Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản cho người mới vào nghề

Thảo luận trong 'Bài hướng dẫn' bắt đầu bởi nghesyngheo, 13/10/10.

  1. nghesyngheo

    nghesyngheo Già Làng

    Tham gia:
    28/7/10
    Bài viết:
    1,690
    Đã được thích:
    5,617
    Thông số chuẩn cho Newbie
    Nói về chủ đề này thì hơi cũ, mặc dầu trong diễn đàn đã có các mục tương tự này rồi hoặc ABC về chụp ảnh, nhưng theo yêu cầu của một số anh em mới tập tọe học cách chụp hình (trong đó có tôi), xin các bác cho một vài thông số chuẩn (theo kinh nghiệm) để lập thành bảng hướng dẫn cho dễ nhớ, để có được một tấm hình tốt, cụ thể như sau (đối với dòng máy DSLR):
    1. Đối với thể loại phong cảnh:
    -Thời gian đẹp nhất để chụp ảnh phong cảnh ngoài trời: ….?
    -Có nắng: Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    -Không có nắng: Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    2. Đối với thể loại chân dung:
    -Chụp ngoài trời: Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    -Chụp trong nhà (không flash): Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    -Chụp trong nhà (có flash): Khẩu độ:…..? Tốc độ:……? Và ISO:…..?
    Ngoài ra còn các thông số khác ngắn gọn càng tốt.


    Em xin có ý kiến là không có thông số chuẩn cho các trường hợp đâu, điều này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh bác tourane ạ, tuy nhiên em cũng xin góp một vài ý, hy vọng nó có ích :) . Các kỹ thuật cơ bản đã được các bác khác trình bày rất đầy đủ, em chỉ cụ thể hóa và kết hợp 1 chút kinh nghiệm để bác dễ vận dụng hơn.

    1/. Các yếu tố tạo nên 1 bức ảnh đúng sáng: "ISO", "Khẩu độ", "Tốc độ", trong 3 yếu tố này, đầu tiên bác phải cố định 1 hoặc 2 yếu tố, sau đó lấy yếu tố kia theo cho phù hợp (còn vấn đề phù hợp thế nào thì do phần đo sáng quyết định, em sẽ trình bày phần này sau), sau đây là 3 yếu tố lần lượt theo thứ tự ưu tiên:

    1.1/ ISO: nên để ISO ở 100, hoặc 200 (đối với Nikon), chỉ tăng trong những trường hợp cần thiết.

    1.2/ Tốc độ: thông thường nên để ở 1/60, 1/125
    - Tuy nhiên tốc độ đóng vai trò chủ chốt trong trường hợp chụp khung cảnh có sự chuyển động, tốc độ >1/125 khi muốn bắt dính chuyển động, tốc độ <1/60 khi muốn đối tượng nhòe để cảm nhận sự chuyển động.
    - Trong trường hợp chụp flash thì tốc độ phải < or = tốc độ ăn đèn của body.
    - Ngoài ra khi sử dụng tele thì tốc độ nên để ở > or = 1/tiêu cự (vd: tele 135mm thì chụp ở tốc độ 1/125) để tránh rung.

    1.3/ Khẩu độ: khi ISO và tốc độ cố định thì khẩu độ sẽ quyết định vấn đề đủ sáng cho ảnh bằng cách điều chỉnh khẩu độ theo đo sáng. Tuy nhiên có 1 điều cần lưu ý là: khẩu độ càng nhỏ (số lớn, vd: 8, 11, 16, 22) độ nét càng sâu, khẩu độ càng lớn (số nhỏ, vd: 1.2, 1.4, 1.8, 2, 2.8....) độ nét càng mỏng (tất nhiên là so sánh trên cùng 1 tiêu cự ống kính).

    Tóm lại: sau khi cố định ISO rồi thì việc quyết định "Tốc độ" hay "Khẩu độ" là yếu tố chủ đạo tùy thuộc vào mục đích chụp tấm ảnh đó của bác, sau khi quyết định được yếu tố chủ đạo rồi (1 vài kinh nghiệm quyết định yếu tố chủ đạo em sẽ trình bày trong phần sau) thì yếu tố kia sẽ được điều chỉnh cho đến khi ảnh đúng sáng (tăng yếu tố này 1 nấc thì phải giảm yếu tố kia 1 nấc)
    - Nếu quyết định xong rồi mà vẫn bị dư hay thiếu sáng 1 chút thì bác phải tăng hay giảm EV (Exposure Value) cho đúng sáng.
    - Nếu các giá trị trên đã cố định hết mà vẫn thiếu sáng, --> lúc này phải tăng ISO thôi :)

    Hết phần 1 :)

    Nếu phần trên giúp ích được các bác thì em xin trình bày tiếp:
    Phần 2: Một vài vấn đề khi chọn yếu tố chủ đạo ở trên.
    Phần 3: Một vài kinh nghiệm đo sáng.
    Phần 4: Một số vấn đề kỹ thuật về ảnh phong cảnh và ảnh chân dung theo các yêu cầu trên của bác tourane.


    Được sự động viên của các bác, em lại tiếp tục sự nghiệp "pót" bài trong khi chờ xem bóng đá :pc:

    2/. Phần 2: Quyết định chọn yếu tố chủ đạo, ưu tiên "Tốc độ" hay "Khẩu độ", sau khi cố định ISO thì việc cố định được yếu tố tiếp theo sẽ quyết định thông số cho thành phần cuối cùng.

    2.1/ "Tốc độ" là chính:
    Với những đề tài di động, ta phải chọn Tốc độ là yếu tố chủ đạo, chọn tốc độ phù hợp sau đó sẽ thay đổi khẩu độ thích hợp cho đúng sáng, tốc độ phù hợp là Tốc độ > or = tốc độ tối thiểu.

    2.1.1/ Sử dụng tốc độ nhanh để bắt dính đối tượng:
    * Phân loại chuyển động theo thứ tự tăng dần sử dụng tốc độ khi chụp, > or = 1/60
    - Chuyển động dọc vuông góc với máy ảnh.
    - Chuyển động thẳng đứng từ dưới lên: VĐV chắn lưới bóng chuyền, VĐV nhảy cao,...
    - Chuyển động thẳng đứng từ trên xuống: lá rụng, đồ vật rơi,...
    - Chuyển động zích zắc, di động lộn xộn: các cầu thủ, trẻ em chơi đùa,...
    - Chuyển động ngang: người, xe,... chạy ngang qua mặt.
    - Chuyển động xoay tròn: cánh quạt, chong chóng,...

    * Khoảng cách giữa ống kính và đối tượng: trong cùng 1 tốc độ chuyển động thì đối tượng càng gần ống kính thì ta càng phải sử dụng tốc độ cao và ngược lại, vd: 1 máy bay bay với tốc độ rất nhanh nhưng ở xa thì ta chỉ thấy nó di động rất chậm (1/60 là được), nhưng 1 người chạy bộ ở ngay trước mặt thì ta thấy nhanh (tốc độ > or = 1/250 mới được).

    * Hướng chuyển động của đối tượng: lấy ví dụ 1 đối tượng chuyển động với cùng tốc độ nhưng theo các phương khác nhau thì tốc độ chụp lần lượt tăng.
    - Đối tượng di chuyển vào hoặc ra theo phương vuông góc với khung hình: 1/125
    - Đối tượng di chuyển chéo góc với khung hình: 1/250
    - Đối tượng di chuyển ngang qua khung hình: 1/500

    Một số thông số cơ bản, chỉ mang tính tương tương đối:

    [​IMG]
    2.1.2/ Sử dụng tốc độ chậm để tạo chuyển động cho ảnh: trong 1 số trường hợp ta lại cần sử dụng tốc độ chậm để thấy được sự nhòe ảnh, tạo cho ảnh mang tính động, vd:
    - Thác nước: < or = 1/60
    - Dòng suối róc rách: < or = 1/30
    - Vòi phun nước: < or = 1/30
    - Chuyển động của tay chân: 1/30

    2.1.3/ Sử dụng tốc độ B để chụp khung cảnh đường phố ban đêm (phần pháo hoa đã có topic thảo luận rồi), em chỉ có vài kinh nghiệm nhỏ:
    - Khép khẩu độ nhỏ nhất mà ống kính cho phép.
    - Tránh đặt máy dọc theo trục đường phố.
    - Luôn đặt máy ở vị trí cao hơn tầm nhìn thông thường.

    2.2/ "Khẩu độ" là chính:
    Trong trường hợp ta có những yêu cầu đặc biệt về độ nét của ảnh thì ta phải chọn Khẩu độ là yếu tố ưu tiên, chủ đạo, vd:
    - Ảnh phong cảnh, công trình kiến trúc,... cần độ nét sâu, chi tiết thì ta phải khép khẩu nhỏ: < or = f8.
    - Ảnh chân dung, tĩnh vật,... cần độ nét mỏng để nổi bật chủ đề, xóa phông thì phải để khẩu lớn: > or = f5.6
    (Tất nhiên điều này chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào tiêu cự của ống kính, wide, normal, tele: DOF giảm dần theo thứ tự)

    Tóm lại: việc xác định yếu tố chủ đạo tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của bức ảnh, trong trường hợp đã cố định Tốc độ nhưng khẩu độ lại không cho độ nét sâu như mong muốn --> phải tăng ISO để khép thêm khẩu, 1 nấc tương ứng với 1 khẩu (các bác xài DSLR sướng thiệt :lol: )

    3/. Phần 3: Một vài kinh nghiệm đo sáng:

    3.1/ Đo sáng với body điện tử: 3 chế độ đo sáng (đặc điểm của từng loại các bác xem bài viết của bác Atkinson)

    - Matrix metering/ Evaluative: nên sử dụng trong các cảnh trung, cảnh toàn, chụp phong cảnh thông thường, kiểu đo sáng này dễ sử dụng nhất.

    - Center-weight metering: sử dụng trong các trường hợp chụp chân dung hoặc các cảnh có đối tượng trung bình (đo sáng vào đối tượng)

    - Spot metering/ Partial: sử dụng trong những trường hợp cần độ chính xác cao ở vị trí nhất định, kiểu đo sáng này khó sử dụng nhất, đây là 1 công cụ rất mạnh nhưng cũng là con dao 2 lưỡi vì sẽ gây ra sự lệch sáng lớn giữa các thành phần trong ảnh (nếu sự phản quang giữa các đối tượng đồng đều thì ta đã dùng Matrix), khi sử dụng chế độ này ta cần điều chỉnh khẩu độ tùy thuộc vào sự chênh lệch giữa chủ đề và bối cảnh xung quanh (điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm phân tích bối cảnh sau 1 số lần chụp, các bác xài D-SLR thì quá sướng :lol: chụp xong rút kinh nghiệm ngay).

    Mẹo:
    - Trong trường hợp chủ đề gồm 2 đối tượng (hoặc giữa chủ đề và bối cảnh) có sự phản quang chênh lệch quá lớn (vd: trắng và đen) ta có thể sử dụng Spot metering đo từng đối tượng và chia trung bình. Nếu đối tượng chiếm tỉ lệ nhỏ trong toàn bộ bối cảnh thì ta phải ưu tiên đo sáng theo bối cảnh.

    - Trong trường hợp chụp đối tượng ngược sáng: Center-weight metering là lựa chọn khả thi nhất.

    -Chụp silhouet: sử dụng Center-weight hoặc Spot metering đo vào vùng sáng mạnh của bối cảnh sau chủ đề, nếu độ sáng của bối cảnh không đủ mạnh (độ chênh sáng giữa chủ đề và bối cảnh không lớn) ta cần đóng thêm ½ hoặc 1 khẩu độ.

    - Trong trường hợp chụp khung cảnh mà đối tượng chiếm tỉ lệ trung bình trong bối cảnh ta vẫn có thể sử dụng Matrix metering và cộng hay trừ khẩu độ (hoặc +/- EV) để ảnh có độ sáng phù hợp, cách này sử dụng thuận tiện hơn Center-weight (sử dụng tố trong trường hợp dùng body cơ) nhưng cần chút kinh nghiệm quan sát (1 thủ thuật nhỏ khi quan sát đối tượng ta nên nheo mắt lại thì sự cảm nhận tương quan sáng tối tốt hơn)

    3.2/ Đo sáng với body cơ:
    Các body cơ đời cũ không có các chức năng đo sáng thông minh như ở trên nhưng ta cũng có thể ứng dụng để có được kết quả tương tự (tuy không chính xác bằng) bằng cách đưa máy lại gần đối tượng cần đo sáng, lúc đó ta sẽ có kết quả tương đương Center-weight và Spot metering (hì hì… hơi vất vả tí nhưng kết quả cũng khả quan trong điều kiện eo hẹp)

    1: quan sát máy sẽ thấy nút AE-L/AF-L
    2: setup máy trong menu custom setting:
    AE lock:eek:n; bật cái này lên để máy khóa phơi sáng
    chọn kiểu khóa phơi sáng: AE lock hold; sau khi chỉnh cái này bạn chỉ cần chĩa điểm lấy nét giữa vào chỗ cần đo sáng rồi nhấn nút AE-L sau đó thả ra, phải chỉnh cái này vì mặc định của máy là nhấn cả nut AE-L và nhấn nửa nút chụp cùng lúc mới khóa phơi sáng được kiểu này thì khó thực hiện hơn.
    3: chọn kiểu đo sáng là trọng tâm hoặc đo điểm (spot) thì mới thấy hiệu quả rõ rệt
    4: ứng dụng trong các chế độ chụp AV, P, S:
    VD: chụp cô dâu mặc áo trắng nhưng mặt hơi đen
    B1: chĩa máy vào áo cô dâu hoặc chỗ nào sáng nhất cần chụp (trừ bầu trời) nhấn nút EA-L rồi thả ra lúc này đèn báo EL trên máy sáng
    B2: chĩa máy vào mắt CD nhấn nửa nút chụp để lấy nét sau đó giữ nguyên nút chụp bố cục lại và bắn.
    như vậy mặt CD sẽ hơi tối (tùy vào độ đen của mặt CD), nhưng ko sao về dùng PTS kéo lên còn hơn là áo cháy. Hoặc dùng đèn đánh nhẹ vào mặt mẫu
    5: Ứng dụng trong chế độ M
    VD: bạn đã chọn được khẩu, chĩa máy vào áo CD, nhìn vào khung ngắm bạn sẽ thấy 1 thước đo sáng, nếu thước đo sáng hướng về bên phải là hình thiếu sáng, bạn phải lăn bánh xe tốc về bên trái (vừa nhìn vừa lăn, chính cái bánh xe tiện lợi này của Ni giúp chỉnh độ phơi sáng nhanh nên em chọn Ni cho dù trước đây em đang mê Ca) mục đính là lăn bánh xe tốc cho đến khi thước đo sáng hiển thị ở giữa mức 0 là OK. Như vậy bạn đã khóa phơi sáng theo áo CD rồi đấy!
    chúc các bạn thành công và nghiên cứu ra nhìu chức năng hữu dụng và thực tế để chia sẻ cho mọi người.
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |