Đo sáng và bù sáng nơi máy ảnh số

Thảo luận trong 'Nhiếp ảnh cơ bản' bắt đầu bởi Poli™, 26/11/10.

  1. Poli™

    Poli™ Già Làng

    Tham gia:
    26/8/10
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2,324
    Trong máy ảnh số hiện đại, chức năng đo sáng, bù sángcó mối tương quanra sao với trị số thời chụp?

    Đo sáng (Metering)

    Hệ thống đo sáng trong máy ảnh số dựa trên các giá trị khẩu độ, tốc độ, ISO để tính toán độ sáng tối của một bức ảnh khi chụp, giúp người chụp có thể hình dung được bức ảnh sẽ ra sao để tinh chỉnh lại, sao cho bức ảnh đủ sáng và đẹp nhất.
    Nhờ công nghệ ngày càng hiện đại, các chế độ đo sáng ngày càng hoạt động chính xác hơn. Các máy ảnh số hiện đại có nhiều điểm do sáng hơn các máy trước đây. Tuy các chế độ đo sáng phụ thuộc nhiều vào máy ảnh và thương hiệu nhưng, về cơ bản, chỉ có ba phương pháp đo sáng chính sau đây:
    -Matrix metering: Đo sáng trên tổng thể bề mặt ảnh, sau đó lấy trị số trung bình.
    -Center metering:Đo sáng ở trung tâm ảnh.
    -Spot metering: Đo sáng tại điểm lấy nét.
    [​IMG]
    Giá trị lộ sáng (Exposure Value)
    Ở bất kỳ chế độ đo sáng nào, máy ảnh cũng sẽ báo cho người chụp giá trị lộ sáng (Exposure Value, viết tắt là EV).
    EV - giá trị lộ sáng là đại lượng nói về điều kiện ánh sáng (lighting conditions) máy ảnh đang xác lập dựa trên kết quả "bù trừ" của "cặp" tốc độ màn chập và khẩu độ.
    EV sẽ tiếp tục thay đổi khi thay đổi giá trị của độ nhạy sáng ISO.
    - EV= 0, nghĩa là không âm không dương, điều kiện ánh sáng đủ.
    - EV có giá trị âm: điều kiện ánh sáng thiếu.
    - EV có giá trị dương: điều kiện ánh sáng dư.

    Bù trừ sáng (+/-)
    Với giá trị EV, bạn có thể “nói” với máy ảnh mức sáng mà bạn muốn có, máy sẽ "hiểu" bạn muốn tăng hay giảm bớt độ sáng cho ảnh, tùy theo mục đích hay đối tượng chụp. Hiểu một cách đơn giản, tính năng EV sẽ tăng hay giảm sáng cho một bức ảnh, gọi là bù trừ sáng.
    Bạn có thể sử dụng chức năng bù trừ sáng trong các chế độ chụp P (Programed auto), S hay Tv (ưu tiên tốc độ), hay A (ưu tiên khẩu độ).

    Trong chế độ chụp P, máy ảnh tự cân chỉnh ánh sáng theo thiết lập của bạn bằng cách thay đổi các giá trị tốc độ, khẩu độ.

    Trong chế độ S hay Tv, bạn có thể cố định tốc độ, khẩu độ sẽ thay đổi, trong khi khẩu độ sẽ không đổi trong chế độ chụp A, máy sẽ tự điều chỉnh tốc độ chụp phù hợp.
    [​IMG]
    Nút +/- EV
    Lưu ý: Không thể sử dụng chức năng bù sáng trong chế độ chụp tay M (Manual), do các thông số khẩu độ và tốc độ đã bị bạn kiểm soát.
    Thiết lập chức năng bù sáng bằng nút +/- có trên máy. Chức năng bù sáng khác nhau ở mỗi máy thường là +/-2, mỗi mức tăng giảm là 1/3 giá trị, hay còn gọi +/-1/3 stop.

    EV= +/-2 có dãy giá trị phơi sáng -2.0, -1.7, -1.3, -1.0, -0.7, -0.3, 0.0, +0.3, +0.7, +1.0, +1.3, +1.7, +2.
    [​IMG]
    Minh họa giá trị EV
    Các lý do nên dùng chức năng bù trừ sáng
    Chức năng đo sáng trên máy ảnh không phải lúc nào cũng hoạt động chính xác, và các bức ảnh thu được luôn có độ sáng trung bình. Điều này tạo ra một vấn đề với các vùng sáng tương phản cao, như khu vực tuyết trắng xóa, hay phông chủ để màu đen tương phản với nền trắng, hay chụp ngược sáng, chụp bầu trời. Các bức ảnh sẽ có tông xám không nổi bật, hay chi tiết vùng tối và sáng không rõ. Với các trường hợp ấy, bạn cần sử dụng tính năng bù sáng.
    Vui lòng đăng nhập để thấy link
    Vui lòng đăng nhập để thấy link
    Khi chụp tuyết, nếu không tăng EV, ảnh của bạn sẽ không thể hiện được
    màu trắng của tuyết. Hình trái có 0 EV chuẩn, hình phải +0,7 EV
    Ngoài ra, còn có các lý do khác như:

    -Máy ảnh bị lỗi, đo sáng không chính xác, luôn dư hay thiếu sáng. Với lỗi này, bạn có thể giải quyết bằng chức năng bù sáng.
    - Khi chụp các đối tượng chuyển động nhanh, hay lúc sử dụng ống kính tele, bạn cần thêm tốc độ màn trập để tránh rung tay:sử dụng chế độ chụp A để cố định khẩu độ, sau đó hạ bớt EV xuống.
    - Chủ thể sáng hơn so với hậu cảnh: cũng nên giảm EV xuống.
    -Chụp bầu trời: khi chụp bầu trời quá sáng, bạn nên sử dụng kính lọc UV để các chi tiết vùng sáng trên trời (như mây) rõ hơn, nếu không có kính lọc UV thì có thể hạ EV xuống để bầu trời có nhiều chi tiết hơn.
    -Chụp ngược sáng: nên tăng EV để làm rõ các vùng tối, hay giảm EV để làm tối hẳn vùng tối, tạo điểm nhấn cho ảnh (chụp hoàng hôn, hay bình minh).
    -Chụp các bức ảnh có trị số lộ sáng khác nhau để tạo ảnh HDR.

    Một số gợi ý về thông số bù sáng EV
    - Chụp với ánh sáng mặt trời: - 0,3, hay -0,7 EV
    - Chụp khi có nguồn sáng mạnh phía sau chủ thể: 0,7, hay 1 EV
    - Chụp bầu trời quá sáng, muốn hiện rõ chi tiết và mầu xanh của nền trời: -2 EV
    - Chụp tuyết, bãi biển, mặt nước tương phản: -0,7 đến -1 EV
    - Chụp cận cảnh hoa trắng hay vàng rực: -0,3 đến -1 EV
    - Chụp ánh đèn ảnh đêm: 0 đến +2EV
    - Chụp đối tượng có màu quá tối hay có màu đen: 0,7 đến 1,3 EV
    [​IMG]
    [​IMG]
    POLI
    (Tổng hợp)
     
    Last edited by a moderator: 26/11/10

  2. nistever

    nistever Banned

    Tham gia:
    14/10/10
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    140
    :bzRất bổ ích,cảm ơn bác nhiều.
     

  3. kimdinhphoto

    kimdinhphoto Già Làng

    Tham gia:
    23/8/10
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    3,105
    mở mắt dc rồi mấy bác nhá :D :D :D
     
    lanvpc thích bài này.

  4. minhtinh2011

    minhtinh2011 MemVIP

    Tham gia:
    13/11/11
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    215
    Cảm ơn banc vì lòng nhiêth tình chia xẻ cho anh em. Chúc bác có nhiều TUT hay, và chúc bac Một Mùa Giáng Sinh vui vẻ và năm mới Bình an.
     

In ảnh màu tại Thái Nguyên | chụp ảnh thẻ Thái Nguyên |