Hướng dẫn kỹ thuật cầm máy!

Thảo luận trong 'Nhiếp ảnh cơ bản' bắt đầu bởi Studiophale, 20/2/11.

  1. Studiophale

    Studiophale Điều hành viên cũ

    Tham gia:
    17/12/10
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    1,653
    Để chụp được một bức ảnh đẹp về mặt kỹ thuật thì có 3 yếu tố quyết định: Body, Chất lượng ống kính, và Khả năng giữ máy ít rung đến không bị rung khi chụp. Máy và ống kính được ta đầu tư tìm hiểu rất nhiều và nhiều khi bỏ tiền bạc ngàn lựa chọn những cái thuộc hàng cao nhất. Còn yếu tố thứ 3 là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, khó khống chế nhất và là yếu tố duy nhất chịu tác động trực tiếp của người chụp lại rất ít được nhiều người quan tâm đầu tư, cả về thiết bị lẫn kiến thức, có lẽ vì nó không trực tiếp tham gia vô qui trình sản xuất ra ảnh như body và ống kính chăng? khiến người ta dễ dàng quên đi vai trò của nó dù rất quan trọng


    -Mặc dù chụp tay, nhưng hãy tìm kiếm các điểm tựa có sẵn: tường, hàng rào, ghế...nếu có thể chụp ở tư thế ngồi vững hơn tư thế đứng, khi đứng nếu có thể dựa vô tường, cây... sẽ giúp ổn định hơn. Nếu không có các điểm tựa thì đành chấp nhận [​IMG] , bây giờ thì kĩ thuật handholding sẽ giúp đỡ chúng ta ít nhiều:

    -Tay trái ngửa lên tạo thành một cái "nôi" đỡ máy, ống kính chỗ tiếp xúc body đặt giữa ngón cái và ngón trỏ. Do tay người chụp kích thước khác nhau, thói quen khác nhau và chiều dài ống kính khác nhau nên các bác thử nghiệm và tìm cho mình một cách cầm thoải mái nhất, quan trọng là trọng tâm của máy đặt trên lòng bàn tay, theo kinh nhiệm bản thân thì ở tư thế mà các cơ trên lòng bàn tay trái đều thả lỏng ra cho kết quả tốt nhất. Tay phải nắm lấy "grip" của body như bình thường.

    [​IMG]

    -Hai khuỷu tay kẹp 2 bên sườn tạo thành 2 điềm tựa, không cần ép thật mạnh đến nỗi nín thở, chỉ cần tựa chắn chắn nhưng thoải mái.

    [​IMG]

    -Ghì chặt phần cao su quanh ống ngắm vô gờ mắt trên trán tạo thành một điểm tựa thứ 3, ghì chặt nhưng luôn luôn ở tư thế thoải mái nhất.

    [​IMG]

    Đếy đây thì máy gắn liền với nửa thân trên người chụp thành một khối nhờ có 3 điềm tựa, vấn đề còn lại là phải đứng thật vững, độ rung bây giờ chỉ còn do người bị đổ tới lui do cơ chân và rung do nhịp thở

    -Khi đứng thì chân rộng bằng vai, một chân hơi lùi về phía sau một chút (thường chân phải), trọng lượng thả đều 2 chân, thường tư thế này ít bị ngã tới ngã lui nhất so với đứng ngang hai chân vuông góc với hướng ống kính (kinh nghiệm bản thân).

    [​IMG]

    -Khi chụp, để khống chế độ rung do nhịp thở thì ta dùng kĩ thuật của sniper (tôi chưa từng làm sniper bao giờ nên cũng không biết có thật như vậy không), nhưng có 2 ý kiến khác nhau: Một là ta hít sâu vô rồi thở ra từ từ, ta bấm máy ở thời điểm ĐANG thở ra (đã thở ra được một nửa vì ở vị trí này cơ lồng ngực ít bị căng nhất và thoải mái ít bị rung). Ý kiến thứ 2 là khi đã thở ra một nửa rồi, ta tạm ngưng thở một chút rồi bấm máy.

    -Bây giờ đến kĩ thuật bấm máy, cũng có 2 ý kiến khác nhau nhưng cả 2 đều chống lại việc mà phần đông chúng ta hay làm là dùng đầu ngón tay "chọt" vô nút bấm. Ý kiến 1 là dùng kĩ thuật "VÊ" ngón tay (rolling), thú thật với các bác là tôi mất cả tiếng đồng hồ để lăn ngón tay tới lăn lui, lăn qua lăn lại mà không tìm ra thế nào là rolling cả, vì vậy có bác nào biết xin tả lại chi tiết cho tôi và các bác khác biết với, còn kĩ thuật thứ 2 là "ÉP" ngón tay (squeezing), cái này thì đơn giản hơn. Ta đặt ngón tay lên nút bấm sao cho phần móng song song với mặt phẳng của nút bấm, ngón tay ép đều lên mặt vát của body chổ dành cho ngón tay, bụng ngón tay chỗ vân tay ép lên mặt nút. Khi bấm ta "ép" đều xuống nút (ta đã ép nhẹ để khóa focus và exposion từ trước, canh nhip thở và ép sâu xuống để chụp)

    Bây giờ thì chụp portrait, nếu ta quay "grip" và nút bấm lên phía trên như phần đông vẫn làm thì khuỷu tay phải không còn ép vô sườn được nữa làm ta mất đi một điểm tựa, và cánh tay phải dạng ra có khuynh hướng ghì xuống làm xoay máy. Một phương pháp khuyên dùng là ta hãy quay phần "grip" và nút bấm xuống đất để tay phải vẫn tựa được vô sườn, cách nắm máy bây giờ hơi đổi chút nhưng ta có thể tìm chọn một vị trí nắm thoải mái.

    Sau khi biết nguyên tắc rồi thì phải luyện tập thường xuyên, ở các trường nhiếp ảnh nước ngoài thì luyện tập handholding là bắt buộc trong phần cơ bản. Các sniper phải khổ luyện thế nào thì ta cũng phải khổ luyện thế ấy. Họ khuyên phải luyện mọi lúc mọi nơi, lúc ăn lúc ngủ, lúc ngồi cầu tiêu.. :lol: , cho đến khi nó trở thành một phản xạ tự nhiên. Có tay khổ luyện đến mức nói có thể canh chụp được giữa 2 nhịp đập của tim (không biết thật không nữa hay nói đùa). Nói vậy chứ tôi cũng chỉ mới tập được một buổi tối, mới đầu thì chụp thiệt để so sánh, nhưng nghĩ lại tuổi thọ một cái màng trập chỉ được 100 000 lần thấy cũng đứt ruột, nên tắt máy để tập không, tuy ít hứng thú hơn nhưng cũng có cảm giác. Kết quả khi chụp thật những lô hình mới thì thấy tiến bộ rất nhiều, ảnh sắc nét hơn mà cũng ít bị hư hơn, lật lại những tấm hình cũ hồi trước cảm thấy đẹp thì giờ mới biết mình lúc trước chưa khai thác hết tiềm năng của máy và ống kính, vì vậy tôi mới mạnh dạn viết bài này, hy vọng nó hữu ích cho một số người, chúc các bác tập luyện thật tốt. Các bác có kinh nghiệm xin góp ý thêm để giúp cộng đồng ngày càng chụp nhiều hình đẹp.
    Thân
    nguồn vnphoto.net
     

  2. phat0645

    phat0645 New Member

    Tham gia:
    19/1/11
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    9
    thank bác nhìu. bài hay lắm
     

  3. trangnhibs

    trangnhibs Già Làng

    Tham gia:
    19/8/10
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    460
    có 1 cách tập nữa mình cũng thấy rất hay đó là thay body + ống kính = 1 cục gạch, khi nào mỏi ta chỉ việc thả viên gạch rơi xuống chân để học luôn cảm giác khi máy bị rớt :D
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |