. Nếu xem việc có được màu chuẩn xác - ảnh in ra đồng nhất với ảnh nhìn thấy trên màn hình - là vấn đề "sống còn" thì bạn nên đầu tư 1 hệ thống cân chỉnh màu chuyên dụng ( phần cứng, phần mềm hay cả hai – chi phí từ 200 đến 6000 USD) như ColorVision Spyder2 + Colorvision Spyder2Pro software (175 USD), ColorVision Spyder + OptiCal 3.7.8 (220 USD), GretagMacbeth Spectrolino + ProfileMaker Pro 5.01 software (6000 USD), GretagMacbeth Eye-One Display 2 + Eye-One Match 3.2a software (240 USD), GretagMacbeth Eye-One Display 1 + Eye-One Match 3.2a software (240 USD), Monaco Optix XR Pro package (350 USD), Sony Artisan + Sony CRS 1.2.5 software, GretagMacbeth Eye-One Display 1 + Eizo ColorNavigator 2.0.5, LaCie Blue-Eye 1.0.3 (tương tự Eye-One Display 1), ColorEyes Display 3.10 + Monaco XR/DTP-94 sensor (phần mềm 180 USD, sensor 320 USD),...

    Nếu ảnh số chỉ là một phần trong công việc hàng ngày, hay bạn chỉ muốn có được những ảnh màu tốt nhất thì bạn chỉ cần dùng phần mềm miễn phí.

    Dụng cụ để cân chỉnh màn hình cơ bản nhất chính là Adobe Gamma trong bộ Adobe Photoshop. Để có được kết quả tốt nhất khi cân chỉnh màn hình, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của các bước thực hiện sau:

    • Chọn nhiệt độ màu. Các card video và màn hình khi xuất xưởng thường thiết lập mặc định điểm trắng (white point) ở 9300o K (độ Kelvin) để màu rực rỡ, tương phản cao. Tuy nhiên khi làm việc với ảnh số thì nhiệt độ màu 9300oK lại khiến hình ám màu lam, và nhiệt độ màu 5000oK cũng khiến ảnh ám vàng. Do vậy, chọn lựa được xem là lý tưởng nhất cho màn hình máy tính là 6500oK.

    • Tinh chỉnh gamma. Trị gamma truyền thống của máy tính Macintosh đen trắng thời trước là 1,8 . Các màn hình CRT đời mới hiện nay có gamma là 2,2.

    • Xác định mức độ đen (độ sáng tối – brightness) và mức độ trắng (độ tương phản – constrast). Bạn nên bắt đầu với độ sáng bằng 0 và contrast là 100%, và dùng các phần mềm để tinh chỉnh sao cho các chi tiết được thấy tối đa: nếu chọn brightness quá thấp các chi tiết trong vùng bóng tối (shadow) sẽ quá đậm, nếu chỉnh quá cao vùng bóng sẽ bị xóa nhòa.

    • Chỉnh các màu cơ bản (đỏ, lam, lục) sao cho không màu nào bị ám.

    Trên website Drycreekphoto.com có cung cấp một số công cụ để bạn kiểm tra kết quả cân chỉnh tại địa chỉ Vui lòng đăng nhập để thấy linkVui lòng đăng nhập để thấy link.

    Trang monitor_black.htm hiển thị ảnh gif động lần lượt thể hiện 23 sắc độ từ RGB (0, 0, 0) đến RGB (190, 190, 190). Trên màn hình loại trung bình, bạn sẽ không thấy được các sắc độ dưới mức 5-8. Trong trường hợp đến mức độ 10-12 mà bạn vẫn chưa thấy gì thì hãy cân chỉnh lại màn hình và đồng thời giảm độ sáng trong phòng làm việc. Chỉ có màn hình loại chuyên nghiệp và tốt mới có thể phân biệt các sắc độ ở mức 0, 1,2,...

    Trang monitor_gradient.htm sẽ giúp bạn cân chỉnh theo sắc độ xám. Nếu bạn thấy ảnh bị ám màu thì màn hình bạn cân chưa đạt. Nếu bạn thấy ảnh còn gợn thì hãy thay đổi gamma từ 1,8 đến 2,5. Bước cân chỉnh này sẽ hoàn tất khi thấy sắc độ thay đổi liên tục, mượt và không còn sọc.

    Sử dụng Adobe Gamma

    • Vào Control Panel > Adobe Gamma, chọn Step by step Wizard.

    • Đặt tên cho profile màn hình, ví dụ: My ViewSonic rồi vào màn hình Control Panel.Display.Settings.Advanced.Color.

    • Chỉnh các thanh trượt Gamma, Brightness, Contrast như sau:

    o Trước tiên cho Contrast ở vị trí cực đại.

    o Chỉnh Brightness sao cho ô vuông ở trung tâm có màu sẫm nhất và còn phân biệt được với ô màu đen

    o Chỉnh gamma trong phần Display sao cho hộp vuông ở tâm nhòa giống nền xung quanh. Bạn nhớ đánh dấu ô View single gamma only.

    • Trong mục Phosphor, nếu không biết thì bạn hãy chọn Trinitron.

    • Trong bước cân bằng trắng, bạn chọn 6500oK (daylight). Sau khi nhấn nút Measure, màn hình sẽ xuất hiện 3 hình vuông, bạn chọn ô có màu xám trung hòa nhất (không ám đỏ hay ám lam). Các ô này sẽ tự sắp xếp lại để ô bạn chọn vào giữa.

    • Chọn Finish, profile mà bạn vừa thiết lập cho màn hình sẽ được lưu trong thư mục C:\Windows\System\Color.

    Sử dụng QuickGamma

    Một chương trình chỉnh gamma miễn phí rất hay mà bạn nên sử dụng thử là

    QuickGammaV2EN.exe, tải từ

    Vui lòng đăng nhập để thấy link

    QuickGamma có giao diện thân thiện dễ sử dụng, bạn có thể chỉnh gamma cho từng màu RGB riêng biệt (có ích khi card video không hỗ trợ chỉnh gamma từng màu RGB riêng biệt). Khác với Adobe Gamma, QuickGamma không tạo nên một profile cho màn hình, chỉ lưu trị gamma vừa cân chỉnh trong bảng tra cứu của card video - LUT (lookup table) - chứa trong Windows Registry. Bạn có thể chọn Run QuickGamma Loader at Windows Startup nếu bạn muốn tự động nạp giá trị vừa cân chỉnh mỗi khi khởi động lại Windows.

    Cân chỉnh máy ảnh

    Hai định dạng ảnh được sử dụng phổ biến với máy ảnh số (MAS) là JPEG và RAW. Để biết rõ về ưu thế của RAW, bạn có thể đọc bài "RAW - định dạng ảnh số tương lai" (TGVT A 1/2005, ID: A0501_105) và "Âm bản kỹ thuật số" (TGVT A 3/2005; ID: A0503_100).

    Dùng Camera Raw trong Adobe Photoshop

    Nhìn qua kính ngắm MAS, bạn thấy cảnh vật sặc sỡ màu sắc nhưng tập tin thô ghi ảnh chỉ là dạng thang độ xám (grayscale). Vì thế nhiệm vụ chính của bộ chuyển đổi (raw converter) là bổ sung thông tin màu cho các điểm ảnh. Ngoài tốc độ chuyển đổi nhanh, ổn định, Camera Raw của Photoshop (CS, CS2) còn có thêm khả năng nhận dạng màu vượt trội. Camera Raw không phải chỉ có 1 profile mà là 2 profile: một cho ánh sáng trời, và 1 cho ánh sáng đèn (tungsten). Vì hầu hết MAS "ứng xử" rất khác biệt giữa ánh sáng trời và ánh sáng đèn. MAS được thiết kế theo cách cố hữu là đáp ứng ánh sáng đỏ tốt hơn ánh sáng lam. Nguồn sáng đèn tungsten lại chứa bước sóng đỏ nhiều hơn lam càng khiến ảnh ám màu lam nặng hơn. Hai profile mặc định trong Camera Raw thiết kế chung cho mọi hiệu MAS nên bạn cần lập profile cho từng máy ảnh mình sở hữu.

    Trước tiên, bạn cần có bảng màu mẫu. Bạn có thể tải về bảng màu MacBeth Color Checker (Vui lòng đăng nhập để thấy link)

    Hoặc mua tại các tiệm vật tư ngành ảnh.

    1. Chụp bảng màu mẫu Color Checker bằng MAS của bạn và lưu dạng RAW.

    2. Sắp xếp 2 ảnh, có ghi trị RGB và ảnh đối chứng lên desktop.

    3. Click vào Advanced trong Camera Raw để mở các tab Lens và Calibrate

    Trước khi vào Calibrate, bạn vào Adjust để tinh chỉnh constrast, saturation cho hai ảnh nhìn tương đồng nhất. Bạn cố gắng cân chỉnh các sắc độ của 6 ô hàng dưới cùng để ô trắng, đen, thang độ xám càng chuẩn xác càng tốt.

    Các thanh chỉnh trong Adjust được chia thành 3 nhóm

    • Temperature và Tint chỉnh cân bằng trắng.

    • Exposure, Shadows, Brightness và Contrast chỉnh sắc độ (tonal control).

    • Saturation chỉnh độ no màu.

    Dù chỉ chỉnh một thành phần nhưng vẫn ảnh hưởng đến các thông số còn lại. Vì vậy, bạn sẽ phải thực hiện cân chỉnh nhiều lần, đối chiếu, so sánh...

    Thanh trượt Shadow Tint kiểm soát mức cân bằng lục-đỏ trong vùng bóng (shadows). Lần lượt từng màu (lục, lam, đỏ), bạn cân sắc độ, độ no màu cho đến khi nào ảnh vừa chụp sát với ảnh đối chiếu .

    Sau khi hoàn tất bước cân chỉnh, bạn nên lưu lại để sử dụng lần sau. Chọn Save setting subset từ menu Camera Raw, đánh dấu ô Calibration only. Các thông số này được lưu dưới dạng tập tin có đuôi .xmp, và bạn nên lưu trong thư mục Photoshop CS.Presets.Camera Raw để cấu hình này luôn hiện trong settings.

    Có thể bạn làm riêng calibrate setting cho ánh sáng ngày/flash và đèn tungsten.

    Thực hiện đúng các bước nói trên thì ở những lần sau, bạn không còn phải đánh vật với các ảnh chân dung có màu da đỏ như gấc chín, bầu trời có màu xanh lá nữa. Nếu có nhiều máy ảnh khác nhau, bạn phải cân chỉnh cho từng máy một.

    NẠP PROFILE MINILAB

    Nếu các bước trên bạn làm chủ hoàn toàn vì đó là các thiết bị của bạn thì khi bước đến Digital MiniLab, bạn cần phải hiểu thực sự cách vận hành của hệ thống, nắm rõ thông số định dạng, kích thước, cỡ in, loại giấy... và buộc phải trao đổi với nhân viên kỹ thuật.

    Sơ đồ sau của hệ thống minilab Fujifilm Frontier 355/375 đang phổ biến có thể giúp bạn hình dung dễ dàng hơn qui trình in ảnh số.

    Để đạt được sự chuẩn mực về màu sắc, chúng ta cùng giả định màn hình của bạn được cân chỉnh chính xác theo profile của máy in.

    Profile máy in là tập tin nhị phân có đuôi .icc, thường được đặt trong thư mục Windows XP: \Windows\system32\spool\drivers\color. Cài đặt profile icc cũng khá dễ dàng. Đơn giản nhất là nhấn chuột phải lên tập tin và chọn install profile. Nếu bạn chỉ thấy uninstall profile có nghĩa là máy tính đã được cài đặt profile.

    Các bước xử lý ảnh

    1. Chỉnh sửa ảnh trong không gian màu Adobe RGB hay sRGB (không phải trong profile của máy in).

    2. Tạo bản sao (duplicate), lưu bản chính để dành.

    3. Chọn bản sao vừa tạo, mở hộp thoại Proof Setup (View.Proof Setup. Custom).

    4. Chọn profile của máy in (ví dụ, Frontier350Lustre.icc) trong hộp Device to simulate.

    5. Đánh dấu ô Preview và Black Point Compensation.

    6. Bỏ chọn Preserve Color Numbers.

    7. So sánh ảnh trong Rendering Intent. Bạn nên chọn Relative Colorimetric để thu được kết quả đẹp nhất.

    8. Các tùy chọn mô phỏng Paper Color, Black Ink quan trọng nếu ảnh của bạn có nhiều chi tiết trong phần bóng (shadow detail)

    9. Xác lập cỡ ảnh in. Minilab Fujifilm Frontier hỗ trợ cỡ ảnh 300dpi, 10x15 cm, 12x18 cm, 20x25 cm, 20x30 cm (Frontier 350/370 đến khổ 25x38 cm). Thông thường, ảnh cỡ 10x15 cm cần độ phân giải 1200x1800 pixel.

    10. Bạn nên chừa khung ảnh (canvas) để không bị mất chi tiết trong quá trình cắt xén.

    11. Cuối cùng là chuyển đổi profile. Trong Photoshop CS2 Edit.Convert to profile, chọn đúng profile theo hệ thống minilab và loại giấy lụa (matte) hoặc láng (glossy).

    12. Lưu ảnh dưới dạng JPEG hay TIFF. Định dạng JPEG lưu ảnh đạt chất lượng hoàn toàn đồng nhất với dạng TIFF, và có dung lượng nhỏ nên in ra giấy nhanh hơn. Nếu chọn TIFF thì phải là RGB 8-bit, không nén, không có layer hay alpha channel.

    13. Không được nhúng profile (embed profile) khi lưu ảnh bằng cách bỏ dấu chọn ICC profile trong mục Color Setting của cửa sổ File.Save. Các máy Frontier, Noritsu, Agfa đều không hiểu profile nhúng và điều này có thể làm hỏng trình điều khiển của hệ thống in ảnh.

    14. Cuối cùng, bạn đừng quên dặn kỹ thuật viên minilab rằng "Không chỉnh sửa". Người kỹ thuật viên lành nghề còn biết cách tắt phần mềm chỉnh ảnh tự động của hệ thống minilab (ví dụ, Frontier có FDIA/Image Intelligent auto-corrections và C11 Hyper Retouch Software) để ảnh của bạn không bị tác động ngoài ý muốn nào khác.

    Đến đây có thể kết luận là để rửa ảnh tại minilab không bị thay đổi màu sắc, bạn thực sự hao tâm, tốn sức, tốn của! May mắn thay, sự ra đời của ICC profile đã cho phép người chơi ảnh tìm được màu sắc mong muốn tại minilab số bất kỳ.
     

  2. Dazzle

    Dazzle Già Làng

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    4,438
    Đã được thích:
    7,606
    MÌnh đi hai LAB hỏi icc của máy LAB họ đang dùng. Cả hai KTV đều khg hiểu đó là cái gì. Hỏi ông chủ thì được biết: Các cháu chúng nó "châm" thuốc hàng ngày nên chất lượng ảnh hoàn toàn phụ thuộc vào con mắt nhìn của thợ. Mình chỉ hiểu là: "châm thuốc" có nghĩa là dùng thuốc cũ, thêm chút ít thuốc mới để có thể in được (với mục đích tiết kiệm thuốc), nên chất lượng thuốc không được như tiêu chuẩn cần có, và cũng vì vậy icc cũng vô tác dụng. Vì vậy, thợ bấm ảnh cũng chỉ nhìn theo con mắt kinh nghiệm mà thôi.
     
    quangtruongTK thích bài này.

  3. quangtruongTK

    quangtruongTK MemVIP

    Tham gia:
    7/8/12
    Bài viết:
    1,413
    Đã được thích:
    2,290
    chính xác luôn.cái chính vẫn là ở người thợ bấm ảnh...họ phải nhìn dc màu chuẩn với máy và chỉnh dc màu ảnh đẹp..........ảnh đẹp cuối cùng vẫn là yếu tố người bấm ảnh........
     

  4. daragonvn

    daragonvn MemVIP

    Tham gia:
    19/1/11
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    868
    Giấy & thuốc bây giờ lộn xà ngầu các bác ạ nên tìm lab uy tín giá cao hơn tí mà chất lượng ảnh đẹp ok
     

  5. Dazzle

    Dazzle Già Làng

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    4,438
    Đã được thích:
    7,606
    Chỗ mình có LAB Fuji in giá thâmps 1 chút, nhưng giấy lật lưng lên trắng như tờ A4, khg có thương hiệu của giấy.
     

  6. rockphoto

    rockphoto MemVIP

    Tham gia:
    31/8/11
    Bài viết:
    1,103
    Đã được thích:
    1,385
    có nhiều yếu tố quyết định tấm hình đẹp người bấm máy cuối cùng cũng góp phần ko nhỏ. hiểu CMS là khó. ứngd ụng các frofile cho hợp lý cõ lẽ dân PTS còn phải thêm nhiều thời gian để đạt "cảnh giới". đơn gỉan là chọn lab hiểu ý mình và gắn bó còn sai ho vẫn sẵn sàng làm lại mà.
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |